TỔNG QUAN DU LỊCH HÀ NỘI
Thành phố Hà Nội là thủ đô ngàn năm văn hiến với những di tích cổ xưa, cuộc sống yên bình. Nếu đã một lần du lịch Hà Nội, chắc chắn bạn không thể nào quên không khí đặc trưng nơi đây, với Hồ Gươm, Hồ Tây, những quán cafe trầm mặc, những con đường nhỏ và những gánh hàng rong.
DI CHUYỂN: PHƯƠNG TIỆN DI CHUYỂN ĐẾN HÀ NỘI
Máy bay
Do là thủ đô của cả nước nên có rất nhiều chuyến bay hàng ngày từ các thành phố khác đến Hà Nội. Bạn có thể tham khảo giá vé của các hãng hàng không như: Jetstar Pacific, Vietjet Air hay Vietnam Airlines,… để chuẩn bị cho chuyến du lịch Hà Nội sắp tới.
Cách di chuyển từ sân bay Nội Bài về trung tâm thành phố
Taxi
Để di chuyển từ sân bay quốc tế Nội Bài đến trung tâm thành phố Hà Nội bạn có thể chọn taxi. Một số cách đi ghép hay các hãng taxi tư nhân khác, bạn có thể tham khảo thêm thông tin và giá cước Tại đây.
Xe buýt
Hiện có 9 tuyến xe buýt Hà Nội đi sân bay quốc tế Nội Bài. Bạn có thể tham khảo thông tin dưới đây:
- Xe số 7:
Chiều đi: Bãi đỗ xe Cầu Giấy - Cầu Giấy - Điểm trung chuyển Cầu Giấy (hè trước tường rào Vườn thú Hà Nội) - Cầu Giấy - Nguyễn Văn Huyên - Hoàng Quốc Việt - Phạm Văn Đồng - Cầu Thăng Long - Võ Văn Kiệt - Đường dưới cầu vượt Kim Chung - Võ Văn Kiệt - Quay đầu tại điểm mở (đối diện công ty dịch vụ hàng hóa hàng không - ACS) - Võ Văn Kiệt - Sân bay Nội Bài (Sân đỗ P2, nhà ga T1).
Chiều về: Sân bay Nội Bài (Sân đỗ P2, nhà ga T1) - Võ Văn Kiệt - Đường vào sân đỗ nhà ga T2, sân bay Nội Bài - Điểm dừng xe bus đón trả khách (sân đỗ xe nhà ga T2) - Võ Văn Kiệt - Cầu Thăng Long - Phạm Văn Đồng - Hoàng Quốc Việt - Nguyễn Văn Huyên - Nguyễn Khánh Toàn - Trần Đăng Ninh - Cầu Giấy - Điểm trung chuyển Cầu Giấy - Cầu Giấy (đường dưới) - Bãi đỗ xe Cầu Giấy.
+ Thời gian hoạt động: 5h00 - 21h35 (Cầu Giấy) 22h35 (Nội Bài)/CN:5h00 - 21h30 (Cầu Giấy); 5h08 - 22h30 (Nội Bài).
+ Giá vé: 8.000đ/lượt
+ Thời gian kế hoạch 1 lượt: 50 phút. Số chuyến: 12 - 15 xe chuyến/ngày. Giãn cách chuyến: 3 - 8 -13 - 20 phút/chuyến phút
- Xe số 17:
Chiều đi: Long Biên (Đối diện Đội CSGT số 1 Hà Nội - Số 3 Trần Nhật Duật) - Trần Nhật Duật - Yên Phụ - Quay đầu tại đối diện 92 Yên Phụ - Điểm trung chuyển Long Biên - Yên Phụ - Trần Nhật Duật - Cầu Chương Dương - Nguyễn Văn Cừ - Ngô Gia Tự - Cầu Đuống - Thiên Đức - Dốc Vân - Quốc lộ 3 - Đường Cổ Loa - Cao Lỗ - Đông Anh - Quốc lộ 3 - Nguyên Khê - Phủ Lỗ - Quốc lộ 2 - Đường nối Quốc lộ 2 và đường Võ Văn Kiệt, Võ Nguyên Giáp - Võ Nguyên Giáp - Quay đầu tại điểm mở - Võ Nguyên Giáp - Võ Văn Kiệt - Sân bay Nội Bài (Sân đỗ P2, Nhà ga T1).
Chiều về: Sân bay Nội Bài (Sân đỗ P2, Nhà ga T1) - đường trục nội cảng - Trạm thu phí Sân bay Nội Bài - Võ Văn Kiệt - Quay đầu tại điểm mở đường Võ Văn Kiệt - Võ Văn Kiệt - Đường nối Quốc lộ 2 và đường Võ Văn Kiệt - Quốc lộ 2 - Phủ Lỗ - Nguyên Khê - Đông Anh - Cao Lỗ - Đường Cổ Loa - Quốc lộ 3 - Thiên Đức - Cầu Đuống - Ngô Gia Tự - Nguyễn Văn Cừ - Cầu Chương Dương - Trần Nhật Duật - Yên Phụ - Điểm trung chuyển Long Biên - Yên Phụ - Quay đầu tại đối diện 92 Yên Phụ - Trần Nhật Duật - Long Biên (Đối diện Đội CSGT số 1 Hà Nội - Số 3 Trần Nhật Duật).
+ Giá vé: 9.000đ/lượt
+ Thời gian hoạt động: 5h00 - 20h30 (Long Biên); 5h10 - 22h00 (Nội Bài)/ CN: 5h00 - 20h30 (Long Biên) 5h10 - 22h00 (Nội Bài).
+ Thời gian kế hoạch 1 lượt: 70-80 phút. Số chuyến: 19 xe chuyến/ngày. Giãn cách chuyến: 10 -15 - 20 phút/chuyến phút.
- Xe số 90:
Chiều đi: Kim Mã (Số 1 Kim Mã) - Giảng Võ - Núi Trúc - Kim Mã - Liễu Giai - Văn Cao - Thụy Khuê - Lạc Long Quân - Nguyễn Hoàng Tôn - Võ Chí Công - Cầu Nhật Tân - Võ Nguyên Giáp - Nhà ga nội địa T1 (sảnh A, B, E - tầng 2 ga đi) - Võ Nguyên Giáp - Nhà ga quốc tế T2 (sảnh A1, A2 - tầng 2 ga đi) - Cầu vượt đường Võ Nguyên Giáp - Võ Nguyên Giáp - Quay đầu tại điểm mở trước Công ty Dịch vụ hàng hóa hàng không - Võ Nguyên Giáp - Cổng vào BĐX nhà ga T1 - Sân bay Nội Bài (trả khách và đỗ tại bãi đỗ xe bus nhà ga T1 Sân bay Nội Bài).
Chiều về: Sân bay Nội Bài (BĐX nhà ga T1) - Nhà ga T1 (tầng 1 ga đến) - Võ Nguyên Giáp - Đường nội bộ nhà ga T1-T2 - Nhà ga T2 (tầng 1 ga đến) - Cầu vượt đường Võ Nguyên Giáp - Võ Nguyên Giáp - Cầu Nhật Tân - Võ Chí Công - Nguyễn Hoàng Tôn - Lạc Long Quân - Hoàng Hoa Thám - Văn Cao - Liễu Giai - Kim Mã - Kim Mã (Số 1 Kim Mã).
+ Giá vé: 9.000đ/lượt
+ Thời gian hoạt động: Kim Mã 05h30 - 21h10; Sân bay Nội Bài: 06h40 - 22h30.
+ Thời gian kế hoạch 1 lượt: 50 - 60 phút. Số chuyến: 7 xe chuyến/ngày. Giãn cách chuyến: 20 - 30 phút/chuyến phút.
