Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa dẫn đến nhu cầu về ngành nghề IT cũng tăng lên nhanh chóng. Đây cũng là một ngành nghề mà nhiều bạn trẻ ngày nay cũng rất quan tâm, vậy ngành IT là gì?
I. Tìm hiểu ngành công nghệ thông tin (CNTT)
IT (Information Technology) là ngành Công nghệ thông tin, một trong những ngành kỹ thuật quan trọng nhất thời đại.
Những người làm trong ngành CNTT, là các chuyên gia nghiên cứu, thiết kế, phát triển, triển khai, hỗ trợ và quản lý hệ thống thông tin dựa trên máy tính, bao gồm cả ứng dụng phần mềm/phần cứng của hệ thống máy tính.
Ở Việt Nam, nhân viên IT còn được biết đến với vai trò là nhân viên lập trình. Không chỉ dừng lại ở việc xử lý dữ liệu máy tính nữa mà còn phải thực hiện các liên quan đến thiết kế và “viết code” cho các phần mềm máy tính/di động,…
II. Yêu cầu đối với nhân viên ngành IT
1. Bằng cấp
Ứng viên ngành IT tại Việt Nam cần bằng cấp chuyên ngành liên quan đến công nghệ thông tin (Ví dụ, Khoa học máy tính, Hệ thống thông tin, hoặc các chuyên ngành tương đương). Bạn có thể tham khảo các ngành học liên quan đến IT tại các trường Cao đẳng, Đại học hoặc trường dạy nghề về CNTT.
2. Kiến thức công nghệ
Ứng viên cần có kiến thức vững và áp dụng được các ngôn ngữ lập trình (C/C++, Java/Javascript,...), các kiến thức nền tảng về phần mềm, hệ điều hành, cơ sở dữ liệu (database) cơ bản để trở thành nhân viên IT chuyên nghiệp.
3. Các kỹ năng về mạng
Hiểu biết về cấu trúc mạng máy tính, giao thức mạng, quản lý mạng, bảo mật mạng và kỹ năng xử lý sự cố mạng.
4. Khả năng tự học và Thực hành thường xuyên
Do đặc thù của ngành CNTT là liên tục phát triển, đổi mới, bạn nên có khả năng tự nghiên cứu, nắm bắt thông tin mới, thực hành, áp dụng kiến thức đã học vào các dự án thực tế, để cải thiện kỹ năng chuyên môn.
5. Luôn nâng cao trình độ tiếng Anh
Tiếng Anh là một trong những yêu cầu quan trọng đối với nhân viên ngành công nghệ thông tin do tính toàn cầu hoá và quy chuẩn quốc tế của lĩnh vực này. Sử dụng tiếng Anh thành thạo sẽ giúp bạn có cơ hội việc làm tốt, đặc biệt là làm việc ở các công ty nước ngoài.
III. Cơ hội nghề nghiệp ngành IT
Ngành CNTT là một trong những ngành nghề có triển vọng nhất tại Việt Nam,… chúng ta đang cần nhân lực để bắt kịp với công nghệ của các quốc gia trên thế giới. Có thể nói cơ hội việc làm IT sẽ luôn dồi dào trong ít nhất là từ 5-10 năm tới.
1. Lĩnh vực phát triển APP di động
Tham gia vào việc phát triển ứng dụng di động trên các nền tảng phổ biến như iOS và Android. Việc tạo ra các ứng dụng tiện ích, trò chơi hoặc ứng dụng doanh nghiệp trên di động mang lại cơ hội kinh doanh, tiếp cận với đa dạng tệp khách hàng hơn cho doanh nghiệp.
2. Lĩnh vực phát triển web (Web Developer)
Nếu bạn thành thạo sử dụng các ngôn ngữ lập trình về HTML, CSS, JavaScript, các framework web như React, Angular, bạn có thể tập trung vào phát triển các trang web, ứng dụng web, giao diện người dùng.
3. Lĩnh vực lập trình nhúng
Đây là lĩnh vực liên quan đến việc phát triển phần mềm cho các thiết bị nhúng, như hệ thống điều khiển tự động, các thiết bị IoT (Internet of Things), các sản phẩm điện tử.
4. Lĩnh vực phát triển game
Ngành công nghiệp game ngày càng phát triển và tạo ra nhiều cơ hội cho nhân viên IT. Bạn có thể tham gia vào phát triển game, bao gồm lập trình game, thiết kế đồ họa, quản lý dự án game.
5. Lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI)
Trí tuệ nhân tạo (AI) đang trở thành một lĩnh vực quan trọng không thể tách rời trong ngành IT. Bạn có thể làm việc trong việc phát triển các hệ thống trí tuệ nhân tạo, xử lý ngôn ngữ tự nhiên, học máy, thị giác máy tính.
6. Bảo mật thông tin
Bạn có thể tham gia vào quy trình phân tích, kiểm tra, bảo vệ hệ thống phần cứng, dữ liệu khỏi các mối đe dọa tấn công mạng. Ngoài ra, bạn sẽ tham gia vào phát triển hệ thống bảo mật bằng công nghệ tường lửa, duy trì các công nghệ bảo mật tiên tiến,...
7. Kết hợp với các ngành nghề khác
Nhân viên IT đảm bảo cho hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin của các công ty ngoài ngành CNTT (thương mại điện tử, F&B,...) được vận hành trơn tru. Công việc có thể bao gồm cả việc cài đặt hệ thống mạng, đảm bảo các phần cứng như máy móc, bàn phím, màn hình,… hoạt động hiệu quả, sửa chữa khi cần thiết. Bên cạnh đó, nhân viên IT còn có thể hoạt động trong mọi ngành như y tế, giáo dục, giải trí,…