3. Nhóm câu hỏi phỏng vấn đánh giá sự thích nghi với môi trường làm việc của bạn.
Câu 16: Bạn thích làm việc độc lập hay làm việc theo nhóm?
Đây là câu hỏi phỏng vấn thường gặp mà nhà tuyển dụng sử dụng để hiểu về tính cách, phong cách làm việc của ứng viên, cũng như khả năng thích ứng trong môi trường làm việc cụ thể. Nhà tuyển dụng muốn tìm hiểu liệu ứng viên ưu tiên làm việc độc lập hay làm việc trong nhóm.
Ứng viên cần phải chọn một lựa chọn rõ ràng giữa làm việc độc lập và làm việc trong nhóm. Tuy nhiên, thay vì chỉ nêu một lựa chọn, ứng viên nên thể hiện sự linh hoạt và sẵn sàng thích ứng với môi trường làm việc cụ thể.
Câu 17: Bạn sẵn lòng di chuyển, làm việc ở các văn phòng khác nhau không?
Câu hỏi này nhằm mục đích đánh giá khả năng linh hoạt, sẵn lòng thích ứng của ứng viên với môi trường làm việc đa dạng. Từ đó, nhà tuyển dụng có thể đánh giá ứng viên có sẵn lòng di chuyển, làm việc ở các văn phòng khác nhau nếu cần thiết hay không, đặc biệt khi công ty có nhiều chi nhánh.
Khi trả lời câu hỏi này, ứng viên nên thể hiện sự sẵn lòng trong việc di chuyển và làm việc ở các văn phòng khác nhau. Hãy nhấn mạnh rằng bạn coi việc làm việc ở nhiều địa điểm là cơ hội để trải nghiệm, học hỏi, đồng thời cũng giúp bạn xây dựng mạng lưới chuyên nghiệp rộng hơn.
Câu 18: Bạn hay bị stress hay áp lực trong những trường hợp nào? Cách bạn vượt qua nó là gì?
Mục đích của câu hỏi phỏng vấn này là để nhà tuyển dụng đánh giá khả năng quản lý stress, tình huống của ứng viên, từ đó đảm bảo họ có thể làm việc hiệu quả trong môi trường công việc đòi hỏi tính linh hoạt và sẵn sàng đối mặt với áp lực.
Để trả lời câu hỏi này, bạn cần chia sẻ những trường hợp cụ thể mà bạn đã gặp phải stress hoặc áp lực trong quá khứ, và sau đó nhấn mạnh cách bạn vượt qua tình huống đó một cách tích cực. Đồng thời, hãy đảm bảo rằng bạn thể hiện sự tự tin và kiểm soát trong việc đối diện với áp lực.
4. Nhóm câu hỏi phỏng vấn đánh giá sự phù hợp với công ty.
Câu 19: Bạn mong đợi điều gì ở vị trí mới/ môi trường mới?
Câu hỏi này, bạn có thể trả lời về những mong muốn mà bạn muốn đạt được khi làm việc ở công ty mới. Chẳng hạn như được làm việc với những đồng nghiệp tài năng, người sếp tài giỏi. Để có thể học hỏi được cách làm việc chuyên nghiệp của họ.
Câu 20: Bạn mong muốn mức lương bao nhiêu?
Nhiều người ngại ngùng khi nói về mức lương mong muốn, nhưng thật ra bạn cần phải trao đổi rõ về mức lương. Điều này sẽ tránh việc có mâu thuẫn về vấn đề trả lương cao hay thấp hơn với năng suất làm việc. Tuy nhiên cần đưa ra mức lương phù hợp với vị trí mà bạn đang ứng tuyển nhé.
Câu 21: Tại sao bạn muốn làm việc tại công ty chúng tôi?
Nhà tuyển dụng muốn biết lý do bạn muốn làm việc ở đây là gì, bạn có thực sự đã tìm hiểu rõ về công ty hay chưa. Với câu hỏi này bạn hãy thể hiện mình đã tìm hiểu rất kỹ về công ty. Cũng như là biết công ty có môi trường làm việc tốt, để bạn có thể trau dồi bản thân hơn.
