Mặc dù có nhiều công dụng tốt nhưng cây kim tiền thảo vẫn tồn tại một số tác hại nếu dùng sai cách. Đối với mỗi loại kim tiền thảo khác nhau cũng có liều dùng và cách dùng khác nhau. Vậy cây kim tiền thảo có mấy loại?
Kim tiền thảo là cây gì?
Ngoài tên gọi là kim tiền thảo, loài cây này còn được gọi với nhiều cái tên khác như bạc nhĩ thảo, đậu rồng, nhũ hương đằng, bản trì liên, cửu lý hương, cỏ đồng tiền vàng,...
Tên khoa học của cây kim tiền thảo là Desmodium styracifolium có đặc tính chịu được khô hạn, có thể sinh trưởng và phát triển ở nhiều nơi, kể cả những nơi có nhiệt độ cao và thiếu nước, thiếu độ ẩm.
Cây kim tiền thảo được trồng nhiều ở vùng Nam Trung Quốc và một số nước khác như Lào, Ấn Độ, Campuchia và cả Việt Nam. Tại nước ta, cây kim tiền thảo có mặt ở nhiều tỉnh như Nghệ An, Phú Thọ, Lạng Sơn,...
Đặc điểm nhận diện, phân biệt cây kim tiền thảo
Trước khi tìm hiểu cây kim tiền thảo có mấy loại bạn cần phân biệt được đó có phải là kim tiền thảo hay không. Một số đặc điểm nhận dạng dưới đây giúp bạn phân biệt kim tiền thảo với các loại cây khác.
- Đặc điểm phần thân cây: Cây kim tiền thảo là loài cây sống lâu năm và có dạng thân thảo. Người ta thường bắt gặp kim tiền thảo mọc sát dưới đất với phần thân bò, rễ cây đâm sâu dưới đất để hút chất dinh dưỡng và nước nuôi cây. Nhờ phần rễ này mà kim tiền thảo có thể sống ngay ở nơi có điều kiện khắc nghiệt. Thông thường thân cây kim tiền thảo có thể cao khoảng 1m và có nhiều cành con xung quanh, phủ quanh thân cây là lớp lông mịn.
- Đặc điểm phần lá cây: Lá của cây kim tiền thảo có dạng hình tròn, hơi thuôn nhẹ ở đầu lá và có màu xanh nhạt. Mặt trên lá kim tiền thảo màu xanh còn mặt dưới có một lớp lông mỏng màu trắng bạc. Phần gân lá hiện rõ và tán lá phủ rộng từ 2 - 4cm.
- Đặc điểm hoa: Hoa cây kim tiền thảo có màu hồng nhạt hơi ngả tím và hình dáng giống hình con bướm, hoa mọc theo dạng chùm nhỏ với mỗi chùm là 2 - 3 bông hoa. Hoa kim tiền thảo thường mọc ra từ nách lá và nở khoảng độ tháng 6 đến tháng 9.
- Đặc điểm của quả: Cây kim tiền thảo có quả rất nhỏ, thường chỉ bằng đầu ngón tay út hoặc thậm chí nhỏ hơn. Trong mỗi quả kim tiền thảo có từ 4 - 5 hạt khô bên trong.
Cây kim tiền thảo có mấy loại?
Tìm hiểu cây kim tiền thảo có mấy loại giúp bạn dễ dàng nhận biết và sử dụng kim tiền thảo hiệu quả hơn, hạn chế tác dụng phụ nguy hiểm đối với sức khỏe khi dùng loại dược liệu này.
Hiện nay kim tiền thảo được chia thành 2 loại chính dựa trên cách sơ chế và mục đích sử dụng gồm có kim tiền thảo tươi và kim tiền thảo đã phơi khô. Mỗi loại kim tiền thảo kể trên đều có tác dụng và liều dùng khác nhau, hỗ trợ điều trị bệnh lý khác nhau. Bạn cần biết cây kim tiền thảo có mấy loại giúp bạn sử dụng kim tiền thảo hiệu quả, hợp lý.
