Trong những năm gần đây có một giống ổi đặc biệt được nhiều người săn lùng và quan tâm. Giống ổi này thích hợp trồng ở các vùng cao Việt Nam, thích hợp với cả những vùng có khí hậu khô cằn, quả ngon, hoa có thể dùng ăn sống, cây còn có thể làm vòm che nắng. Đó là giống ổi dứa Newzealand.
Hiện nay, giống ổi này đã được nhân giống và trồng tại Việt Nam. Thông tin về giống ổi dứa, kỹ thuật chăm sóc, cách trồng như thế nào. Hãy cùng Nhà vườn Ngọc Lâm tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Thông tin về ổi dứa
Video cây ổi dứa tại Nhà Vườn Ngọc Lâm
Tên gọi: Ổi dứa tên tiếng anh là Apple guava hay còn gọi là ổi Feijoa ở Việt Nam gọi là Ổi dứa Newzealand. Cây ổi còn có tên khoa học là Feijoa sellowiana.
Nguồn gốc: Cây có nguồn gốc tại Nam Mỹ (vùng phía nam Brazil, Paraguay, bắc Argentina, Uruguay). Đây là giống ổi ngon và là loại trái cây đặc sản được nhiều người ưa thích bởi vị thơm ngon, độc đáo.
Giống ổi này khi mới được nhập khẩu vào Việt Nam nhiều người gọi là ổi Newzealand nên làm nhiều người nhầm tưởng nguồn gốc, xuất xứ của loại ổi này. Thông tin chi tiết của giống ổi đọc lạ này sẽ được cung cấp ngay bên dưới đây.
Đặc điểm của cây
Ổi dứa có hình trứng gần giống với giống ổi lê Đài Loan nhưng nhỏ hơn và có vỏ màu xanh dương. Nhưng khi chúng ta lấy tay xoa nhẹ lớp phấn bên ngoài lại chuyển sang màu xanh lục đặc biệt. Khi chín ổi chuyển sang màu vàng, ruột ổi trong suốt và mềm.
Ổi có vị rất ngọt và hạt rất nhỏ, thịt quả tương đối mềm có thể ăn được cả hạt và có hương vị đặc biệt hơn các loại ổi khác bởi hương vị thơm ngon, vị ngọt mềm và thoang thoảng mùi vị của quả dứa, táo và bạc hà. Hoa ổi dứa cũng có thể ăn được là được làm rau sống.
Lợi ích quả ổi dứa
Ổi dứa là loại quả đặc biệt được nhiều người yêu thích bởi hương vị đặc biệt. Mặc dù giá thành tương đối cao nhưng trong ổi có chứa lượng chất dinh dưỡng và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nên có khá nhiều người yêu thích và lựa chọn mua.
Ổi dứa giúp cải thiện hệ tiêu hóa: Chứa hàm lượng chất xơ dồi dào. Một nghiên cứu cho thấy, trong 100gr Ổi dứa có chứa 17% lượng chất xơ mà cơ thể cần hấp thụ hằng ngày. Vì vậy khi ăn sẽ kích thích hoạt động của nhu động ruột, giúp quá trình tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn.
Chất xơ có trong Ổi còn có tác dụng làm dịu các triệu chứng khó tiêu, giảm táo bón, đầy hơn… từ đó làm hạn chế nguy cơ của bệnh đau dạ dày. Không những thế trong Ổi dứa có chứa các chất chống oxy hóa có tác dụng ngăn chặn gốc tự do gây tổn thương tế bào ruột, giúp bảo vệ đường ruột.
Ngăn ngừa ung thư: Với đặc tính chống oxy hóa có tác dụng bảo vệ đường ruột khỏi các tổn thương do stress oxy hóa và làm giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến quá trình oxy hóa như bệnh ung thư.
Tốt cho tim mạch, kiểm soát đường huyết trong máu: Chất xơ và Kali có trong Ổi dứa có tác dụng làm giảm lượng cholesterol trong máu, kiểm soát huyết áp ổn định và giúp tăng cường sức khỏe tim mạch.
