Sự tinh ý của một nhân viên chuyên nghiệp chính là nhận diện được đối tượng khách và tư vấn loại phòng nghỉ phù hợp để nhanh chóng chốt bill. Bởi, khách sạn không chỉ có duy nhất một loại phòng phục vụ khách. Vậy có những loại phòng khách sạn nào? Đặc điểm nhận diện từng loại phòng đó ra sao? Lưu ý gì khi tư vấn loại phòng nghỉ cho khách?... Nếu còn bối rối giữa vô vàn thông tin trên mạng, đừng bỏ qua bài viết chi tiết của Hoteljob.vn!
Việc phân loại loại phòng khách sạn đúng và phù hợp mang lại nhiều ích lợi, như:
- Đa dạng sự lựa chọn cho khách hàng, từ đó, thu hút và mở rộng đối tượng khách của khách sạn
- Dễ dàng tư vấn và thuyết phục khách đồng ý thuê phòng lưu trú
- Bán được nhiều phòng hơn, cho nhiều khách hơn để tăng doanh thu và lợi nhuận
- Thuận lợi trong việc tư vấn và thuyết phục khách upsell phòng => bán được loại phòng ở phân khúc cao hơn, với giá cao hơn nên doanh thu và lợi nhuận cao hơn, lại nhận được sự hài lòng của khách
- ...
Có nhiều tiêu chí để phân loại các loại phòng trong khách sạn. Mỗi tiêu chí có cách nhận diện riêng. Tùy vào mục đích kinh doanh, đối tượng khách hàng mục tiêu, đặc điểm thiết kế phòng, chất lượng dịch vụ và nhiều yếu tố khác mà mỗi khách sạn sẽ tổ chức phân loại và phân hạng loại phòng tương ứng phù hợp. Dưới đây là một số tiêu chí phân loại loại phòng khách sạn phổ biến nhất:
Dựa vào tiêu chí chất lượng - phòng khách sạn thường được phân cấp như sau:
- Phòng Standard (STD)
- Phòng Superior (SUP)
- Phòng Deluxe (DLX)
- Phòng Suite (SUT)
Bên cạnh 4 loại phòng phân theo chất lượng như trên thì khách sạn còn có loại phòng Connecting room
Ngoài cách phân loại phòng khách sạn theo tiêu chí chất lượng như trên, còn có một cách chia khác theo loại giường ngủ trong phòng:
- Single bed room (SGL): phòng 1 giường cho 1 khách ngủ
- Twin bed room (TWN): phòng 2 giường cho 2 khách ngủ
- Double bed room (DBL): phòng có 1 giường lớn cho 2 khách ngủ
- Triple bed room (TRPL): phòng có 1 giường lớn và 1 giường nhỏ hoặc 3 giường nhỏ cho 3 khách ngủ
- Quad room: phòng dành cho 4 khách, có thể là 2 giường đôi; 2 giường đơn và 1 giường đôi; 1 giường tầng và 1 giường đôi; 2 giường tầng...
- Mini Suite/ Junior Suite room
- Queen room/ King room
- Hollywood Twin room
- Double-Double room
- Studio room
- Apartment/ Room for Extended Stay room
- Villa
- Bungalow
- Murphy room
- Accessible room/ Disabled room
- Cabana room
- Adjoining rooms
- Executive Floor/ Floored Room
- Smoking/ Non-Smoking Room
- ...
Không có loại phòng hay tiêu chí phân loại nào phổ biến nhất, chỉ có loại phòng hay tiêu chí phân loại phù hợp nhất. Tuy nhiên, thay vì tách riêng, khi khách đặt phòng khách sạn, nhân viên lễ tân/ đặt phòng thường sẽ sử dụng cụm từ kết hợp giữa chất lượng phòng và loại giường để xác định loại phòng mà khách muốn lưu trú. Ví dụ như: phòng Deluxe Double (loại phòng Deluxe có 1 giường lớn), phòng Superior Twin (loại phòng Superior có 2 giường nhỏ),…
Không phải cứ nhằm phòng có giá cao nhất để tư vấn với mong muốn thu về doanh thu cao nhất. Thay vào đó, lễ tân/ đặt phòng cần khéo léo và tinh ý trong việc lắng nghe hoặc phán đoán nhu cầu của khách, căn cứ vào khả năng chi tiêu của họ và mức độ đáp ứng của khách sạn để chọn ra (các) loại phòng phù hợp, có tỷ lệ chốt đặt cao nhất để rút ngắn thời gian tư vấn và thuyết phục. Ngoài ra, nếu được, hãy cân nhắc đề nghị khách upsell phòng (có phí hoặc miễn phí) để được sử dụng tiện ích và dịch vụ cao hơn, tăng mức độ hài lòng về chất lượng dịch vụ và phục vụ; từ đó quay trở lại ở những lần sau đồng thời cho review tốt trên các nền tảng xã hội hay kênh đặt phòng, cũng như giới thiệu cho bạn bè, người thân biết đến khách sạn...
Việc biết được các loại phòng khách sạn và nhận diện được từng loại trong đó có ích cho cả nhân viên khách sạn lẫn khách du lịch. Hy vọng bài viết của Hoteljob.vn cung cấp đến bạn những thông tin cần thiết.
Ms. Smile
Sử dụng các loại phòng làm công cụ chiến lược giá - xu hướng toàn cầu trong ngành khách sạn
Link nội dung: https://world-link.edu.vn/index.php/phong-trip-la-gi-a36603.html