Cập nhật những thông tin mới nhất về bản đồ tỉnh Bắc Kạn một cách chi tiết và thông tin quy hoạch của huyện Bắc Kạn. Chúng tôi Dân Đầu Tư hi vọng giúp bạn có thêm những thông tin hữu ích.
1. Giới thiệu về huyện Bắc Kạn
Bắc Kạn là tỉnh miền núi nằm ở trung tâm nội địa vùng Đông Bắc Bộ, có tỉnh lỵ là thành phố Bắc Kạn cách thủ đô Hà Nội 162 km, cách cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị và cửa khẩu Tân Thanh - tỉnh Lạng Sơn khoảng 200km, cách sân bay Nội Bài (Hà Nội) và cảng Hải Phòng chỉ trên 200km. Vì Vậy việc giao thông, trao đổi hàng hóa từ Bắc Kạn đến các tỉnh lân cận là khá thuận tiện.
Vị trí địa lý
- Phía bắc của tỉnh Bắc Kạn giáp tỉnh Cao Bằng
- Phía đông của tỉnh Bắc Kạn giáp tỉnh Lạng Sơn
- Phía nam của tỉnh Bắc Kạn giáp tỉnh Thái Nguyên
- Phía tây của tỉnh Bắc Kạn giáp tỉnh Tuyên Quang.
Các điểm cực của tỉnh Bắc Kạn:
- Điểm cực bắc của tỉnh Bắc Kạn nằm tại xã Bằng Thành, huyện Pác Nặm.
- Điểm cực đông của tỉnh Bắc Kạn nằm tại xã Cường Lợi, huyện Na Rì.
- Điểm cực tây của tỉnh Bắc Kạn nằm tại xã Yên Thịnh, huyện Chợ Đồn.
- Điểm cực nam của tỉnh Bắc Kạn nằm tại xã Quảng Chu, huyện Chợ Mới.
Diện tích và dân số
Tỉnh Bắc Kạn có tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 4.859 km², dân số vào năm 2019 là 313.905 người, gồm 7 dân tộc (Tày, Nùng, Kinh, Dao, H'Mông, Hoa và Sán Chay) sinh sống, trong đó dân tộc thiểu số chiếm hơn 80%, khu vực thành thị chiếm 20,7%, khu vực nông thôn là 79,2%. Mật độ dân số đạt khoảng 65 người/km².
Địa hình
Địa hình tỉnh Bắc Kạn bị chi phối bởi những dãy núi cánh cung lồi về phía Đông, bao gồm những “nếp lồi” và “nếp lõm” xen kẽ nhau. Tạo nên địa hình núi cao, cao hơn các tỉnh xung quanh và kéo dài từ Bắc đến Nam ở hai phía Tây và Đông của tỉnh. Trong đó, cánh cung Ngân Sơn nối liền 1 dải chạy suốt từ Nặm Quét (Cao Bằng) dịch theo phía Đông tỉnh Bắc Kạn đến Lang Hít (phía Bắc tỉnh Thái Nguyên) uốn thành hình cánh cung rõ rệt. Dãy núi này có nhiều đỉnh núi cao như đỉnh Cốc Xô cao 1.131m, đỉnh Phia Khau cao 1.061m…
2. Bản đồ hành chính Tỉnh Bắc Kạn
Bản đồ hành chính tỉnh Bắc Kạn
Tỉnh Bắc Kạn có 8 đơn vị hành chính bao gồm 1 tthành phố, 7 huyện.
- Thành phố Bắc Kạn
- Huyện Ba Bể
- Huyện Bạch Thông
- Huyện Chợ Đồn
- Huyện Chợ Mới
- Huyện Na Rì
- Huyện Ngân Sơn
- Huyện Pác Nặm
3. Bản đồ giao thông tỉnh Bắc Kạn
Quy hoạch giao thông tỉnh Bắc Hà
- Tỉnh Bắc Kạn tập trung vào xây dựng các tuyến đường cao tốc Thái Nguyên - Bắc Kạn nhập vào tuyến cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên (CT.07), chuyển toàn bộ thành tuyến cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên - Bắc Kạn. Ngoài ra đưa ra đề xuất xây dựng nút giao với cao tốc tại 3 vị trí: nút giao công nghiệp Thanh Bình - huyện Chợ Mới; nút giao với ĐT.259 (gần cầu Sáu Hai) - huyện Chợ Mới; khu vực thành phố Bắc Kạn.
- Tiếp tục đầu tư nâng cấp, cải tạo các tuyến đường quốc lộ, nâng cao tính kết nối giao thông đối ngoại với các khu vực lân cận. Mở rộng quy mô, cấp đường quốc lộ theo định hướng quy hoạch mạng lưới giao thông đường bộ thời kỳ 2021-2030.
- Quy hoạch tuyến đường trục Đông Tây kết nối từ Hà Giang - Tuyên Quang - Bắc Kạn - Lạng Sơn. Định hướng giai đoạn 2021-2030 đầu tư tuyến đường đạt tối thiểu cấp III, quy mô tối thiểu 2 làn xe cơ giới, tuyến đường tương đương cấp đường tỉnh.
- Đầu tư xây dựng mới, nâng cấp cải tạo các tuyến đường huyện, nâng cấp cải tạo các tuyến đường huyện định hướng chuyển thành đường tỉnh. Xây dựng mới một số đường huyện khác đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh,…theo chủ trương đầu tư và định hướng của cấp có thẩm quyền.
- Nâng cấp, cải tạo bến xe khách liên tỉnh hiện trạng và xây dựng các bến xe nội tỉnh đặt tại trung tâm các huyện, thuận tiện cho nhu cầu đi lại, vận chuyển của người dân địa phương. Xây dựng hệ thống bãi đỗ xe trên địa bàn các huyện để đáp ứng nhu cầu phục vụ vận tải tỉnh Bắc Kạn.
4. Bản đồ vệ tinh huyện Bắc Kạn
Bản đồ vệ tinh tỉnh Bắc Kạn
5. Bản đồ quy hoạch huyện Bắc Kạn
Thông tin quy hoạch tỉnh Bắc Kạn
Mục tiêu quy hoạch tỉnh Bắc Kạn có các điểm chú ý sau:
- Cụ thể hóa các mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế vùng, quy hoạch tổng thể kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội tỉnh Bắc Kạn gắn liền với việc quy hoạch kinh tế vùng trung du miền núi phía Bắc.
- Tập trung khai thác có hiệu quả các mối quan hệ nội - ngoại vùng; phát triển các thế mạnh về nông, lâm nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, du lịch, khoáng sản,…nhằm tạo lập môi trường sống tốt, đáp ứng các nhu cầu về vật chất, tinh thần của người dân; đảm bảo phát triển hài hòa giữa các vùng dân cư và bảo vệ môi trường tự nhiên.
- Phát triển hệ thống đô thị với các cấp khác nhau đảm bảo phù hợp với mô hình phát triển chung của tỉnh.
- Phân bổ hợp lý vùng không gian cho các ngành kinh tế: công nghiệp, du lịch, nông nghiệp, lâm nghiệp,…
- Đảm bảo phát triển đầy đủ cơ sở hạ tầng, giao thông trong tỉnh và khu vực.
- Trở thành trung tâm du lịch quốc gia với nhiều hình thức như du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, lịch sử,…
Xem thêm: Bản đồ quy hoạch tỉnh Bắc Kạn
Link tải bản đồ