- Xe số 86:
Chiều đi: Ga Hà Nội - Lê Duẩn - Nguyễn Du - Yết Kiêu - Trần Hưng Đạo - Dã Tượng - Lý Thường Kiệt - Hàng Bài - Bờ Hồ - Trần Nguyên Hãn - Hàng Vôi - Hàng Tre - Hàng Muối - Trần Nhật Duật - điểm trung chuyển Long Biên - Yên Phụ (đường dành riêng cho xe bus) - Nghi Tàm - Âu Cơ - Cầu Nhật Tân - Võ Nguyên Giáp - Nhà ga nội địa T1 (sảnh A, B, E - tầng 2 ga đi) - Võ Nguyên Giáp - Nhà ga quốc tế T2 (sảnh A1, A2 - tầng 2 ga đi) - Cầu vượt đường Võ Nguyên Giáp - Võ Nguyên Giáp - Quay đầu tại điểm mở trước Công ty Dịch vụ hàng hóa hàng không - Cổng vào BĐX nhà ga T1 - Sân bay Nội Bài (trả khách và đỗ tại bãi đỗ xe bus nhà ga T1 Sân bay Nội Bài).
Chiều về: Sân bay Nội Bài (bãi đỗ xe bus nhà ga T1 Sân bay Nội Bài) - Nhà ga nội địa T1 (sảnh A, B, E - tầng 1 ga đến) - Võ Nguyên Giáp - Đường nội bộ T1-T2 - Nhà ga nội địa T2 (sảnh tầng 1 ga đến cửa D1-D2) - Cầu vượt đường Võ Nguyên Giáp - Võ Nguyên Giáp - Cầu Nhật Tân - Âu Cơ - Nghi Tàm - Yên Phụ (đường dành riêng cho xe bus) - điểm trung chuyển Long Biên - Trần Nhật Duật - Trần Quang Khải - Tràng Tiền - Lê Thánh Tông - Hai Bà Trưng - Ngô Quyền - Lý Thường Kiệt - Lê Duẩn - Ga Hà Nội.
+ Giờ hoạt động: Ga Hà Nội: 05h05 - 21h40; Nội Bài: 06h18 - 22h58.
+ Giá vé: 35000 đồng/lượt
+ Tần suất chuyến: 25 - 30 phút/chuyến. Lượt xe kế hoạch/ngày: 80 lượt/ngày
- Xe số 68:
Chiều đi: Trung tâm thương mại Mê Linh Plaza Hà Đông - Bưu điện Hà Đông - Học viện khoa học xã hội - Bách hóa Thanh Xuân - Khu Đô Thị Trung Hòa Nhân Chính - Trường cao đẳng cộng đồng Hà Nội- UBND Phường Dịch Vọng Hậu (Quận Cầu Giấy) - Bảo tàng dân tộc học Việt Nam - Học viện Quốc Phòng - KĐT Nam Thăng Long - Ga hàng hóa Nội Bài - Nhà ga T1(Sân bay Nội Bài) - Nhà ga T2 (Sân bay Nội Bài).
Chiều về: Nhà ga T1(Sân bay Nội Bài) - Nhà ga T2 (Sân bay Nội Bài) - Ga hàng hóa Nội Bài - KĐT Nam Thăng Long - Học viện Quốc Phòng - Công viên Nghĩa Đô - UBND phường Dịch Vọng Hậu - Đại học Phương Đông - KĐT Trung Hòa Nhân Chính - Bách hóa Thanh Xuân - Học viện Bưu chính viễn thông - Bưu điện Hà Đông - Trung tâm thương mại Mê Linh Plaza Hà Đông.
+ Giá vé: 40.000đ/lượt
+ Thời gian hoạt động: Trung tâm thương mại Mê Linh Plaza Hà Đông: 05h00-21h30; Sân bay Nội Bài: 06h32 -23h02.
+ Tần suất chuyến: 30 phút/chuyến. Thời gian chạy xe trên tuyến: 70-75 phút/lượt
- Xe số 109:
Chiều đi: Bến xe Mỹ Đình - Phạm Hùng - Phạm Văn Đồng - Cầu Thăng Long - Võ Văn Kiệt - Quay đầu tại điểm mở (đối diện công ty dịch vụ hàng hóa hàng không - ACS) - Võ Văn Kiệt - Sân bay Nội Bài (Sân đỗ P2, nhà ga T1)
Chiều về: Sân bay Nội Bài (Sân đỗ P2, nhà ga T1) - Võ Văn Kiệt - Đường vào sân đỗ nhà ga T2, sân bay Nội Bài - Võ Văn Kiệt - Cầu Thăng Long - Phạm Văn Đồng - Phạm Hùng - BX Mỹ Đình.
+ Giá vé: 8.000đ/lượt
+ Thời gian hoạt động: BX Mỹ Đình 05h00 - 21h00; Sân bay Nội Bài: 05h00 - 21h30.
+ Tần suất chuyến: 20 - 30 phút/chuyến.
- Xe số NB01:
Lộ trình tuyến bus số NB01: Nội Bài (nhà ga T2) - nhà ga T1 - Võ Văn Kiệt - Võ Nguyên Giáp - cầu Nhật Tân - Nam Nhật Tân - Xuân La - Lạc Long Quân - Bưởi - Đào Tấn (cạnh khách sạn Daewoo).
+ Giá vé: 40.000đ/lượt
+ Tần suất chuyến: 75 phút/chuyến.
- Xe số NB02:
Lộ trình tuyến bus số NB01: Nội Bài (Nhà ga T2) - Nhà ga T1 - Võ Văn Kiệt - Võ Nguyên Giáp - Đường 5 kéo dài - Cầu Đông Trù - Nguyễn Văn Cừ - Cầu Chương Dương - Trần Quang Khải - Trần Khánh Dư - Nguyễn Khoái - Minh Khai - KĐT Times City.
+ Giá vé: 40.000đ/lượt
+ Tần suất chuyến: 90 phút/chuyến
- Xe số NB03:
Lộ trình tuyến bus số NB01: Sân bay Nội bài (Nhà ga T2) - Nhà ga T1 - Võ Nguyên Giáp - đường 6km (Hải Bối) - Cầu Thăng Long - Phạm Văn Đồng - Phạm Hùng - Khuất Duy Tiến - Nguyễn Xiển - Nghiêm Xuân Yêm - Nguyễn Hữu Thọ (Linh Đàm) - Giải Phóng - BX nước ngầm.
+ Giá vé: 40.000đ/lượt
+ Tần suất chuyến: 105 phút/chuyến
Xe của các hãng hàng không
Ở Hà Nội: Một trong những nét độc đáo của du lịch Hà Nội là xích lô phố cổ. Rất nhiều du khách đến Hà Nội chọn phương tiện này để tham quan, khám phá những nét đẹp cổ kính trên từng con phố giữa một Hà Nội sầm uất và náo nhiệt. Nếu xích lô mang lại nét cổ xưa thì xe điện là phương tiện của “du lịch xanh” hiện đại và rất mới của du lịch Hà Nội. Bạn sẽ được khám phá một Hà Nội văn minh, lịch sự với nhịp sống hiện đại.
ĐỊA ĐIỂM THAM QUAN DU LỊCH HÀ NỘI
Hồ Hoàn Kiếm
Điểm đến đặc sắc nhất trong danh sách phải ghé thăm khi du lịch Hà Nội, đó chính là hồ Gươm. Nằm giữa trung tâm thủ đô, hồ Gươm được ví như trái tim nằm giữa lòng của vùng đất ngàn năm tuổi. Đến đây, du khách sẽ phải đắm chìm vào không gian cổ kính. Nơi có những bóng cây cổ thụ in trên mặt nước, nơi có những rặng liễu thướt tha đang xỏa tán cây, cùng những ngôi chùa cổ kính, tháp rêu phong,… Tất cả hiện lên như một bức tranh về phố cổ, nơi hội tụ đầy đủ những vẻ đẹp tinh hoa dân tộc.
Tản bộ trên những con đường lát gạch tại hồ Gươm. Du khách sẽ phải ngỡ ngàng khi thấy một Hà Nội cổ kính nhưng vẫn đầy hiện đại hiện lên thật rõ ràng. Bên cạnh hồ là những công trình kiến trúc như tháp Bút, đài Nghiên, cầu Thê Húc dẫn vào đền Ngọc Sơn, đền vua Lê Thái Tổ, tháp Hòa Phong,…
Nhà tù Hỏa Lò
Nhà tù Hỏa Lò được xây dựng từ năm 1896 với tên gọi “Maison Central”. Đây là một trong những công trình kiên cố vào loại bậc nhất Đông Dương khi đó. Nơi đây lưu giữ nhiều tư liệu quý giá được trưng bày cẩn thận và thu hút hàng ngàn lượt khách đến tham quan khi du lịch Hà Nội.
