Dầu ăn là nguyên liệu có trong hầu hết gian bếp của nhiều gia đình. Tuy nhiên với những người đang giảm cân thì dầu ăn bao nhiêu calo rất được quan tâm. Để biết thêm về vấn đề này, mời bạn theo dõi bài viết về lượng calo trong dầu ăn của FITI nhé!
Trong dầu ăn bao nhiêu calo
1 thìa dầu ăn bao nhiêu calo?
Theo chia sẻ của các chuyên gia dinh dưỡng, dầu ăn làm từ các nguyên liệu khác nhau cũng có hàm lượng calo khác nhau. Theo phương pháp tính calo, trung bình 1 thìa dầu ăn có khoảng 40 calo. Lượng dầu ăn này tương đương với 50% lượng calo của 100g khoai lang.
100ml dầu ăn bao nhiêu calo?
Dầu ăn thường được sản xuất từ dầu thực vật như dầu đậu nành, dầu hướng dương, dầu ô liu, dầu dừa, Dầu ăn được dùng để chế biến nhiều món ăn như món chiên, xào,…Dầu ăn được sử dụng vô cùng rộng rãi nhưng không phải ai cũng biết 100g dầu ăn bao nhiêu calo? Theo các nghiên cứu, ước tính 100ml dầu ăn sẽ dự trữ 800 calo. Lượng calo này gần bằng với lượng calo của một thực đơn giảm cân 1.000 calo mỗi ngày.
100g dầu ăn có bao nhiêu calo?
Theo nghiên cứu của Bộ Nông nghiệp Hoa Kì ước tính 100g dầu ăn có chứa khoảng 884 calo. Các loại dầu ăn khác nhau có nguyên liệu tạo thành khác nhau sẽ có hàm lượng calo khác nhau.
1 thìa dầu ăn bao nhiêu calo?
Dầu ăn là sản phẩm chuyên dùng để chiên rán thực phẩm. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại dầu ăn như dầu oliu, dầu bơ, dầu hạt cải, dầu lạc, dầu dừa, dầu đậu nành,…Mỗi loại dầu được chiết xuất từ nguyên liệu khác nhau, thành phần khác nhau, năng lượng và hương vị khác nhau nên lượng calo cũng khác nhau. Để trả lời cho câu hỏi dầu ăn bao nhiêu calo, cùng FITI tìm hiểu dưới đây nhé!
Dầu mè (dầu vừng) bao nhiêu calo?
1 thìa dầu mè ước tính khoảng 120 calo. Tuy chứa nhiều calo nhưng các thành phần có trong dầu mè lại làm giảm cảm giác thèm ăn, giúp no lâu. Vì vậy, sử dụng dầu mè đúng cách sẽ giúp bạn kiểm soát cân nặng tốt hơn. Dầu mè có chứa axit linoleic có khả năng làm giảm lượng cholesterol xấu trong máu.
Dầu oliu bao nhiêu calo?
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng dầu oliu có khoảng 120 calo và không hề cao hơn các loại dầu thực vật khác. Tuỳ vào nguyên liệu cho vào sẽ làm giảm hàm lượng dầu ô liu nguyên chất. Ngoài ra dầu ô liu sẽ có mùi thơm hơn các loại dầu khác nên bạn cần chú ý trong quá trình nấu. Điều này cho phép bạn giảm được lượng calo và chất béo nhiều hơn khi sử dụng các loại dầu ăn thông thường.
Mỗi ngày với cơ thể bình thường cần nạp khoảng 2000 calo. Do đó, nếu bạn duy trì lượng calo bằng hoặc thấp hơn, bạn sẽ có thể giảm cân hiệu quả. Với 200 calo của dầu oliu bạn có thể sử dụng dầu ô liu để giảm cân. Tuy nhiên cần bổ sung protein và các dưỡng chất có lợi khác để đảm bảo hiệu quả giảm cân.
Dầu hạt cải bao nhiêu calo?
Dầu hạt cải được chiết xuất từ hạt thuộc họ bông cải xanh có khả năng chống ung thư, viêm khớp và hen suyễn. Dầu hạt cải chứa hàm lượng lớn axit alpha-linolenic giúp ổn định cân nặng. Loại dầu này tốt nhất cho nấu ăn hàng ngày vì nó chịu được nhiệt cao, có mùi vị khá trung tính nên không ảnh hưởng đến thức ăn. Nhiều nghiên cứu ước tính 1 thìa dầu hạt cải sẽ chứa khoảng 39,8 calo.
