Ngành Luật là một trong những ngành học có cơ hội việc làm rộng mở và triển vọng phát triển nghề nghiệp rất tốt. Bởi vì tất cả các lĩnh vực trong đời sống của con người, từ kinh tế đến khoa học, công nghệ hay văn hóa, giáo dục đều có sự can thiệp của luật pháp. Bài viết hôm nay sẽ review chi tiết về ngành Luật tại NEU để các bạn có thể tham khảo trước khi lựa chọn ngành học cho mình nhé!
1. Ngành Luật là gì?
Mã ngành: 7380101
Nói một cách dễ hiểu, ngành Luật là một thuật ngữ để chỉ toàn bộ các ngành khoa học nghiên cứu về pháp luật. Ngành luật bao gồm cả các hoạt động học tập, nghiên cứu về pháp luật tại các trường đại học, các cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu.
Theo học ngành Luật ở trình độ Đại học, bạn sẽ được cung cấp các kiến thức về Luật ở hầu hết các lĩnh vực. Chẳng hạn như Luật thương mại, Luật tài chính, Luật kinh tế, quy định chung về tài sản, thừa kế, Luật hôn nhân gia đình, luật môi trường, khoa học về điều tra hình sự, luật hình sự phần tội phạm, tội phạm học, tranh chấp thương mại, bồi thường hợp đồng, khiếu nại, tố cáo, quyền con người, quyền công dân,…
Ngoài ra, bạn cũng sẽ được trang bị các kỹ năng để có thể hành nghề luật như: kỹ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá thông tin, chứng cứ; kỹ năng đàm phán; kỹ năng soạn thảo văn bản pháp lý, hợp đồng; kỹ năng sử dụng ngoại ngữ vào các công việc chuyên môn của ngành Luật;…
2. Học ngành Luật tại NEU như thế nào?
Thời gian đào tạo: 4 năm, mỗi năm có 2 học kỳ chính và 1 học kỳ phụ (học kỳ hè).
Khối lượng kiến thức đào tạo là 130 tín chỉ: khối kiến thức giáo dục đại cương là 43 tín chỉ, khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp là 87 tín chỉ (trong đó có 18 tín chỉ kiến thức chuyên sâu và 10 tín chỉ chuyên đề thực tập).
Cụ thể chương trình đào tạo của ngành như sau:
Chương trình đào tạo ngành Luật của NEU
3. Điểm chuẩn ngành Luật của NEU
4. Cơ hội việc làm cho sinh viên ngành Luật sau khi tốt nghiệp NEU ra sao?
Sau khi tốt nghiệp ngành Luật tại NEU, bạn có thể làm việc tại rất nhiều vị trí khác nhau tùy theo năng lực và kinh nghiệm của bản thân. Dưới đây là một số vị trí công việc của ngành Luật bạn có thể tham khảo:
- - Bạn có thể làm luật sư, chuyên viên pháp lý, cố vấn pháp lý, thẩm phán, công chứng viên, chấp hành viên, thẩm tra viên, thư ký toà án, điều tra viên.
- - Bạn có thể làm chuyên viên lập pháp, hành pháp và tư pháp, hoặc chuyên viên tư vấn pháp luật, cán bộ nghiên cứu pháp luật.
- - Bạn có thể làm các công việc liên quan đến pháp lý cho các công ty, doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, xã hội, các đơn vị sản xuất, kinh doanh.
- - Bạn có thể làm công việc nghiên cứu, giảng dạy về luật.
Đây là một số loại hình tổ chức, doanh nghiệp bạn có thể lựa chọn để làm việc:
- - Nhóm 1: Làm việc trong hệ thống lập pháp, hành pháp, tư pháp tại các cơ quan của nhà nước ở Trung ương và địa phương.
- - Nhóm 2: Làm việc trong các tổ chức cung cấp dịch vụ pháp lý, hành nghề luật như: văn phòng công chứng; văn phòng, công ty luật; văn phòng thừa phát lại; trung tâm hoà giải thương mại; trung tâm trọng tài thương mại.
- - Nhóm 3: Làm việc tại các trung tâm nghiên cứu, viện nghiên cứu; các cơ sở đào tạo về luật trong nước và quốc tế.
- - Nhóm 4: Làm việc trong các công ty, doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.
- - Nhóm 5: Làm việc tại các tổ chức khác trong nước và quốc tế.
Với những thông tin trong bài viết “Review ngành Luật trường Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU): Ra trường không sợ… ngồi không,” chắc hẳn bạn đã có cái nhìn chi tiết hơn về ngành Luật tại NEU. Nếu bạn đang chưa tìm được một ngành phù hợp với bản thân thì có thể chọn ngành Luật tại NEU để thử sức nhé!