Hoàng thành Thăng Long
Hoàng thành Thăng Long là di tích quan trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích lịch sử của Việt Nam. Đến đây, du khách có thể tham quan những địa điểm nổi bật như: khu khảo cổ học số 18 Hoàng Diệu, Đoan Môn, Điện Kính Thiên, Bắc Môn (thành Cửa Bắc)… Những kiến trúc xưa cổ ở Hoàng thành Thăng Long như tái hiện một kiệt tác đã được lưu giữ từ rất lâu, gắn liền với sự phát triển của Thăng Long - Hà Nội. Được các triều vua xây dựng trong nhiều giai đoạn lịch sử.
Chùa Một Cột
Nhắc đến chùa Một Cột đã không còn quá xa lạ đối với người dân Việt Nam đặc biệt là người dân thủ đô. Chùa Một Cột được xây dựng năm 1049 dưới triều đại nhà Lý. Là một trong những biểu tượng của thủ đô Hà Nội bên cạnh tháp Rùa và Khuê Văn Các. Đến đây, du khách không chỉ hành hương mà còn được chiêm ngưỡng kiệt tác kiến trúc mang tính thẩm mỹ cao và phản ánh được những nét đẹp trong văn hóa dân tộc.
Cầu Long Biên
Cầu Long Biên được Pháp xây dựng từ năm 1898. Là cây cầu thép đầu tiên bắc qua sông Hồng. Cầu Long Biên gắn liền với hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của dân tộc. Được coi là biểu tượng của Hà Nội trong những năm tháng khó khăn vất vả.
Được xem là chứng nhân lịch sử cầu Long Biên vẫn còn lắng động những kí ức lịch sử không thể xóa nhòa. Đến đây chụp vài tấm ảnh và chiêm ngưỡng hết những vẻ đẹp vốn có sẽ khiến cho du khách cảm thấy thư thái hơn, dễ chịu hơn và có một chút nhớ về những ngày xưa ấy.
Sân vận động quốc gia Mỹ Đình
Cái tên “sân vận động quốc gia Mỹ Đình” đã không còn xa lạ đối với mỗi người dân Việt Nam, đặc biệt những tín đồ thể thao. Đây là sân vận động lớn thứ hai của Việt Nam với sức chứa lên đến hơn 40.000 chỗ ngồi. Sân vân động được ưu tiên chọn là nơi tổ chức các sự kiện lớn tầm cỡ quốc gia và quốc tế như các giải đấu bóng đá, lễ hội âm nhạc sôi động… Sân vận động Mỹ Đình cũng là nơi diễn ra những màn pháo hoa rực rỡ mỗi dịp lễ Tết.
Chợ Đồng Xuân
Chợ Đồng Xuân là một trong những chợ lớn nhất ở Hà Nội. Vì là chợ đầu mối, thế nên các mặt hàng ở đây cũng rẻ hơn so với những nơi khác. Chợ Đồng Xuân còn là địa điểm bán rất nhiều đồ ăn ngon hấp dẫn đặc trưng của Hà Nội. Nếu có dịp đến đây bạn đừng quên thưởng thức nhé!
Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Đây là một quần thể kiến trúc văn hóa hàng đầu và là niềm tự hào của người dân thủ đô. Khi nhắc đến truyền thống ngàn năm văn hiến của Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội. Đây cũng được xem là biểu tượng của nền giáo dục Việt Nam. Là nơi thờ phụng các bậc Tiên thánh, Tiên sư của đạo Nho và Tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An - người thầy tiêu biểu về đạo cao, đức trọng của nền giáo dục Việt Nam.
Nhà thờ lớn Hà Nội
Đây được xem là công trình kiến trúc tiêu biểu của Hà Nội. Quang cảnh thoáng đãng và dễ chịu khiến nơi đây là điểm đến thu hút của giới trẻ Hà Nội cũng như những người du lịch Hà Nội. Buổi sáng ngồi café vỉa hè đặc trưng khoan khoái hưởng thụ cái thời tiết se lạnh của tiết trời Hà Nội. Đến tối cùng tụ họp bạn bè chuyện phiếm bên ly trà chanh.
Phố cổ Hà Nội
Những khung cảnh hoài cổ sẽ hiện lên một cách rõ ràng hơn khi du khách đặt chân đến phố cổ. Một trong những địa điểm du lịch Hà Nội đầy hấp dẫn. Phố cổ Hà Nội nằm ở phía Tây và phía Bắc của hồ Hoàn Kiếm. Là nơi tập trung đông dân cư sinh sống, có cả 36 phố phường.
Tản bộ và thưởng thức ẩm thực phố cổ như phở Bát Đàn, chả cá Lã Vọng, bún chả hàng Mành, mì vằn thắn Đinh Liệt, bún ốc nguội Ô Quan Chưởng,… sẽ khiến du khách yêu hơn về con người và vùng đất ngàn năm văn hiến này.
Nhà hát Lớn Hà Nội
Là một phiên bản nhỏ hơn của Opéra Garnier ở Paris. Số 1 Tràng Tiền, con phố trung tâm của thành phố. Nhà hát Lớn còn là nơi diễn ra rất nhiều những sự kiện trọng đại của đất nước.
Quảng trường Ba Đình - Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh
Quảng trường Ba Đình - lăng Bác, nơi đây là trung tâm chính trị của Việt Nam với nhà Quốc Hội, phủ Chủ Tịch,… Lăng Bác là nơi cất giữ thi hài của vị cha già kính yêu của dân tộc. Khi vào viếng lăng Bác, du khách nhớ ăn mặc chỉnh tề, không mang thiết bị điện tử vào ghi hình và đảm bảo trật tự trong quá trình tham quan.
Quảng trường Ba Đình là quảng trường lớn nhất tại Việt Nam. Là nơi ghi nhận nhiều dấu ấn quan trọng trong lịch sử dân tộc, là nơi chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Khu di tích Phủ Chủ tịch
Phía sau Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh là một căn nhà sàn khiêm tốn. Nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh sống trong những năm 1960. Ngôi nhà sàn mang dáng dấp của một ngôi nhà nông thôn truyền thống. Tại đây còn có cả một khu vườn tươi tốt cũng như ao cá chép. Trong quần thể di tích này còn có cả Phủ Chủ tịch, được xây dựng cho Thống đốc Pháp trong thời kỳ thuộc địa vào đầu những năm 1900. Tòa nhà này ngày nay được dùng để tiếp các đoàn khách quốc tế quan trọng và không mở cửa cho công chúng vào tham quan.
Chùa Trấn Quốc
Chùa Trấn Quốc có kiến trúc giống như một bông sen đang nở. Chùa nằm ở bán đảo phía đông Hồ Tây, Hà Nội, được xây dựng từ thời vua Lý Nam Đế. Trong chùa hiện nay còn lưu giữ nhiều hiện vật có giá trị văn hóa lịch sử như bộ tượng thờ ở Thượng Điện, đặc biệt là pho tượng Thích Ca nhập Niết Bàn. Ngôi chùa là điểm đến hấp dẫn, thu hút nhiều phật tử và du khách đến tham quan.
Hồ Tây
Nằm không xa trung tâm thành phố, Hồ Tây là hồ có diện tích lớn nhất Hà Nội. Bạn có thể thuê xe đạp nước hoặc đi du thuyền quanh Hồ Tây. Thời điểm thích hợp nhất để bạn đến nơi đây là lúc hoàng hôn ngắm mặt trời lặn. Bên cạnh Hồ Tây là ngôi làng cổ Nghi Tàm, nơi đây còn lưu giữ lại được những thú chơi tao nhã của con người Hà Nội xưa đó là thú chơi canh cảnh, bon sai. Nghi Tàm - con đường được mệnh danh là làng hoa, cứ mỗi dịp tết đến xuân về là ngôi làng này sẽ tràn ngập trong sắc hoa tươi thắm. Gần khu vực Hồ Tây còn có làng Ngũ Xã với truyền thống đúc đồng, làng Yên Phụ với nghề làm nhang, đều là những địa điểm nên ghé thăm khi du lịch Hà Nội.