Dầu mù tạt bao nhiêu calo?
Dầu mù tạt là một loại gia vị không còn xa lạ với nhiều người, đặc biệt là những ai yêu thích món Nhật. Mù tạt không chỉ giúp tăng hương vị cho món ăn, khử mùi tanh của thịt giúp món ăn thêm đậm đà hương vị mà còn có tác dụng đốt cháy mỡ thừa, giảm cân hiệu quả. Mù tạt tương đối ít calo, ước tính khoảng 5 calo/thìa.
Dầu đậu nành bao nhiêu calo?
Dầu đậu nành là một trong số những loại dầu ăn thực vật, được chiết xuất từ nguyên liệu chính là hạt đậu nành. Đây là nguồn nguyên liệu thường được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng trong các chế độ ăn kiêng giảm cân. Ước tính 100g dầu đậu nành có khoảng 883 calo. Đây là con số tương đối cao. Tuy nhiên, với một bữa ăn sử dụng ít nhất 1 thìa dầu ăn thì lượng calo chỉ chứa khoảng 120 calo. Đây không phải là con số lớn so với 2000 calo mà cơ thể cần cung cấp để duy trì cân nặng hiện tại.
Dầu lạc (dầu đậu phộng) bao nhiêu calo?
Dầu lạc là loại dầu thực vật được chiết xuất từ hạt lạc (hạt đậu phộng) mà không pha thêm bất kỳ chất phụ gia nào khác. Chính vì điều này mà nhiều người chưa biết đến tác dụng giảm cân của đậu phộng nên thường lo lắng dầu ăn bao nhiêu calo. Trong 1 thìa dầu đậu nành ước tính có khoảng 110 calo.
Dầu cám gạo bao nhiêu calo?
Đối với 100g dầu cám gạo ước tính có khoảng 884 calo. Các thành phần dinh dưỡng trong cám gạo ngăn không cho đường hấp thụ vào cơ thể tích tụ tạo thành mỡ dự trữ. Điều này giúp cơ thể đốt cháy chất béo để lấy năng lượng, giúp giảm cân hiệu quả. Dầu cám gạo là sự lựa chọn thông minh cho vòng eo của bạn thay vì sử dụng các loại dầu ăn có chất béo bão hòa.
Dầu hướng dương có bao nhiêu calo?
Tương tự như với dầu cám gạo, dầu hướng dương cũng có 884 calo tương ứng với 100g dầu hướng dương. Dầu hướng dương được ép từ hạt hướng dương. Dầu hướng dương thường được dùng làm dầu ăn hoặc làm nguyên liệu trong mỹ phẩm, chất đốt,…
Dầu dừa bao nhiêu calo?
Dầu dừa chứa một sự kết hợp độc đáo của các axit béo có tác dụng mạnh mẽ đối với quá trình trao đổi chất. Ước tính có khoảng 120 calo dầu dừa trong 1 thìa dầu dừa. Dầu dừa có thể thúc đẩy quá trình trao đổi chất và giảm cảm giác thèm ăn. Về lâu dài sẽ giúp hỗ trợ giảm béo.
Dầu ăn có bị béo không?
Sau khi biết được dầu ăn bao nhiêu calo thì nhiều người thắc mắc dầu ăn có béo không? Chất béo trong dầu ăn hầu hết là chất béo lành mạnh tốt cho sức khỏe và không gây tăng cân. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia khuyên bạn chỉ nên ăn tối đa 20gam dầu ăn mỗi ngày. Nếu không, cơ thể sẽ dung nạp lượng mỡ dư thừa.
11 loại dầu ăn tốt cho người muốn giảm cân
Chắc hẳn nhiều người sẽ nghĩ giảm cân là phải kiêng chất béo. Nhưng cơ thể chúng ta cần chất béo, đặc biệt là từ các loại dầu ăn lành mạnh, để hoạt động và thậm chí giảm cân. Sử dụng đúng loại dầu ăn trong bữa ăn hàng ngày sẽ giúp hạn chế cảm giác đói, tăng cường trao đổi chất và đẩy nhanh chất dinh dưỡng vào cơ thể. Để chọn ra được loại dầu ăn tốt cho người giảm cân, bạn có thể tham khảo 2 tiêu chí sau:
- Thành phần dinh dưỡng: Ngoài vấn đề dầu ăn bao nhiêu calo thì dầu ăn được chọn cần đảm bảo đáp ứng đầy đủ các thành phần dinh dưỡng cần thiết. Ngoài ra, nó nên chứa nhiều khoáng chất vi lượng có lợi cho sức khỏe.
