Hoa hồi hay còn được gọi là hoa đại hồi là hoa của một loại cây có nguồn gốc từ Trung Quốc và vùng đông bắc Việt Nam. Đây là loài cây gia vị có tác dụng và mùi thơm tương tự như cây tiểu hồi. Đặc điểm của loài cây này là có hình dáng khá nhỏ chỉ cao từ 6-10m, thân cây thẳng và nhẵn, có màu nâu xám.
Thông thường hoa hồi sẽ có 6-8 cánh, xếp thành hình cánh sao có đường kính từ 2,5 đến 3 cm, mỗi cánh mang bên trong một hạt nhỏ hình quả trứng nhẵn bóng. Đa phần hoa hồi sau khi thu hoạch sẽ được mang đi phơi khô, sử dụng dưới dạng hoa khô, chỉ có một phần nhỏ được đem chế biến thành tinh dầu.
Hoa hồi có tác dụng gì?
Theo đông y, hoa hồi có vị ngọt, mùi thơm, tính cay, nóng thường được sử dụng để làm gia vị của các món ăn như cà ri, phở, món hầm, món tiềm, kho hoặc xào… Ngoài ra, nó còn có tác dụng chữa đau bụng, nôn mửa, cảm cúm... cùng một số tác dụng nổi bật như sau:
- Giúp kích thích tiêu hóa, chữa chứng đau dạ dày:
Hoa hồi là liều thuốc giảm đau dạ dày rất hiệu quả nhờ các enzyme giúp kích thích tiêu hóa, làm giảm các hoạt động co bóp, giúp dạ dày dễ chịu hơn.
- Giúp kích thích vị giác:
Nếu bạn có cảm giác chán ăn, biếng ăn, ăn không ngon miệng, bạn chỉ cần sử dụng một ít bột hoa hồi vào thức ăn để món ăn thêm hấp dẫn sẽ khiến bạn có cảm giác thèm ăn và ăn ngon miệng hơn trước.
- Giúp lợi sữa cho mẹ bầu:
Đây chắc hẳn là tác dụng khiến nhiều người bất ngờ nhất, vì không ai nghĩ hoa hồi có khả năng giúp lợi sữa. Nhưng từ bao đời nay, các bà mẹ xưa đã dùng hoa hồi nấu nước uống để giúp gia tăng tuyến sữa cho mẹ bầu. Giúp mẹ có nguồn sữa dồi dào.
- Chữa đau nhức, thấp khớp:
Khi tuổi càng lớn, các khớp xương bắt đầu thoái hóa gây đau nhức, khó chịu cho người cao tuổi. Chính vì thế, hoa hồi chính là trợ thủ đắc lực giúp điều trị đau nhức rất hiệu quả.
- Chữa ngộ độc thức ăn và trị rắn cắn:
Từ xưa, người dân ta đã dùng loại thảo mộc này để chữa ngộ độc cá hoặc thịt, chữa rắn cắn rất hiệu quả. Chỉ cần lấy lá cây hồi giã nhuyễn rồi vắt lấy nước cốt để uống, dùng phần bã đắp vào chỗ bị rắn cắn sẽ có hiệu quả.
- Chữa cảm cúm, tiêu đờm:
Hoa hồi có chứa một hợp chất gọi là axit shikimic, thường được tìm thấy trong các loại thuốc điều trị cúm như Tamiflu sẽ giúp kích thích phổi tiết dịch, làm dịu đường hô hấp và tiêu khử đờm.
- Lưu thông khí huyết:
Hoa hồi giúp lưu thông khí huyết, thông kinh mạch, giúp an thần, ngủ ngon và giữ ấm cơ thể rất tốt.
- Kháng khuẩn và kháng viêm:
Vi khuẩn gây bệnh có thể gây ra nhiều loại bệnh khác nhau, từ nhiễm trùng tai đến nhiễm trùng đường tiết niệu và nhiều bệnh khác. Hoa hồi đã được chứng minh là có đặc tính kháng khuẩn mạnh mẽ và rất có lợi trong việc bảo vệ cơ thể, chống lại những chủng vi khuẩn có hại này.
Ngoài việc tiêu diệt các chủng vi khuẩn gây bệnh, một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, vỏ hoa hồi có đặc tính kháng nấm mạnh mẽ.