Một vài tác dụng khác:
+ Trong một vài nghiên cứu cho thấy, nếu ăn thường xuyên, cơ thể được cung cấp một lượng vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch và còn có tác dụng làm đẹp da. Không những thế, còn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh thoái hóa thần kinh như bệnh Alzheimer hay bệnh mất trí nhớ.
+ Với lượng dưỡng chất dồi dào còn có thể củng cố hệ xương khớp, cải thiện quá trình trao đổi chất và kiểm soát tốt đường huyết trong máu.
Cách trồng ổi dứa hiệu quả
Ổi dứa là giống ổi chịu được hạn và chịu lạnh rất tốt. Đặc biệt hơn thời gian lạnh trong năm càng dài 100 - 200h/1 năm thì cây sẽ cho ra hoa sớm và tăng khả năng đậu quả.
Tiêu chuẩn lựa chọn giống
Chọn lựa giống trước khi trồng là khâu quan trọng nhất quyết định rất lớn đến năng suất của tất cả các loại cây trồng và Ổi dứa cũng không phải là ngoại lệ. Cây được nhân giống bằng phương pháp ghép cành là chủ yếu.
Tiêu chuẩn để chọn được một cây giống Ổi dứa tốt:
+ Cây giống khỏe mạnh, không bị sâu bệnh hại
+ Bầu ươm bằng nilon đen, bầu chắc chắn, nguyên vẹn.
+ Chiều cao cây Ổi dứa giống từ 50cm trở lên.
+ Cây Ổi dứa giống phải có bộ rễ phát triển tốt, nhiều rễ tơ, không có những nốt sần to xung quanh vỏ để bó bầu.
+ Thân cây thẳng, chưa phân cành, có ít nhất một cơi đọt. Lá của cây giống xanh tốt và đường kính gốc cây giống từ 0,8cm trở lên.
Đất trồng và mật độ cây
Cây là loài dễ thích nghi và có thể trồng ở hầu hết các chân đất khác nhau: đất cát pha, đất thịt, đất sỏi đồi núi, đất đỏ bazan nhưng tốt nhất vẫn nên trồng trên các chân đất có thành phần cơ giới nhẹ, đất giàu dinh dưỡng.
Ổi dứa là loại cây thụ phấn chéo. Vì vậy nên trồng với số lượng lớn và mật độ dày để tăng khả năng thụ phấn và tăng năng suất. Khoảng cách thích hợp nhất khi trồng là 4m x 4m. Có thể trồng với khoảng cách 3m x 3m nhưng yêu cầu cần cắt tỉa cây hợp lý để các cây nhận đủ ánh sáng và quang hợp tốt.
Thời vụ thích hợp trồng
Ổi dứa là giống cây trồng có khả năng thích nghi cao với nhiều điều kiện thời tiết khí hậu và có thể trồng quanh năm. Để cho cây sinh trưởng, phát triển tốt nhất thì nên tiến hành trồng từ tháng 2 đến tháng 4 hằng năm.
Cách chăm sóc ổi dứa hiệu quả
Ổi dứa là loại cây trồng nhiệt đới chịu được lạnh và có thể trồng ở bất cứ thời vụ nào trong năm. Tuy nhiên, để cho cây phát triển tốt và đạt năng suất cao thì bạn cần chú ý về cách chăm sóc như sau:
Bón phân
+ Bón lót
Cần đào hố có kích thước 60 x 60 x60 cm. Sau đó tiến hành bón lót cho cây. Lượng phân bón cho mỗi hố trồng như sau: 30 - 50kg phân chuồng hoặc phân hữu cơ hoai mục + 0,5kg Phân Lân + 2kg phân vi sinh. Lượng phân này được trộn đều với đất đào từ hố lên rồi lấp lại và vun quanh bầu cây.
+ Bón thúc
Khi cây đã ổn định và bắt đầu ra lá, phân cành. Tiến hành bón thúc cho cây. Một năm có thể chia thành 4 lần bón, bón vào các tháng 1, tháng 4, tháng 6, tháng 8. Lúc này chỉ cần rải phân đều quanh gốc và lấp đất mỏng.