- Độ an toàn khi nấu ăn: Dầu ăn có điểm bốc khói thấp dễ bị oxy hóa và phân hủy khi gặp nhiệt độ cao. Khiến hình thành các gốc tự do có hại, gây bệnh cho cơ thể người dùng. Sử dụng dầu ăn có điểm bốc khói thấp với mục đích tăng hương vị cho nước chấm.
Dầu oliu
Dầu ôliu được lấy từ cây ôliu có nguồn gốc từ các nước Địa Trung Hải. Không chỉ dùng trong nấu ăn, dầu ô liu còn được dùng trong mỹ phẩm, dược phẩm, xà phòng hay làm chất đốt cho đèn dầu truyền thống. Dầu oliu được chứng minh với khả năng ngăn ngừa xơ cứng động mạch, cao huyết áp, bệnh tim, thận, viêm dạ dày. Đồng thời tăng cường chức năng trao đổi chất của cơ thể, thúc đẩy sự phát triển của xương và duy trì mật độ xương, ngăn ngừa ung thư. Hiện nay, trên thị trường Việt Nam, dầu oliu được chia thành 4 loại chính bao gồm dầu oliu nguyên chất, Extra virgin, Virgin, Pomace.
Dầu oliu bao nhiêu calo? Ăn dầu ô liu có béo không?
Dầu oliu chứa nhiều dưỡng chất có tác dụng giảm cân, giảm mỡ hiệu quả như chứa hàm lượng lớn axit béo không bão hoà. Chất này giúp hạn chế quá trình tích tụ mỡ, hỗ trợ giảm cân. Dầu ô liu có thể được tiêu thụ mà không cần kết hợp với bất kỳ thành phần nào khác. Do đó, bạn có thể dùng 1 thìa dầu ô liu làm nước xốt salad. Ngoài ra bạn có thể tham khảo các món ăn kết hợp với dầu oliu như:
- Dầu oliu với nước chanh
- Nước detox với dầu oliu giúp giảm cân
- Kết hợp dầu oliu và đường
- Sự kết hợp giữa dầu oliu, dưa leo và muối.
- …
Dầu đậu phộng
Dầu đậu phộng là loại dầu được ép trực tiếp từ hạt đậu phộng. Tùy theo cách chế biến mà dầu lạc có hương vị khác nhau. Dầu đậu phộng ngày càng được ưa chuộng bởi khả năng dưỡng da, làm chậm quá trình lão hóa, ngừa mụn, dưỡng ẩm cho môi. Ngoài ra, dầu đậu phộng còn chứa nhiều vitamin E, vitamin K và một số chất thiết yếu giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tăng khả năng nhận thức, cải thiện độ nhạy insulin, ngăn ngừa viêm khớp.
Dầu đậu phộng chứa nhiều phytosterol giúp ngăn chặn sự hấp thụ cholesterol trong hệ thống tiêu hóa và giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Dầu đậu phộng làm tăng cholesterol lipoprotein mật độ cao giúp loại bỏ cholesterol xấu. Các chất béo không bão hòa đơn và không bão hòa đa có trong dầu lạc giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Vì vậy bạn không cần lo dầu ăn bao nhiêu calo và dầu đậu phộng có giảm béo không nhé!
Dầu dừa nguyên chất
Dầu dừa nguyên chất có nhiều axit béo có tác dụng tích cực đến quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Chất béo trong dầu dừa là chất béo bão hòa, có khả năng tiêu hủy chất béo, cân bằng hàm lượng cholesterol trong máu, không còn cholesterol xấu trong máu làm ảnh hưởng đến sức khỏe và tim mạch của bạn. Tinh chất trong dầu dừa còn giúp làm chậm quá trình tiêu hóa, giúp bạn no lâu, kiểm soát cảm giác thèm ăn.