Nhà hát múa rối Thăng Long
Tới du lịch Hà Nội, một trong những điểm đến không thể bỏ qua của nhiều du khách trong nước và quốc tế là nhà hát múa rối Thăng Long. Ngay gần hồ Hoàn Kiếm. Rối biểu diễn trên mặt nước và được điều khiển bởi những nghệ nhân phía sau tấm màn cánh gà. Những tích truyện trong rối nước thể hiện rõ nét đời sống, văn hóa của người Việt Nam, đặc biệt được du khách nước ngoài yêu thích.
Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam
Đến đây du khách được chào đón để tham quan, nghiên cứu về dân tộc học từ những sự kiện tôn giáo tới các nghi lễ tượng trưng của 54 dân tộc Việt Nam. Bảo tàng hiện có 3 khu vực chính: Một khu bao gồm nhà trưng bày, văn phòng và cơ sở nghiên cứu, thư viện… Khu thứ 2 là khu trưng bày ngoài trời và khu thứ 3 nhằm để giới thiệu văn hóa các dân tộc nước ngoài, chủ yếu là các dân tộc ở Đông Nam Á.
Làng gốm Bát Tràng
Từ bao đời nay Bát Tràng là nơi sản xuất gốm sứ nổi tiếng và chất lượng nổi tiếng khắp cả nước. Bạn có thể đi lòng vòng quanh làng, có rất nhiều xưởng gốm, đường quanh làng là những bức tường phơi than độc đáo hay những ngôi nhà cổ mộc mạc. Nếu đến đây, bạn có thể đi bộ ra gần ven sông, có một loại phương tiện độc đáo giúp bạn khám phá Bát Tràng đó là “xe trâu”. Trong những xưởng gốm nhỏ. Bạn có thể tự tay tạo ra những sản phẩm bằng gốm yêu thích hay vẽ lên những chiếc cốc, những món đồ lưu niệm bằng gốm để tặng cho bạn bè, người thân.
Làng cổ Đường Lâm
Ngôi làng Việt Cổ vẫn còn giữ nguyên giá trị vật thể và phi vật thể về cung cách sinh sống của người xưa. Du khách đến đây còn có thể thưởng thức bữa trưa dân dã truyền thống tại sân một ngôi nhà cổ xưa, hay nghe kể chuyện, tham quan những bức tường phủ rêu. Thú vị nhất là thuê 1 chiếc xe đạp và đạp khắp làng. Đây cũng là nơi cho ra đời rất nhiều bộ ảnh cực kỳ đẹp.
Việt phủ Thành Chương
Tọa lạc dưới chân núi Sóc Sơn tại xã Hiền Ninh, Việt phủ Thành Chương là điểm đến bạn có thể đi trong một ngày. Đây là quần thể nhà cổ, tái hiện không gian xưa của người Việt. Thế giới của Việt phủ Thành Chương là sự đối lập với phố xá ồn ào náo nhiệt. Tới đây, bạn có thể hòa mình trong thiên nhiên trong lành, ngồi nghỉ chân trên bộ trường kỷ hay chõng tre bên hiên nhà ba gian. Nơi đây không có bóng dáng của những vật dụng hiện đại mà thay vào đó là cuộc hành trình tìm về ký ức xa xưa của mỗi du khách.
Vườn quốc gia Ba Vì
Điểm cộng đầu tiên cho nơi đây là thiên nhiên tươi mát, trong lành với những hàng cây râm mát. Bạn có thể dạo quanh công viên xương rồng, khu bảo tồn nhỏ hay tới thăm những công trình cổ do người Pháp xây dựng. Nơi đây còn có đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh, đền thờ thánh Tản Viên. Bạn cũng có thể leo tới đỉnh Vọng Cảnh để ngắm toàn cảnh rừng núi xung quanh.
Núi Trầm
Núi Trầm nằm ở xã Phụng Châu, huyện Chương Mỹ, cách trung tâm Hà Nội chưa đầy 30km, mất khoảng 45 phút - 1 giờ đồng hồ nếu bạn đi xe máy. Ngọn núi này không quá cao, nhưng có địa hình cực kỳ đẹp, với nhiều hang, và con đường mòn uốn lượn trong các thung lũng bằng phẳng. Nơi bạn có thể cắm trại, tổ chức tiệc nướng BBQ. Ở gần đó còn có một vài ngôi chùa mà bạn có thể đến tham quan như chùa Trầm, chùa Vô Vi, chùa Long Tiên…
Hồ Quan Sơn
Nằm cách Hà Nội khoảng 50 km, hồ Quan Sơn là điểm đến được nhiều người chú ý. Với diện tích 850 ha cùng hơn 100 ngọn núi lớn nhỏ nghiêng mình soi bóng xuống mặt hồ. Nơi đây còn được mệnh danh là Hạ Long trên cạn. Bạn nên bắt đầu chuyến tham quan từ sáng sớm để tận hưởng bầu không khí trong lành và thoáng đãng. Người chèo thuyền sẽ đưa bạn tới những núi Hòn Mê, Mõm Nghé, Đá Bạc, Hoa Quả Sơn hay cửa Thung Voi Nước… Tại một số ngọn núi, bạn còn có thể trèo lên để phóng tầm mắt nhìn ra hồ Quan Sơn rộng lớn.
ẨM THỰC HÀ NỘI
Ẩm thực Hà Nội luôn hấp dẫn với những món ăn đậm chất riêng. Một số món ăn không thể bỏ qua khi du lịch Hà Nội:
1. Phở
Phở là món ăn không thể bỏ qua khi du lịch Hà Nội. Phở gánh Hàng Trống là một quán gánh nhỏ trên vỉa, khách tới ăn không có bàn mà chỉ ngồi trên những chiếc ghế nhỏ, mỗi người một tô phở ngon lành. Điều đặc biệt là hàng phở này chỉ bán buổi chiều. Hàng phở bò nổi tiếng ngon miệng là Phở Lý Quốc Sư. Còn nếu muốn ăn phở gà, bạn hãy tới hàng phở gà nằm trên phố Quan Thánh. Lạ miệng với món phở trộn chua chua ngọt ngọt tại Phở Hạnh phố Lãn Ông hoặc hàng phở nằm trên phố Lương Văn Can. Phở áp chảo trên phố Bát Đàn.
Địa chỉ quán:
Phở Thìn 13 Lò Đúc: 13 P. Lò Đúc, Phạm Đình Hổ, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Phở Sướng: Ng. Trung Yên/24B P. Đinh Liệt, Phố cổ Hà Nội, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Phở Gánh: 61 P. Hàng Ngang, Hàng Đào, Hoàn Kiếm, Hà Nội
2. Chả cá Lã Vọng
Cá được chiên trên một chảo dầu nhỏ. mỗi bàn ăn sẽ có một bếp than hoa nho nhỏ cùng chảo cá đặt bên trên. Cá ăn kèm với bánh đa nướng, bún rỗi, cùng với đó là lạc rang, rau mùi, húng láng, thì là, hành củ tươi chẻ nhỏ chấm với mắm tôm. Mắm tôm phải được pha chế bằng cách vắt chanh tươi, thêm ớt. đánh sủi lên rồi cho thêm chút tinh dầu cà cuống, thêm vài giọt rượu trắng, một ít nước mỡ và đường. Món ăn đậm vị ngọt bùi, beo béo.