Câu 22: Bạn sẽ hợp tác với chúng tôi bao lâu?
Nếu gặp câu hỏi này, thì đừng đưa ra một con số cụ thể. Điều này sẽ làm nhà tuyển dụng nghĩ bạn không muốn làm việc lâu dài với họ. Bạn chỉ nên thể hiện rằng bạn sẽ làm việc lâu dài với công ty, nếu như họ hài lòng với những gì mà bạn làm được.
Câu 23: Loại môi trường làm việc nào giúp bạn thúc đẩy năng suất làm việc của bạn nhiều nhất? Tại sao?
Nhà tuyển dụng muốn xem bạn phù hợp với môi trường làm việc như thế nào. Và với môi trường làm việc của họ thì bạn có phù hợp hay không. Bạn có thể trả lời “Tôi thích làm trong một môi trường làm việc năng động, điều này giúp tôi có thể tự do sáng tạo hơn trong công việc”.
Câu 24: Bạn mong muốn hoặc kỳ vọng điều gì nhất khi đến với công ty chúng tôi?
Nhà tuyển dụng đưa ra câu hỏi này có hai lý do:
- Thứ nhất: Thực hiện sàng lọc ứng viên. Số lượng tuyển dụng thường không nhiều trong khi số lượng ứng tuyển là quá đông, đặc biệt tại các tập đoàn, công ty lớn. Vì vậy, khi ứng viên trả lời câu hỏi và nhà tuyển dụng thấy được rằng ứng viên không phù hợp về mục tiêu, định hướng với doanh nghiệp, họ sẽ loại bớt.
- Thứ hai: Lý do thứ hai đó chính là thực hiện nắm bắt mong muốn, tham vọng hay kỳ vọng của ứng viên đối với vị trí và môi trường mới. Thực tế cho thấy ứng viên có tham vọng càng cao, ví dụ như sự thăng tiến trong công việc, tham vọng đến bộ phận quản lý, thường có năng lực, sự tự tin và nỗ lực nhiều hơn các ứng viên chỉ dừng lại ở việc học hỏi kinh nghiệm, khám phá môi trường mới. Những ứng viên tham vọng cao cũng thường có độ cam kết gắn bó với công ty cao hơn so với những người kia.
Câu 25: Công việc có tính chất làm việc xoay ca, bạn sẽ cảm thấy thế nào và làm gì?
Nhà tuyển dụng muốn biết khả năng thích ứng về tính chất công việc của bạn như thế nào. Với câu hỏi này bạn nên chia sẻ là khi bạn ứng tuyển vị trí này của công ty, bạn đã tìm hiểu rất kỹ về thời gian làm việc cũng như tính chất công việc nên bạn hoàn toàn có thể đáp ứng được thời gian làm việc theo ca.
Câu 26: Ở công ty điều gì khiến bạn quan tâm và quyết định muốn ứng tuyển vào vị trí này?
Nhà tuyển dụng muốn biết trước khi tham gia phỏng vấn bạn đã tìm hiểu về công ty chưa, đã chuẩn bị được những gì và sẵn sàng làm việc ngay khi trúng tuyển không. Họ muốn biết độ phù hợp của bạn với vị trí tuyển dụng. Và muốn biết mục tiêu và định hướng sắp tới của bạn, và cân nhắc xem liệu nó có thật sự phù hợp với chiến lược phát triển sắp tới của công ty hay không.
Nhà tuyển dụng sẽ lựa chọn một ứng viên có thể gắn bó trong thời gian dài với công ty, thay vì những người có mục tiêu ngắn hạn.
Trường hợp này bạn nên liệt kê một số điểm nổi bật của công ty bạn đã tìm hiểu mà bạn thấy đó chính là nơi bạn có thể phát triển bản thân. Đưa ra sự quyết đoán khi lựa chọn vị trí này của công ty họ. Đưa ra các con số thể hiện về thành tích mà bạn đã đặt được đó. Đưa ra mục tiêu, định hướng ngắn hạn và dài hạn thể hiện sự gắn bó.