Dầu ăn bao nhiêu calo, dầu dừa có giảm cân không đã được FITI giải đáp rồi. Vậy có những cách nào để hấp thụ dầu dừa giúp giảm cân?
- Uống dầu dừa vào buổi sáng để hỗ trợ thu nhỏ vòng eo.
- Thêm dầu dừa vào các thức uống hàng ngày: nước ép, sinh tố, nước detox, cafe,…
- Dùng dầu dừa làm salad trái cây, rau củ quả.
- …
Tinh chất dầu quả bơ
Dầu bơ còn rất tốt cho sức khỏe và thích hợp sử dụng để giảm cân. Dầu bơ chứa đủ chất béo không bão hòa tốt cho tim mạch, chống oxy hóa và cải thiện thị lực. Dầu bơ giảm đau liên quan đến các triệu chứng viêm xương khớp. Loại dầu này có mùi thơm nhẹ, phù hợp để làm các món salad, sinh tố giúp giảm cân.
Dầu sachi hỗ trợ giảm cân
Dầu Sachi là loại dầu ăn chứa nhiều axit béo nên thường được sử dụng phương pháp ép lạnh hơn là phương pháp ép nóng để giữ nguyên chất dinh dưỡng trong dầu, không sợ bị biến đổi chất và hương vị. Dầu Sachi có chất lượng ổn định, an toàn cho sức khỏe, màu vàng đẹp mắt, mùi vị được giữ nguyên. Dầu sachi rất giàu protein, vitamin A, vitamin E, chất xơ, đặc biệt là axit béo không no.
Nếu đang trong quá trình giảm cân và đang tìm hiểu dầu ăn bao nhiêu calo thì bạn có thể tham khảo dầu Sachi. Trong dầu Sachi có chứa hàm lượng lớn protein, chất xơ và đặc biệt là hàm lượng serotonin vượt trội sẽ giúp bạn tăng cảm giác no lâu và giảm cảm giác thèm ăn, nhất là với những bữa ăn vặt.
Dầu hạt mắc ca
Dầu mắc ca được yêu thích bởi mùi vị hấp dẫn và giá trị dinh dưỡng, được các đầu bếp nổi tiếng trên thế giới tin dùng. Tinh dầu mắc ca được chiết xuất bằng phương pháp thủ công thông qua việc nghiền và ép quả mắc ca bằng cối đá chuyên dụng để ép lấy dầu. Dầu mắc ca chứa chất chống oxy hóa, axit béo, vitamin và các chất dinh dưỡng khác khiến chúng trở thành nguồn dưỡng chất cho sức khỏe và sắc đẹp.
Hiện nay, dầu mắc ca được sử dụng rộng rãi trong nấu ăn và làm đẹp. Về món ăn, bạn có thể dùng dầu mắc ca chế biến thành nhiều món ăn ngon, bổ dưỡng khác nhau được nhiều người yêu thích như salad hạt mắc ca,bánh quy mắc ca, bánh cupcake mắc ca,…
Sử dụng dầu hạt cải giảm cân
Dầu hạt cải không chứa protein, carbohydrate. Loại dầu này được coi là nguồn cung cấp chất béo lành mạnh, chứa nhiều vitamin tan trong chất béo. Dầu hạt cải có ít chất béo bão hòa và nhiều chất béo không bão hòa, ít calo. Điều này đã được chứng minh là có liên quan đến sức khỏe của tim và quá trình trao đổi chất tốt hơn. Vì vậy bạn không cần quá lo lắng dầu ăn bao nhiêu calo nữa.
Giảm cân với dầu hạt óc chó
Dầu óc chó được ép trực tiếp từ hạt óc chó. Dầu óc chó ngày càng được ưa chuộng và được sử dụng thay thế hoàn toàn các loại dầu ăn trước đây trong căn bếp của nhiều gia đình. Cholesterol trong dầu óc chó gần như bằng không rất tốt cho việc cải thiện sức khỏe của tim bằng cách tăng lưu thông máu, giảm thiểu sự lắng đọng chất béo, tăng mức năng lượng và giảm huyết áp. Các chất trong quả óc chó vốn giúp chống lại các tổn thương oxy hóa trong cơ thể.