Cây kim tiền thảo khô
Cây kim tiền thảo có mấy loại? Kim tiền thảo gồm 2 loại kim tiền thảo tươi và kim tiền thảo khô. Trong đó cây kim tiền thảo khô là phương pháp bảo quản kim tiền thảo dùng lâu dài rất tốt, được áp dụng cho đến ngày nay. Nhiều địa phương thu hoạch kim tiền thảo tươi xong khó di chuyển đi xa, khó cất trữ dùng lâu thì cách phơi khô kim tiền thảo là cách làm hiệu quả.
Kim tiền thảo tươi sau khi thu hoạch về sẽ được làm sạch rồi phơi hoặc đem sấy khô dưới nhiệt độ lý tưởng để dùng dần. Kim tiền thảo khô khi đạt chuẩn sẽ được đóng gói trong túi kín, hút chân không. Khi cần sử dụng bạn chỉ cần lấy kim tiền thảo khô ra khỏi bao bì, ngâm rửa sạch với nước và đem sắc thuốc hoặc pha trà để uống. Ưu điểm của kim tiền thảo khô là không đòi hỏi chế biến phức tạp như kim tiền thảo tươi.
Cây kim tiền thảo tươi
Giải đáp cho câu hỏi cây kim tiền thảo có mấy loại, các chuyên gia cho biết kim tiền thảo gồm 2 loại là tươi và khô. Cây kim tiền thảo tươi sau khi được thu hoạch sẽ làm sạch, sơ chế và cần dùng khi còn tươi để giữ trọn được dưỡng chất cũng như tránh tình trạng hư thối gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Theo nghiên cứu, lá kim tiền thảo tươi có nhiều thành phần có lợi hơn so với kim tiền thảo khô nên nếu có điều kiện, bạn nên dùng kim tiền thảo tươi mới thu hoạch thay vì kim tiền thảo khô. Nếu thu hoạch quá nhiều và chưa dùng hết trong 1 lần bạn có thể đem đi phơi, sấy khô để bảo quản dưới dạng kim tiền thảo khô.
Cây kim tiền thảo có lợi ích và tác hại gì cần lưu ý?
Kim tiền thảo là loại thảo dược thiên nhiên khi dùng đúng cách, đúng bệnh và đúng liều lượng sẽ đem lại nhiều công dụng tích cực đối với sức khỏe.
- Hỗ trợ kháng viêm, chống khuẩn, hỗ trợ các bệnh lý liên quan đến nhiễm trùng, viêm nhiễm.
- Giúp ích trong quá trình điều trị bệnh sỏi thận, sỏi bàng quang hoặc các bệnh về sỏi tiết niệu khác.
- Chữa hiệu quả bệnh lý sỏi mật với tình trạng bệnh nhẹ, hạn chế tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu khó,...
- Tốt cho người huyết áp thấp, cân bằng và ổn định huyết áp.
- Làm mát cơ thể, chữa trị mụn nhọt và điều hòa kinh nguyệt, chữa chứng khí hư bất thường ở nữ giới.
Tác hại của cây kim tiền thảo khi lạm dụng, dùng sai cách:
- Có thể gây dị ứng nếu không thích hợp với loại dược liệu này.
- Tác động tiêu cực nếu kết hợp với thuốc Tây không đúng cách, làm giảm hiệu quả của thuốc chữa bệnh và gây tác dụng phụ.
- Phụ nữ mang thai nếu dùng cây kim tiền thảo có thể làm ảnh hưởng xấu đến thai nhi.
- Có thể gây đau bụng, chướng bụng, buồn nôn, đầy bụng khó tiêu,... nếu dùng quá nhiều.
Nhìn chung, trả lời cho vấn đề cây kim tiền thảo có mấy loại, chuyên gia cho biết hiện có 2 loại kim tiền thảo phổ biến trên thị trường hiện nay là kim tiền thảo tươi và kim tiền thảo khô. Tùy vào điều kiện, mục đích sử dụng và nhu cầu cá nhân mà bạn có thể lựa chọn dùng kim tiền thảo tươi hoặc kim tiền thảo khô trong quá trình hỗ trợ chữa bệnh, điều hòa cơ thể.
Xem thêm:
- Kim tiền thảo khô: Công dụng và cách dùng
- Giải đáp: Trà kim tiền thảo có tác dụng gì?