Câu 27: Định hướng nghề nghiệp của bạn trong 1 năm/ 3 năm tới sẽ như thế nào?
Nhà tuyển dụng muốn biết bạn có phải là một người làm việc có mục tiêu rõ ràng hay không. Bạn có thể trả lời trong 3 năm tới, bạn muốn trở thành trưởng phòng kinh doanh. Và hãy thể hiện kế hoạch rõ ràng, để đạt được điều đó bạn sẽ nỗ lực không ngừng.
5. Nhóm câu hỏi phỏng vấn đánh giá quá trình nhảy việc của ứng viên.
Câu 28: Lý do gì khiến bạn rời bỏ công việc cũ?
Đây là một trong các câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn và có thể gây khó khăn cho bạn. Vì vậy, hãy đưa ra câu trả lời mà không ảnh hưởng gì đến kết quả phỏng vấn. Câu hỏi này nhà tuyển dụng muốn biết nhiều hơn lý do vì sao bạn rời bỏ công việc cũ và lựa chọn công ty họ.
Một điều bạn cần lưu ý khi trả lời các câu hỏi về công ty cũ là không được nói xấu về họ. Bạn nên thích theo cách tích cực nhất. Ví dụ: “Công ty cũ là một môi trường làm việc khá ổn định, nhưng tôi lại luôn mong muốn có sự đổi mới và thử thách bản thân. Tôi luôn muốn đạt được những mục tiêu cao hơn về sự nghiệp cũng như tài chính và tôi nghĩ công ty của bạn chính là nơi giúp phát huy hết năng lực của mình”.
Câu 29: Vì sao bạn thấy mình phù hợp với công ty chúng tôi?
Câu hỏi này nhà tuyển dụng muốn biết ưu điểm, khả năng vượt trội và độ phù hợp của bạn với vị trí bạn ứng tuyển. Bạn nên đưa ra ví dụ dẫn chứng cụ thể, sự trải nghiệm thực tế qua sản phẩm của công ty họ.
Ví dụ: “Tôi đã sử dụng sản phẩm của công ty bạn trong nhiều năm và luôn ấn tượng với sự đổi mới và phát triển qua thời gian. Tôi cũng đánh giá cao sự cống hiến của công ty cho giáo dục, hay cung cấp cho khách hàng các bản miễn phí để tìm hiểu cách sử dụng sản phẩm của một cách hiệu quả. Tôi rất muốn trở thành một phần của nhóm phát triển và sử dụng các kỹ năng của mình để tiếp tục giúp cho công việc của doanh nghiệp có được bước đột phá hơn trong tương lai”.
Câu 30: Bạn mong đợi điều gì ở công việc mới?
Qua câu hỏi này, nhà tuyển dụng mong muốn được nhìn thấy những kỳ vọng từ ứng viên đối với công ty, tìm hiểu tham vọng mà mục tiêu nghề nghiệp trong ngắn hạn của họ khi có cơ hội nhận được vị trí đang ứng tuyển. Chính vì vậy, việc chuẩn bị để có một câu trả lời chất lượng dành cho câu hỏi này là việc rất cần thiết. Ví dụ: "Ứng tuyển vào Quý công ty, tôi đặt ra nhiều kỳ vọng cho bản thân, cả về kỹ năng chuyên môn lẫn lối sống và tác phong làm việc. Là một người luôn cầu tiến, tôi mong muốn được cống hiến, lắng nghe và học hỏi từ những lãnh đạo xuất sắc và đội ngũ nhân viên nhiệt huyết của công ty. Ngoài ra, tôi cũng muốn có cơ hội được tham gia vào nhiều dự án khác nhau với các team liên quan để thúc đẩy sự phát triển của bản thân ngoài chuyên môn chính".