Dầu hạt lanh không làm tăng cân
Trong số các loại dầu hạt dinh dưỡng hỗ trợ giảm cân, hạt lanh là loại hạt nằm trong top đầu. Hạt lanh chứa nhiều chất xơ nên sẽ giúp bạn no lâu, giảm cảm giác đói nên hạt lanh có tác dụng giảm cân cực kỳ hiệu quả. Từ đó giúp kiểm soát cảm giác thèm ăn và kiểm soát cân nặng hiệu quả.
Dầu ăn kiêng
Các loại dầu ăn kiêng này có nguồn gốc thực vật và cung cấp các chất béo tốt. Loại dầu này hoàn toàn không chứa mỡ động vật và muối nên có thể là sản phẩm hỗ trợ giảm cân lành mạnh nhưng vẫn đảm bảo hỗ trợ đa dạng hóa hình thức nấu nướng và tăng hương vị món ăn. Loại dầu ăn này còn hạn chế được việc dùng quá nhiều dầu ăn trong 1 lần.
Dầu hạt nho
Dầu hạt nho là một loại dầu chống oxy hóa rất mạnh, vượt trội hơn hẳn so với các nguồn vitamin E và C chống oxy hóa khác. Dầu hạt nho có đặc tính kháng viêm, ngăn ngừa dị ứng, giảm mụn trứng cá và duy trì độ ẩm. Ngoài ra, dầu hạt nho còn có tác dụng bảo vệ da khỏi bức xạ tia cực tím từ ánh nắng mặt trời nhờ tác dụng chống nắng tự nhiên. Dầu hạt nho rất tốt cho chế độ ăn kiêng đặc biệt không chứa natri, protein, thành phần động vật. Vì vậy, bạn có thể áp dụng nó trong chế độ ăn kiêng không chứa gluten, không có sữa và thuần chay.
Tác hại khi dùng dầu ăn quá nhiều
Ảnh hưởng hệ tiêu hóa
Trong số các chất carbs tinh chế, protein và chất béo thì chất béo được tiêu hóa chậm nhất. Vì thức ăn nhiều dầu ăn chứa nhiều chất béo, làm chậm quá trình làm rỗng dạ dày. Thức ăn dành nhiều thời gian hơn trong dạ dày của bạn, điều này có thể gây đầy hơi, buồn nôn và đau bụng.
Ăn gì tốt cho đường ruột? 20 loại thực phẩm tốt cho tiêu hóa
Suy yếu hệ vi sinh trong đường ruột
Dung nạp quá nhiều dầu ăn vào cơ thể sẽ có hại cho vi khuẩn lành mạnh sống trong ruột, làm ảnh hưởng đến quá trình:
- Tiêu hóa chất xơ: Hệ vi sinh trong đường ruột phân hủy chất xơ để tạo ra axit béo chuỗi ngắn. Chất này có tác dụng chống viêm và có thể bảo vệ chống lại rối loạn tiêu hóa.
- Phản ứng miễn dịch: Hệ vi sinh vật đường ruột giao tiếp với các tế bào miễn dịch giúp kiểm soát các phản ứng của cơ thể khi tiếp xúc với vi khuần.
- Làm tăng cân: Mất cân bằng vi khuẩn đường ruột có thể góp phần tăng cân
- Vi khuẩn đường ruột khỏe mạnh có thể giúp tăng cường cholesterol có lợi bảo vệ tim. Trong khi các vi khuẩn có hại có thể tạo ra các hợp chất gây hại cho động mạch góp phần gây ra bệnh tim
Gây béo phì
Dùng dầu ăn quá nhiều có thể gây tăng cân do chứa nhiều calo. Béo phì có thể gây ra các bệnh bao gồm bệnh tim, tiểu đường, đột quỵ và một số bệnh ung thư. Tiêu thụ nhiều chất béo chuyển hóa có thể gây tăng cân. Chất béo chuyển hóa được hình thành khi dầu thực vật bị thay đổi về mặt hóa học. Chất béo chuyển hóa có thể làm tăng cân ngay cả khi không hấp thụ quá nhiều calo.
Tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ
Dung nạp dầu ăn quá nhiều sẽ gây ra một số tác động tiêu cực đến sức khỏe tim mạch. Nguy cơ mắc bệnh tim của bạn có thể liên quan đến tần suất bạn ăn đồ chế biến với dầu ăn. Bên cạnh đó, trong quá trình đun dầu ăn nhiều lần sẽ sinh ra một chất độc HNE. Chất này có độc hại đối với cơ thể, nó can thiệp vào các chức năng của DNA.