Địa chỉ quán:
Quán bà Tâm: 169B P. Minh Khai, Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Chả cá Anh Vũ: 120-k1 P. Giảng Võ, Chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội
3. Bún chả
Miếng chả nhỏ xinh được nướng hơi cháy xém có vị thơm nồng của gia vị tẩm ướp. ăn với nước mắm chua ngọt với giấm, tỏi, ớt, hạt tiêu thơm lừng trộn cùng đu đủ xanh cắt thành từng miếng nhỏ. Kèm theo đó là bún sợi thanh thanh mát mát và các loại rau sống khác. đặc biệt ăn bún chả không thể thiếu rau tía tô.
Địa chỉ quán:
Bún chả Bộ Hiền: 28 P. Ngô Sỹ Liên, Văn Miếu, Đống Đa, Hà Nội
Bún chả bà Thanh: 29 P. Cầu Gỗ, Hàng Bạc, Hoàn Kiếm, Hà Nội
4. Bún thang
Bún thang là món ăn chứa đựng nét tinh túy của ẩm thực Hà Thành. Bún thang bao gồm rất nhiều những nguyên liệu như thịt gà xé phay, trứng gà chiên, giò lụa thái sợi nhỏ… Nước dùng phải là loại nước được ninh từ xương heo và tôm he. một nồi nước dùng ngon phải thật trong và thơm nhè nhẹ, không thể bỏ qua một chút gia vị dậy mùi là mắm tôm.
Địa chỉ bán:
Bún Thang Bà Đức: 48 P. Cầu Gỗ, Hàng Bạc, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Bún thang - xôi 29 Hàng hành: 29 Ng. Hàng Hành, Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội
5. Bánh cốm
Bánh cốm ngon nhất bán tại hàng Nguyên Ninh, ngôi nhà số 11 Hàng Than. Cho tới nay hàng bánh cốm Nguyên Ninh vẫn còn bán bánh cốm với phương thức làm bánh thủ công từ xa xưa. Những chiếc bánh cốm với màu xanh tươi mới. Vỏ mỏng nhẹ thậm chí bạn có thể nhìn thấy lớp nhân đậu xanh màu vàng vàng bên trong. Mùi cốm thơm lừng hòa quyện với mùi thơm ngầy ngậy của dừa và đậu xanh, ngửi thôi đã mê mẩn.
Địa chỉ bán:
Bánh cốm Ngọc Ninh: 53 Hàng Than, Nguyễn Trung Trực, Ba Đình, Hà Nội
Bánh cốm Nguyên Ninh: 72 Hàng Than, Nguyễn Trung Trực, Ba Đình, Hà Nội
6. Bánh cuốn
Người Hà Nội thường thích những món ăn thanh nhã, ít dầu mỡ. Bánh cuốn chính là một món ăn ngon đặc trưng của đất Hà Thành. Gạo để tráng bánh phải được lựa chọn rất kỹ sau đó xay thành bột pha với nước rồi tráng trên bếp những lớp bánh mỏng dính. Bà chủ quán nhanh tay lấy hớt lớp bánh còn nóng ra đĩa. Sau đó rắc thịt heo được rang với nấm hương. Rồi cuộn lại cuối cùng rắc một lớp ruốc tôm lên trên. Ăn kèm với nước mắm với cà cuống và chả quế.
Địa chỉ bán:
Bánh cuốn Phượng: 68 Hàng Cót, Hàng Mã, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Bánh cuốn Quang An: 71 P. Hàng Bồ, Phố cổ Hà Nội, Hoàn Kiếm, Hà Nội
7. Bún đậu mắm tôm
Dường như đã trở thành món ăn mà bất cứ khách du lịch Hà Nội nào cũng muốn một lần được nếm thử. Bún đậu mắm tôm ăn vào mùa nào cũng hợp, món ăn chiều lòng tất cả mọi người. Đậu rán khi ăn phải nóng được cắt thành từng miếng trắng béo ngậy. Vị đậu tương vàng óng với lớp chiên bên ngoài. Quan trọng nhất chính là mắm tôm, mắm tôm ngon là khi vắt quất vào đánh lên phải bông. Rưới thêm chút mỡ nóng chấm với đậu và bún rối thực không còn gì sánh bằng.
Địa chỉ bán:
Bún đậu mẹt cô Hoa: 25 P. Ấu Triệu, Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Bún đậu cô Tuyến: ngõ 31 P. Hàng Khay, Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội
8. Bún ốc
Bún ốc là một trong những món ăn ngon cổ điển của ẩm thực đường phố Hà Nội. Bún ốc mang vị chua chua của giấm bỗng. Vị giòn đậm đà của ốc, ăn kèm với đậu phụ chiên, rau sống… Chế biến món bún ốc không khó, nhưng tô bún ngon vẫn là bí quyết riêng của mỗi người. Tùy theo khẩu vị của mỗi quán sẽ có hương vị riêng nhưng tất cả đều là những tô bún ốc thơm ngon đặc trưng của vùng đất văn hiến này.
Địa chỉ bán:
Bún ốc Lượng béo: 12 Ng. 12 P. Đào Tấn, Cống Vị, Ba Đình, Hà Nội
Bún ốc cô Lan: Số 26 139 Ngõ, P. Khương Thượng, Ngã Tư Sở, Đống Đa, Hà Nội
9. Miến xào lươn
Lươn chiên giòn trộn với miến xào, trứng và giá đỗ đã tạo nên món ăn hấp dẫn của ẩm thực đường phố Hà Nội, nếu bạn muốn tìm kiếm một món ăn mới lạ. Bạn cũng có thể thử thưởng thức miến trộn lươn và cháo lươn.
Địa chỉ bán:
Miến lươn Lan Hương: A1 P. Hồ Đắc Di, Nam Đồng, Đống Đa, Hà Nội
Miến lươn Phủ Doãn: 9 P. Phủ Doãn, Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội
10. Bánh đa trộn
Đi dạo dọc khu phố cổ, bạn sẽ bắt gặp một người phụ nữ bên đường với chiếc sào và hai chiếc thúng. Một chiếc đựng nồi hấp, một đựng đầy nguyên liệu sống. Hai giỏ này đựng một trong những món ăn đặc sản của Hà Nội - bánh đa trộn. Sợi bánh to, dẹt phủ xúc xích, chả cá, đậu phụ, đậu phộng và rau lá xanh. Hương vị của món ăn địa phương độc đáo này có lẽ sẽ khiến mọi thực khách phải kinh ngạc.
Địa chỉ bán:
Bánh đa trộn Hàng Chĩnh: 17 P. Hàng Chĩnh, Hàng Buồm, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Bánh đa trộn Ngõ Huyện: 49 Ng. Huyện, Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội
11. Bánh tôm
Món ăn vặt này có nguồn gốc từ Hồ Tây. Bánh tôm được làm từ khoai lang và tôm tẩm bột, kèm theo nước mắm chua ngọt và đu đủ. Bạn có thể gọi một ly sữa đậu nành đá để uống trong khi thưởng thức món bánh này.
Địa chỉ bán:
Bánh tôm Cô Ầm: Ng. Đồng Xuân, Đồng Xuân, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Bánh tôm bà Lộc: 6, Ng. Liên Việt/80 P.Phạm Ngọc Thạch, Đống Đa, Hà Nội
12. Mì gà tần
Ban đầu, gà tần vốn dĩ là món ăn dùng để tẩm bổ cho người bệnh. Nhưng theo thời gian, mì tôm được cho thêm vào để biến món gà tần trở thành một trong những lựa chọn hấp dẫn của ẩm thực đường phố Hà Nội. Nồi nước dùng được ninh nấu công phu từ thịt gà với các vị thuốc bắc như: rau ngải, kỷ tử, táo tàu, hạt sen… Vị ngọt của thịt gà sẽ làm dịu đi cái đắng của thuốc bắc. Và mùi hương thoang thoảng của thuốc bắc ngấm vào những miếng thịt mềm.