Tổng lượng phân bón trong năm đầu: 30kg Phân chuồng hoai mục + 2kg phân vi sinh + 150kg phân đạm + 120kg phân Lân + 150kg phân Kali.
Từ năm thứ hai lượng phân bón tăng lên. và cách thức bón trong một năm cần thực hiện như sau:
- Bón lần 1: vào tháng 1, sau khi tiến hành cắt tỉa cây (cây chuẩn bị ra lộc). Lúc này lượng phân bón: 100% lượng phân chuồng, 100% phân vi sinh, 40% phân đạm, 50% phân lân và 20% phân Kali.
- Bón lần 2: Vào tháng 4 (bón thúc ra hoa, quả). Lượng bón: 20% phân đạm, 50% phân lân và 30% phân kali.
- Bón lần 3: Bón vào tháng 6, giai đoạn thúc quả. Lượng bón: 30% phân đạm, 20% phân kali.
- Bón lần 4. Vào tháng 8, giai đoạn dưỡng quả, dưỡng cây. Lượng bón: 20% phân đạm, 20 % kali.
Tưới nước
Ổi dứa là loài chịu được hạn. Tuy nhiên, cần đảm bảo độ ẩm cho cây để cây sinh trưởng tốt, cho quả nhiều và chất lượng quả tốt. Trong giai đoạn mới trồng nên tưới nước hằng ngày để cây nhanh bén rễ và tránh để cây bị héo.
Giai đoạn cây con đã ổn định cần tiến hành tưới 2- 3 lần/ tuần để đảm bảo đất không bị khô, cây chậm phát triển. Đến giai đoạn cây trưởng thành có thể tưới tuần một lần. Đặc biệt cần chú ý vào giai đoạn Ổi dứa ra hoa, đậu quả cần đảm bảo độ ẩm trong đất, lúc này số lần tưới nước cho cây có thể tăng lên tùy vào điều kiện thời tiết.
Ánh sáng - độ ẩm
Ổi dứa là giống ưa nắng vì vậy nên trồng ở những khu vực nhiều nắng. Thời kỳ cây phát triển thân lá, khu vực nắng ấm cây phát triển nhanh hơn các vùng có khí hậu lạnh. Vào thời kỳ cây ra hoa, đậu quả mức độ ánh sáng và cường độ chiếu sáng trong ngày quyết định đến chất lượng và sản lượng của quả.
Phòng trừ sâu bệnh
Mặc dù Ổi dứa là cây có khả năng kháng sâu bệnh tốt nhưng cũng như các loại ổi khác ở nước ta, giống Ổi dứa cũng rất dễ mắc các loại sâu bệnh như: rệp sáp, ruồi đục quả, bệnh thối quả, bệnh thán thư…
Rệp sáp:
- Triệu chứng gây hại: Thường gây hại tại các đọt non, ngọn non và nếu không phòng trừ kịp thời có thể gây hại trên quả làm giảm năng suất và chất lượng quả.
- Phòng trừ: Có thể phòng trừ rệp sáp bằng một trong các loại thuốc: Trebon, Applaud Mip, Supracide….
Ruồi đục quả:
- Triệu chứng: Ruồi cái dùng ống đẻ trứng chọc sâu vào thịt quả và đẻ trứng vào đó. Vỏ quả tại nơi ruồi chọc vào có màu đen, mềm và chảy mủ. Dòi nở ra trong quả và ăn thịt quả. Những quả bị ruồi đục quả gây hại thường bị bội nhiễm và thối rất nhanh. Nếu bị nặng có thể gây hại trên cả vườn và không cho thu hoạch.
- Phòng trừ: Những quả đã đến thời kỳ thu hoạch cần tiến hành thu hoạch ngay, tránh để quả chín nhiều thu hút ruồi đục quả đến. Đối với những quả bị ruồi gây hại và rụng cần thu gom và chôn lấp. Sau đó sử dụng thuốc Basudin 10H, Furadan 3H, Regent 3G… rải quanh gốc để diệt trừ nhộng còn sót lại. Nếu mật độ ruồi nhiều, gây hại nặng thì có thể sử dụng thuốc Vizubon D hoặc sử dụng bẫy pheromone để dẫn dụ ruồi đực và tiêu diệt.