Ăn gì tốt cho tim mạch? 14 thực phẩm tăng cường tim mạch
Tăng nguy cơ bệnh tiểu đường
Ăn quá nhiều dầu mỡ có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Lượng thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ, đồ uống có đường, dẫn đến lượng calo cao, tăng cân, kiểm soát lượng đường trong máu kém và tăng viêm nhiễm.
Bệnh tiểu đường không nên uống gì? Lưu ý từ bác sĩ
Gây nổi mụn
Hầu hết các loại dầu ăn được sản xuất công nghiệp đều chứa một lượng lớn chất béo không bão hòa, đặc biệt là dầu hướng dương, dầu đậu nành. Đồ ăn nhanh nhiều dầu mỡ có thể khiến tình trạng mụn trở nên nghiêm trọng hơn. Nguyên nhân là do dầu mỡ có trong thực phẩm chế biến sẵn có thể bám vào da và tác động đến các nang lông, khiến da tích tụ dầu và bụi bẩn dẫn đến mụn trứng cá.
Giảm chức năng não
Thực đơn hàng ngày có nhiều dầu mỡ có thể gây ra các vấn đề về chức năng não. Tăng cân, huyết áp cao và hội chứng chuyển hóa liên quan đến thực phẩm béo có khả năng làm tổn thương cấu trúc, chức năng của não. Chế độ ăn nhiều chất béo chuyển hóa có liên quan đến sự suy giảm chức năng não.
Nên ăn bao nhiêu lượng dầu ăn ở trong một ngày?
Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, mỗi người nên tiêu thụ chất béo tương đương với 0,5-1g/kg trọng lượng cơ thể mỗi ngày để có kết quả tốt nhất trong việc giảm mỡ toàn thân và giảm cân tổng thể. Hãy xem loại dầu ăn cụ thể mà bạn sử dụng chứa bao nhiêu gam chất béo, dầu ăn bao nhiêu calo để kết hợp với lượng chất béo trong các thực phẩm khác và tính toán xem tổng số đó có đủ không.
Những lưu ý khi ăn dầu ăn
Để sử dụng dầu ăn hiệu quả, ngoài việc tìm hiểu dầu ăn bao nhiêu calo bạn cần ghi nhớ thêm một số lưu ý khi sử dụng dầu ăn như sau:
- Điểm bốc khói của từng loại dầu: Hậu quả của việc đun dầu ăn quá nhiệt độ sôi ngoài nguy cơ bị bỏng do dầu bắn ra còn khiến dầu mất đi chất dinh dưỡng vốn có, tạo thành tác nhân gây bệnh. Các phân tử chất béo trong dầu ăn sẽ biến thành glixerol và axit béo tự do có hại cho cơ thể. Khói độc bốc lên khi dầu ăn bị đun quá nóng sẽ có nguy cơ gây ung thư.
- Không tái sử dụng dầu chiên nhiều lần: Dầu đã sử dụng một lần nên bỏ đi. Vì dầu chiên đi chiên lại nhiều lần sẽ dễ bị oxy hóa, gây ra các bệnh mãn tính.
- Nên sử dụng kết hợp nhiều loại dầu ăn: Mỗi loại dầu ăn có thành phần dinh dưỡng khác nhau nên bạn cần phối hợp sử dụng nhiều loại dầu cho món ăn của mình.
- Bảo quản dầu ăn đúng cách: Đậy nắp chai dầu ăn sau khi sử dụng để tránh hơi ẩm, không khí, bụi bay vào. Cần bảo quản dầu ăn ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời hoặc bếp.
Dầu ăn là công cụ để tạo nên một món ăn ngon. Hy vọng với những thông tin trên của FITI đã giúp bạn giải đáp dầu ăn bao nhiêu calo và lựa chọn được loại dầu ăn phù hợp.
- Đậu đen bao nhiêu calo? Uống nước đậu đen có giảm cân không?
- Chè đậu đen bao nhiêu calo? Ăn chè đậu đen có béo không?
- Bơ đậu phộng bao nhiêu calo? Ăn bơ đậu phộng giảm cân có tốt không?