Địa chỉ bán:
Quán gà tần Mai Hương: 12 Hàng Cót, Hàng Mã, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Mỳ gà tần Thùy Liên: 24 P. Hàng Bồ, Hàng Bồ, Hoàn Kiếm, Hà Nội
13. Bánh đúc nóng
Đến Hà Nội những ngày đông, đừng quên thưởng thức một tô bánh đúc nóng hổi. Món bánh hấp được làm từ gạo tẻ và bột năng. Món ăn này được chế biến một cách cầu kỳ và tỉ mỉ. Vừa nấu vừa khuấy để tạo ra hỗn hợp có độ mềm vừa phải. Nhân bánh bao gồm mộc nhĩ, thịt, hẹ xào. Ăn kèm với nước mắm tỏi ớt và rau thơm. Những chiếc bánh đúc nóng hổi, thơm mùi hành và thịt luôn là lựa chọn lý tưởng cho bữa ăn nhẹ.
Địa chỉ bán:
Bánh đúc nóng cô Nội: Ngõ 8 P. Lê Ngọc Hân, Ngô Thì Nhậm, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Bánh đúc nóng Hà Thành: Ng. Sân Quần/19 P. Khâm Thiên, Khâm Thiên, Đống Đa, Hà Nội
ĐỊA ĐIỂM CHỤP HÌNH ĐẸP TẠI HÀ NỘI
Vườn hoa Nhật Tân
Nằm trên đường Âu Cơ thuộc quận Tây Hồ. Không chỉ trong những dịp Tết đến xuân về Vườn hoa Nhật Tân mới thu hút các bạn trẻ đến chụp ảnh, ngắm những vườn hoa mênh mông đầy màu sắc. Mà bất cứ ngày nào trong năm đây cũng là một trong những địa điểm chụp ảnh đẹp được các bạn trẻ rất thích.
Hoa ở vườn hoa Nhật Tân nở quanh năm. Các bạn trẻ tha hồ tới đây để tạo dáng, tạo nên những bức ảnh đầy quyến rũ. Với đủ các loài hoa từ hoa bách nhật, hoa hướng dương, hoa bướm…
Đầm sen Hồ Tây
Nằm cuối con đường Tô Ngọc Vân thuộc quận Tây Hồ. Đầm sen Hồ Tây là địa điểm chụp ảnh ở Hà Nội rất lý tưởng cho các bạn trẻ đến để chụp hình mỗi khi mùa sen nở.
Cứ mỗi mùa sen nở là các bạn trẻ, đặc biệt là các bạn nữ lại nô nức rủ nhau ra đầm sen Hồ Tây để chụp cho mình những tấm ảnh tuyệt đẹp. Mang sắc thái của những thiếu nữ ngày xưa với những bộ áo yếm lưng trần hay những tà áo dài thướt tha.
Bãi Đá Sông Hồng
Bãi đá sông Hồng rộng rãi thoáng mát, nằm ngay bên bờ sông Hồng. Bãi cát trải dài và rộng. Đây là một địa điểm chụp ảnh đẹp ở Hà Nội rất lý tưởng cho các đôi tình nhân. Đặc biệt là những cặp vợ chồng sắp cưới đến để chụp ảnh cưới lãng mạn với những cỗ xe ngựa, chiếc ghế treo, xích đu, cầu gỗ, cánh đồng hoa lau…
Đường đi vào bãi đá sông Hồng, các bạn đi tới ngõ 264 Âu Cơ rồi đi thẳng qua những khu vườn là đến được bãi đá sông Hồng.
Văn Miếu Quốc Tử Giám
Văn Miếu Quốc Tử Giám là trường đại học đầu tiên của Việt Nam. Và cũng là trường đại học thời phong kiến duy nhất còn tồn tại ở nước ta. Đây là địa điểm chụp ảnh đẹp quen thuộc tại Hà Nội dành cho những sinh viên muốn lưu lại những bức ảnh kỷ yếu lưu giữ thời sinh viên ấn tượng.
Hoàng Thành Thăng Long
Nằm trên đường Hoàng Diệu, Hoàng Thành Thăng Long cùng với Văn Miếu Quốc Tử Giám là những địa điểm ở Hà Nội thường được nhiều du khách yêu thích.
Với không gian rộng rãi thoáng mát với thềm cỏ xanh ngát trước quần thể di tích lịch sử Hà Nội là một khung cảnh tuyệt vời cho các bạn ghi lại những khoảnh khắc tuyệt đẹp tại Hà Nội.
Làng Hoa Tây Tựu
Nằm trên địa phận huyện Từ Liêm, Hà Nội, gần đại học Công Nghiệp Hà Nội, làng hoa Tây Tựu được biết đến là làng hoa lớn nhất Hà Nội. Nơi đây là một địa điểm chụp ảnh đẹp ở Hà Nội nổi tiếng với những thửa ruộng rộng mênh mông với đủ các loài hoa như hoa hồng, hoa cúc, hoa ly… đẹp như tranh vẽ. Các bạn sẽ được thỏa thích chụp ảnh mà không phải trả phí, miễn sao đừng làm hỏng hoa của những hộ dân ở đây là được.
Tới làng hoa Tây Tựu, bạn sẽ cảm thấy chìm đắm trong một không khí thơm mát, quang cảnh rực rỡ sắc màu đầy nhựa sống của vô vàn những loại hoa. Đặc biệt giá các loại hoa tươi bán ngay tại vườn nên rất rẻ, các bạn cũng có thể mua về để trồng hoặc để trang trí.
Cầu Long Biên
Không chỉ là một chứng nhân lịch sử, nối đôi bờ sông Hồng. Mà Cầu Long Biên còn là cầu nối giữa cuộc sống bình dị, êm đềm của người dân bãi giữa sông Hồng với sự náo nhiệt tấp nập của chốn đô thị.
Với nét cổ kính, bình dị, Cầu Long Biên đã trở thành một trong những địa điểm chụp ảnh đẹp ở Hà Nội lý tưởng bậc nhất của các bạn trẻ, đặc biệt là những cặp đôi chụp ảnh cưới.
Bãi giữa Sông Hồng
Bãi giữa Sông Hồng là tên gọi quen thuộc của dải đất phù sa màu mỡ nổi lên giữa lòng sông Hồng. Đoạn sông chảy qua Hà Nội. Nơi đây là địa điểm chụp ảnh đẹp ở Hà Nội được các bạn trẻ rất yêu thích.
Từ trên cầu Long Biên nhìn xuống sẽ thấy một Hà Nội hoàn toàn khác với cảnh ồn ào náo nhiệt của đô thị. Bãi giữa Sông Hồng được thiên nhiên ưu đãi cho những bãi cát trải dài. Cùng với những cánh đồng lau sậy bông trắng nhẹ nhàng đu đưa trong gió, những hàng chuối xanh bên lề tạo cảm giác mộc mạc hoang sơ mà yên bình, trong lành.
Hồ Hoàn Kiếm và Khu Phố Cổ
Hồ Hoàn Kiếm và khu phố cổ đều là những địa điểm không thể không nhắc tới khi nói đến những địa điểm chụp ảnh đẹp ở Hà Nội. Khu vực hồ Hoàn Kiếm không chỉ là địa điểm du lịch Việt Nam nổi tiếng. Nơi đây còn được rất nhiều các bạn trẻ cả trong và ngoài nước lựa chọn lưu lại những khoảnh khắc của thủ đô Hà Nội nghìn năm văn hiến. Và cũng có rất nhiều những cặp uyên ương lựa chọn để chụp ảnh cưới.
Khu phố cổ không chỉ là địa điểm du lịch Hà Nội nổi tiếng với những gian hàng cổ kính. Những sản phẩm làng nghề mà các bạn trẻ đến đây cũng muốn lưu lại những tấm hình với những nét cổ kính, mộc mạc và dịu dàng của Hà Nội.
Ga Yên Viên
Nằm cách trung tâm Hà Nội chưa đầy 15km, ga Yên Viên là một địa điểm chụp ảnh đẹp ở Hà Nội rất lý tưởng cho các bạn trẻ… Điều đặc biệt của ga Yên Viên là đường ray, và những đoàn tàu dài hun hút, tạo nên một khung cảnh chụp ảnh vừa lãng mạn, vừa cá tính.