Bệnh thán thư:
- Triệu chứng: Trên cành, lá, quả xuất hiện các đốm tròn đen, lõm sâu. Nếu bị nặng các đốm đó liên kết với nhau và tạo thành các vệt lớn làm lá vặn vẹo, cành có thể bị chết khô, ngọn cây bị cháy, quả thối và rụng.
- Phòng trừ: Để phòng trừ bệnh này có thể sử dụng: Benomyl, Antracol 0,2%, Mancozeb 0,2%….
Bệnh thối quả:
- Triệu chứng: bệnh do nấm Phytophthora parasitica, bệnh phát sinh và gây hại nặng khi độ ẩm cao, nhất là vào mùa mưa. Bệnh gây hại trên quả, trên bề mặt quả xuất hiện các vết đốm nâu tròn lan rộng ra. Nếu không phòng trừ kịp thời có thể làm cho quả bị thối mềm, và quả có mùi hôi.
- Phòng trừ: Để phòng trừ bệnh thối quả trên cây Ổi dứa có thể sử dụng thuốc: Anvil, Aliette, Ridomil, Bavistin…
Cắt tỉa cây
Để cho cây ra nhiều quả và chất lượng quả tốt, đồng đều đòi hỏi bạn cần thực hiện cắt tỉa cành và tạo tán cho cây. Việc cắt tỉa cây được thực hiện khi cây trồng từ tháng thứ 4 - 5 trở đi. Lúc này chiều cao của cây khoảng 1m, đây là thời điểm thích hợp cho việc cắt tỉa cành.
Việc cắt tỉa các cành vô hiệu, cành bị sâu bệnh sẽ tạo cho vườn Ổi dứa thông thoáng, thuận lợi cho việc chăm sóc, thu hoạch và hạn chế sâu bệnh gây hại cho cây. Việc tạo hình, tỉa tán giúp khống chế chiều cao của cây, đường kính tán và mật độ phù hợp giúp cây nhận được ánh sáng tốt nhất từ đó cây sinh trưởng phát triển tốt. Việc cắt tỉa cây cũng giúp nâng cao năng suất, chất lượng quả Ổi dứa khi thu hoạch.
Thời điểm nên tiến hành cắt tỉa cành là sau khi thu hoạch và trước khi bón phân cho cây. Tiến hành cắt, tỉa những cành vượt, mọc đứng bên trong tán.
Cắt các cành sâu bệnh, cành khô, cành mọc quá gần mặt đất, các cành đan xen với nhau, cành già, cành ở ngoài tán… Mức độ cắt tỉa cành phụ thuộc vào giai đoạn sinh trưởng, tuổi cây và mùa vụ.
Một vài lưu ý khi cắt tỉa cành:
- Không để cây có hai cành chính đối xứng, nhằm tránh hiện tượng nứt đôi cây khi cây trưởng thành.
- Hoa, quả nhỏ không ra đúng thời vụ cần loại bỏ để tránh ảnh hưởng đến chất lượng quả.
- Sau khi cây đậu quả thì cần cắt tỉa những quả nhỏ, bị sâu bệnh để đảm bảo chất lượng quả tốt nhất.
- Sau mỗi đợt thu hoạch cần tiến hành cắt tỉa các cành tăm, cành vượt, cành bị sâu bệnh…
- Không nên cắt tỉa vào những ngày mưa, độ ẩm cao dễ gây ra các bệnh trên cây.
Thu hoạch
Vào cuối hè, sang thu Ổi dứa bắt đầu chín. Khi chín cuống của quả dễ dàng bị rơi xuống đất nên bạn cần kiểm tra quả để tiến hành thu hoạch hạn chế việc quả rơi xuống đất.
Một số thông tin bổ sung
Đó là tất cả các thông tin về cây Ổi dứa. Nhà Vườn Ngọc Lâm mong rằng từ những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về giống cây này và lựa chọn được giống cây tốt nhất để việc chăm sóc và phát triển của cây đạt hiệu quả tối đa.