- Xua đuổi côn trùng:
Các báo cáo khoa học cho biết, hoa hồi có khả năng xua đuổi côn trùng rất tốt. Bạn chỉ cần bôi vài giọt tinh dầu hoa hồi lên người hoặc cho vào máy xông không khí, đảm bảo sẽ không có côn trùng nào dám lởn vởn trong nhà của bạn.
- Điều trị hôi miệng:
Hoa hồi có khả năng giúp bạn chống lại các vi khuẩn gây hôi miệng, giúp cho bạn có hơi thở thơm tho, đồng thời răng bạn sẽ trắng sáng lên mỗi ngày.
- Ngăn ngừa lão hóa, chống nếp nhăn và tàn nhang:
Hoa hồi giúp làm sạch lỗ chân lông, loại bỏ bụi bẩn và bả nhờn giúp chị em phụ nữ có làn da trắng hồng, mềm mịn và căng bóng hơn.
- Tăng cường sức khỏe tim mạch:
Chứa nhiều chất chống oxy hóa mạnh, hoa hồi có thể giúp giảm stress oxy hóa, ngăn ngừa sự tích tụ của các gốc tự do có hại và giúp tăng cường sức khỏe tim mạch.
- Giúp điều chỉnh lượng đường trong máu:
Hợp chất anethole chứa trong hoa hồi có tác dụng trong việc duy trì lượng đường, từ đó ngăn ngừa bệnh tiểu đường.
Hoa hồi có rất nhiều lợi ích sức khỏe.
Hoa hồi ngâm rượu có tác dụng gì?
Hoa hồi là một vị thuốc với rất nhiều công dụng, nhưng khi đem đi ngâm rượu thì sẽ mang lại tác dụng như:
- Kích thích chức năng hệ tiêu hóa tốt hơn:
Hệ tiêu hóa luôn là một phần rất quan trọng và không thể thiếu trong cơ thể con người. Một người muốn khỏe mạnh thì trước tiên cần có hệ tiêu hóa tốt. Khi dùng hoa hồi ngâm rượu sẽ giúp cho hệ tiêu hóa được kích thích và hoạt động mạnh mẽ hơn.
Lưu ý là ngâm hoa hồi với loại rượu có nồng độ cồn nhẹ để tránh tình trạng say xỉn hoặc có hại đến dạ dày của bạn. Mỗi ngày uống khoảng 1 chén rượu hoa hồi ngâm rượu vào buổi sáng thì hệ tiêu hóa sẽ được khởi động và tiếp thêm rất nhiều năng lượng. Vì đây là rượu nên không được lạm dụng quá nhiều để tránh những trường hợp không mong muốn.
- Giúp trị đau bụng:
Chúng ta đau bụng do rất nhiều nguyên nhân, và một trong những nguyên nhân thường gặp phải đó là do lạnh bụng. Hoa hồi có đặc tính ấm nóng kết hợp với rượu nữa thì đây là sự kết hợp hoàn hảo.
- Chữa trị bệnh xương khớp:
Theo quan niệm của dân gian, khi cơ thể đau ốm do kinh mạch chưa lưu thông, khí huyết bị ứ trệ dẫn đến đau nhức, khi được hóa giải sẽ không đau nữa.
Với nguyên lý đó, các thầy thuốc ngày xưa đã biết dùng rượu hoa hồi để làm cho khí độc tại vùng đau nhức tan biến. Khi bị đau nhức xương khớp chỉ cần dùng rượu hoa hồi để xoa bóp vào vùng bị đau nhức trong khoảng 15 phút mỗi ngày, bạn sẽ thấy hiệu quả.
Cách sử dụng hoa hồi
Tùy thuộc vào mục đích mà sẽ có những cách sử dụng hoa hồi khác nhau, tiêu biểu như nấu ăn sẽ dùng bột hoa hồi, hoa hồi khô, cánh hoa hồi, hoặc tinh dầu hoa hồi... Nhưng đặc điểm chung là đều sử dụng hoa hồi khô sau đó đem xay thành bột, ngâm rượu hoặc đi chiết xuất để lấy tinh dầu có trong hoa hồi.