KHÁCH SẠN HÀ NỘI
Khách sạn Meliá Hà Nội
Vị trí của khách sạn Meliá Hà Nội rất dễ dàng để di chuyển đến các điểm tham quan. Các phòng được thiết kế để đảm bảo sự thoải mái tối đa sau một ngày dài. Meliá Hà Nội mang đến cho bạn cơ hội hoàn hảo để thử những hương vị mới tại nhà hàng El Patio và El Oriental. Và nếu bạn muốn khám phá thành phố, khách sạn cung cấp cho bạn tất cả thông tin cần thiết về Hà Nội.
Khách sạn Meliá Hà Nội không làm khách hàng thất vọng khi phục vụ các bữa ăn ngon mỗi ngày tại nhà hàng kiểu tự chọn. Nhà hàng El Patio mang đến những trải nghiệm ẩm thực mới nhất với dịch vụ buffet cả ngày. Phục vụ các món ăn quốc tế và địa phương được yêu thích. Nhà hàng là nơi lý tưởng để thưởng thức những món ăn tuyệt vời cùng gia đình, bạn bè hoặc đồng nghiệp.
Địa chỉ: 44 Lý Thường Kiệt, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam
Khách sạn Lotte Hà Nội
Khách sạn Lotte Hà Nội là tòa nhà 65 tầng được thiết kế để phô trương hình dáng của chiếc áo dài truyền thống Việt Nam. Vị trí lý tưởng của khách sạn cho phép du khách khám phá thủ đô theo cách của riêng mình. Cho dù đi công tác hay du lịch, bạn sẽ hoàn toàn ngạc nhiên trước sự đa dạng của các dịch vụ của Lotte Hà Nội.
Khách sạn Lotte Hà Nội là một bộ sưu tập đặc biệt gồm 318 phòng nghỉ 5 sao tuyệt đẹp bao gồm 97 dãy phòng. Mỗi phòng đều tràn ngập ánh sáng tự nhiên từ cửa sổ kính suốt từ trần đến sàn. Tạo nên sân khấu hoàn hảo cho những khoảnh khắc khó quên trong kỳ nghỉ của bạn. Khách sạn được xây dựng một cách tỉ mỉ bởi các công ty thiết kế kiến trúc nội thất từng đoạt giải thưởng Wilson Associates và HBA.
Địa chỉ: 54 Liễu Giai, quận Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam
Khách sạn The Chi Boutique Hà Nội
Tọa lạc tại một trong những con phố trung tâm và sôi động nhất ở khu phố cổ Hà Nội. The Chi Boutique Hà Nội là khách sạn boutique đầy đủ dịch vụ cung cấp các phòng và dãy phòng hiện đại với wifi miễn phí, các lựa chọn ăn uống bình dân và nhiều tiện nghi giải trí.
Độc đáo về mặt thẩm mỹ và chức năng, The Chi Boutique được thiết kế để mang đến sự thoải mái, thuận tiện, dịch vụ đặc biệt được cá nhân hóa. Cùng với vị trí đắc địa, khả năng tiếp cận không đâu sánh được với các địa danh, điểm văn hóa và điểm mua sắm nổi tiếng. Khách sạn boutique này là sự lựa chọn hoàn hảo cho cả khách doanh nhân và khách du lịch.
Địa chỉ: 13 - 15 Nhà Chung, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam
Dal Vostro Hotel & Spa Hà Nội
Chỉ cần bước ra khỏi khách sạn Dal Vostro Hotel & Spa Hà Nội, hồ Hoàn Kiếm sẽ hiện ra trước mắt bạn. Một địa điểm lý tưởng để đi dạo buổi sáng hoặc tối khi hồ lên đèn. 40 phòng nghỉ của khách sạn đều có không gian phù hợp cho bạn thư giãn và nạp lại năng lượng. Cùng với hệ thống chiếu sáng thông minh, cách âm hiện đại và lọc không khí tinh vi sẽ mang lại sự thoải mái vượt trội.
Nhà hàng Vanlentino có bầu không khí nhẹ nhàng, ấm áp nhờ cách phối màu kem và nâu chìm trong ánh sáng. Không gian nhà hàng được thiết kế với nét cổ điển và truyền thống của Đông Nam Á. Bao gồm một bức tường được trang trí bằng những tấm thảm màu sắc gợi nhớ thổ cẩm của đồng bào dân tộc thiểu số.
Địa chỉ: 12 Phố Báo Khánh, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam
Khách sạn Capella Hà Nội
Du khách đến với khách sạn Capella Hà Nội sẽ ấn tượng với kiến trúc được lấy cảm hứng từ nhà hát Lớn Hà Nội. Đây là một trong những sản phẩm sáng tạo của kiến trúc sư Bill Bensley. Người đã thiết kế những siêu phẩm nghỉ dưỡng hàng đầu Việt Nam như Intercontinental Danang Sun Peninsular Resort, Hotel De La Coupole Sa Pa, JW Marriott Phu Quoc Emerald Bay, Sun Signature Gallery Phú Quốc…
Bên trong khách sạn có bốn bức tượng lớn được kiến trúc sư Bill Bensley đặt tên là Carotids, đặt ngay tại sảnh thang máy khiến du khách choáng ngợp khi bước vào. Đây là nét kiến trúc đặc trưng, không thể thiếu của những nhà hát lớn vào thời kỳ hoàng kim của nghệ thuật opera, âm nhạc cổ điển.
Địa chỉ: 11 Lê Phụng Hiểu, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam
QUÁN CAFE NỔI TIẾNG TẠI HÀ NỘI
Café Giảng
Bên cạnh vô số quán cà phê giống nhau ở Hà Nội, cà phê Giảng mang lại không gian xưa cũ khiến khách vào tưởng như tìm thấy kho báu. Quán nằm trong một ngõ rất nhỏ và sâu trên phố Nguyễn Hữu Huân, nhưng lại là điểm hẹn đặc biệt của những người mê cà phê trứng.
The Note Coffee
Đúng như tên gọi, The Note được bao phủ với vô vàn những tờ giấy note đủ màu rực rỡ như cầu vồng. Đặc biệt, trên mỗi tờ giấy nhớ lại có những thông điệp yêu thương từ những du khách đã từng ghé thăm trên khắp thế giới. Nhờ thế mà du khách sẽ có những bức ảnh vô cùng sặc sỡ. Không chỉ là một quán cà phê, The Note gửi đi những thông điệp vô cùng ý nghĩa qua cách họ trang trí quán. Quán café này nổi tiếng với những loại latte, đặc biệt là cà phê trứng - một món nhất định phải thử khi đến Hà Nội.
Tranquil Books & Coffee
Giống như tên gọi “Tranquil” (nghĩa là bình yên). Quán nằm trong ngõ nhỏ, có không gian tách biệt với phố phường náo nhiệt bên ngoài của Hà Nội. Bên trong quán ở phố Nguyễn Quang Bích có nhiều sách, thích hợp cho những người muốn tìm chỗ đọc và thưởng thức đồ uống. Nếu muốn có chỗ vui vẻ, thoải mái, quán này không hẳn là điểm dừng cho bạn.
Xofa Café & Bistro
Mở cửa từ giữa năm 2015, Xofa đã dần có chỗ đứng trong cộng đồng quán cà phê ở Hà Nội. Dành cho khách thanh niên bởi không gian trẻ trung, có nhiều góc nghệ thuật. Nằm trong một biệt thự lớn ở đường Tống Duy Tân. Quán có nhiều lựa chọn chỗ ngồi, từ bên ngoài ban công tới ghế bành êm ái bên trong. Điểm đặc biệt là quán mở cửa 24/24 đem lại nhiều trải nghiệm lý thú cho người muốn thức cùng Hà Nội.
Serein Cafe & Lounge
Sở hữu vị trí tại trung tâm Hà Nội, hướng thẳng ra cầu Long Biên. Serein thu hút lượng lớn các bạn trẻ tìm đến. Góc chụp từ sân thượng nhìn ra cây cầu đích thực chỉ cần đứng vào là có ảnh đẹp. Quán nằm trong một biệt thự với lối thiết kế nội thất sang trọng, ấm cúng, mang đặc trưng nước Pháp. Bạn có thể ngồi trong nhà tại tầng 2 hoặc chọn tầng 3 ngoài trời để thưởng thức không khí thành phố những ngày thu sang.
Trill Rooftop Café
Được biết đến với cái tên “Quán cafe lộng gió nhất Hà Nội”, Trill Rooftop Cafe như một địa điểm không thể bỏ qua cho dịp cuối tuần. Toạ lạc ở tầng 26 của tòa nhà Hei Tower, có diện tích rộng tới 420 m² tạo cho Trill Rooftop Cafe tổ chức được nhiều khu ngồi khác nhau. Giúp thực khách trải nghiệm tầm nhìn bao quát khắp các khu vực xung quanh vô cùng ấn tượng. Điểm nhấn của quán là sở hữu một không gian mở được thiết kế lãng mạn với những đồ handmade trang trí tỉ mỉ, bố trí bàn ghế phù hợp cho cả khách đơn. Khách đi theo đôi hay theo nhóm.
Sam Rooftop Coffee
Quán cà phê sở hữu view ngắm Hà Nội từ trên sân thượng cao, lý tưởng cho team sống ảo. Đây là quán cafe khá “hot” ở Hà Nội với chiếc xe buýt màu vàng. Chỉ cần đứng cạnh chiếc xe buýt vàng là bạn đã có ngay background siêu xinh để check-in rồi. Vì mô hình quán cà phê lúc nào cũng đông, đặc biệt là tầm 3 - 4 giờ chiều. Nên nếu có ý định tới đây chụp ảnh thì nhớ đặt lịch trước nhé. Lên đồ check-in ngay bộ ảnh đẹp thôi nào.
MUA QUÀ HÀ NỘI
Ô mai
Một trong những thức quà du khách có thể mang về làm quà sau chuyến đi Hà Nội chính là ô mai. Với hương vị chua, ngọt, mặn, ô mai khiến du khách phải thưởng thức không ngừng vì mức độ ngon của nó. Do được sấy khô nên bảo quản được lâu và du khách có thể mua về để ăn lâu dài.
Cốm
Một trong những đặc sản Hà Nội không thể bỏ qua đó là món cốm. Cốm mang hương thơm dịu do được gói trong những chiếc lá sen và thường được ăn kèm với chuối. Từ cốm có thể chế biến ra nhiều món ăn ngon lành khác như bánh cốm, xôi cốm, chả cốm,… sẽ cung cấp cho du khách một thực đơn đa dạng và đầy đủ các món ăn về cốm. Nếu được một lần ăn cốm nơi đây, bạn sẽ nhớ mãi về những hạt cơm vừa mềm vừa dẻo, thơm lừng. Được làm từ những hạt nếp được chắt lọc tỉ mỉ. Vị cốm làng Vòng là biểu tượng cho hương vị Hà Nội xưa, chân chất và thanh cao.
Trà sen
Đến Hà Nội mà không uống trà sen chính là bỏ lỡ một nét văn hóa đẹp tại đây. Trà mang hương vị thơm ngon đậm vị nhưng không quá gắt hứa hẹn sẽ mang đến cho du khách một tách trà thơm ngon, đủ xua tan những cơn mệt mỏi sau ngày dài làm việc. Trà sen cũng là một trong những thức uống giúp du khách giải nhiệt vào mùa hè cực kỳ hiệu quả.
Bánh chả
Bánh chả là một trong những món ăn truyền thống có từ rất lâu đời của người Hà Nội. Những chiếc bánh nhỏ xinh, được làm hoàn toàn từ nguyên liệu truyền thống như mỡ phần, đường kính, bột mì, bột nếp, lá chanh, đường kính và muối,… Bánh chả có màu vàng ươm như được nướng trên bếp củi ngày xưa. Vừa mang đến hương vị ấm áp, lại gợi nhớ về những ngày Hà Nội xưa cũ.
Bánh chả là một trong những thức quà tiếp nối để có thể mua mang về làm quà cho gia đình và bạn bè. Bánh có vị béo béo, ăn vào thơm thơm sẽ rất thích hợp để nhâm nhi chút bánh cùng chút trà, hứa hẹn mang đến cho bạn một cảm giác tuyệt vời đấy nhé.
Bánh phu thê
Hay còn được biết đến với cái tên là xu xê, bánh phu thê trở thành thức quà không thể thiếu sau mỗi chuyến đi Hà Nội. Bánh có vị mềm dẻo từ lớp vỏ, ngọt ngọt từ nhân đậu xanh và một chút thơm thơm từ những hạt vừng rang.
Bánh phu thê thường được dùng trong các buổi cưới hỏi và được xem là thức bánh đại diện cho tình cảm vợ chồng. Bạn có thể kéo dài thời gian bảo quản của bánh từ 3 ngày lên 4-5 ngày khi để trong ngăn mát tủ lạnh.
Quả sấu
Quả sấu có thể chế biến được thành nhiều món ăn khác nhau để nhâm nhi như sấu bao tử, sấu ngâm gừng, ô mai sấu,… Vào những ngày trưa nóng nực được nhâm nhi một chút nước sấu mát lạnh sẽ khiến bạn phải thốt lên vì tuyệt vời đấy nhé.
Bánh chè lam
Bánh chè làm tuy giản dị nhưng lại là đặc sản Hà Nội được nhiều người tìm mua. Bánh sẽ mang đến bạn hương vị tuyệt vời của vị nếp cái hoa vàng hòa cùng vị cay gừng và chút bùi của đậu phộng rang.
Cắn một miếng bánh, ngay lập tức cảm nhận được mùi vị dẻo thơm nhẹ, hòa với vị cay the của gừng và dịu ngọt của mật mía. Nhâm nhi chút bánh cùng ít trà nóng để tăng thêm hương vị thơm ngon của món bánh chè lam trứ danh này nhé.
Bánh chưng Tranh Khúc
Bánh có vị mềm dẻo từ gạo nếp quyện cùng những miếng thịt ba chỉ thơm nức mũi. Loại bánh này khá giống với bánh tét miền Tây nhưng được gói thành hình vuông và từ lá dông rất đặc biệt của người Hà Nội. Nên có dịp hãy thử thưởng thức món bánh chưng Tranh Khúc thơm ngon tại Hà Nội nhé.
Gốm sứ
Gốm sứ Bát Tràng Hà Nội từ lâu đời đã trở thành một thương hiệu. Một món quà lưu niệm mà bất cứ ai cũng mong muốn được nhận. Đây là một trong những món quà phù hợp với nhiều đối tượng người nhận nhất, bởi chúng đa dạng về kiểu cách, thiết kế, màu sắc và công dụng, dễ dàng cho việc sử dụng hoặc chưng cất.
Chiếc bánh gai thơm mát, cắn một miếng là vị ngọt của bánh. Vị mát của dừa, bùi bùi của vừng và béo của đỗ xanh cùng tan ra hòa vào khoang miệng.
Bánh gai làng Giá
Bánh gai làng Giá là món bánh màu đen, có dừa tươi và vừng. Bên trong bánh gai là nhân đỗ xanh vô cùng thơm ngon. Đỗ dùng để làm bánh gai phải là loại đỗ chè, hạt nhỏ, vỏ già hơi mốc mốc. Gạo sử dụng phải là loại gạo nếp cái hoa vàng thơm nức mũi.
Bánh gio
Bánh gio Hà Nội còn được gọi với tên gọi là bánh tro, bánh ú tro hay bánh nẳng. Bánh gio truyền thống Hà Thành là loại bánh không có nhân, khi ăn chấm với mật ong, mật đường hay đường cát. Tuy nhiên ngày nay, bánh gio thường được làm với nhân đậu xanh hoặc dừa nạo để dễ ăn hơn.
Đồ thủ công từ mây tre
Những sản phẩm của làng nghề mây tre đan không những có ý nghĩa rất lớn về mặt văn hóa, truyền thống của người Hà Nội, mà còn có chất lượng và tính ứng dụng cao. Bởi vậy khi có dịp đến đây, du khách hãy đến tham quan và tìm hiểu về nghề mây tre đan, bạn có thể mua một vài sản phẩm mang về làm quà cho người thân và bạn bè sau chuyến đi này nhé.