Ngành công nghệ thông tin bao gồm nhiều chuyên ngành. Do đó, sinh viên băn khoăn nên lựa chọn chuyên ngành nào phù hợp với khả năng, sở thích và có nhiều cơ hội việc làm.
Những chuyên ngành học được biết đến nhiều nhất ngành công nghệ thông tin (CNTT) có thể kể đến: Khoa học máy tính, Hệ thống thông tin, Kỹ thuật máy tính, An ninh mạng, Kỹ thuật phần mềm,...
Ngoài ra, một số chuyên ngành công nghệ mới nổi như ngành Trí tuệ nhân tạo (AI), khoa học phân tích dữ liệu, Internet vạn vật (IoT) cũng đang thu hút được nhiều sự quan tâm hiện nay.
Dù theo học bất kỳ chuyên ngành nào, người học cũng đều sẽ được cung cấp những kiến thức cơ bản, cũng như tư duy kỹ thuật và nhiều kỹ năng cần thiết khác.
Trong giai đoạn bùng nổ công nghệ như hiện nay, CNTT có thể coi là một trong những ngành nghề nổi bật nhất. Thị trường lao động yêu cầu khối lượng nhân sự rất lớn để đảm nhận những vị trí liên quan đến công nghệ thông tin tại các công ty.
Trong khi đó, chưa có nhiều cơ sở đào tạo chuyên ngành CNTT ở Việt Nam hiện nay, nguồn cung nhân lực thấp hơn nhu cầu thực tế. Chính vì vậy, khối lượng tuyển dụng nhân viên ngành CNTT đã và đang không ngừng tăng lên trong thời gian gần đây mới mức lương trung bình khá cao.
Trên thị trường lao động hiện nay, mức lương các vị trí phổ biến trong ngành công nghệ thông tin dao động từ 10 - 20 triệu/tháng, nhiều vị trí yêu cầu kinh nghiệm dày dặn có thể đạt mức lương từ 40 - 60 triệu/tháng.
Nhiều vị trí không yêu cầu bằng đại học, kỹ năng code, người học có thể tự nghiên cứu, tham gia các khóa học ngắn hạn để trang bị đầy đủ kiến thức, đồng thời chủ động thực hành, tăng kinh nghiệm thực tế.
Nên học chuyên ngành nào của Công nghệ thông tin?
Nếu có đam mê và yêu thích ngành nghề công nghệ thông tin, người học có thể lựa chọn theo đuổi chuyên ngành sau đây:
Đây là chuyên ngành được nhiều người yêu thích và lựa chọn nhất trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Chuyên ngành khoa học máy tính chỉ có ở hệ đào tạo sinh viên đại học và sau đại học.
Sinh viên theo học khoa học máy tính sẽ được tìm hiểu lý thuyết và thực hành về ngôn ngữ lập trình, cấu trúc máy tính, hệ điều hành,... Nhìn chung là kiến thức về thông tin, tính toán và hệ thống mạng, máy tính.
Cơ hội nghề nghiệp đối với sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành này cũng rất rộng, có thể kể đến như: Lập trình viên PHP, lập trình viên .NET, lập trình viên Java, lập trình viên Web, lập trình viên Android/iOS, nhân viên IT, nhà nghiên cứu, giảng viên, kỹ sư CNTT, kỹ sư phần mềm, chuyên viên phân tích dữ liệu,....
Chuyên ngành kỹ thuật phần mềm cung cấp những kiến thức liên quan đến nghiên cứu, thử nghiệm, phát triển, kiểm tra, vận hành, phát hiện và khắc phục lỗi các phần mềm máy tính, phần mềm cho thiết bị di động,...
Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành công nghệ phần mềm có cơ hội ứng tuyển vào nhiều vị trí, đặc biệt là tại những công ty thuộc lĩnh vực công nghệ, bao gồm: Nhân viên IT, nhân viên bảo trì phần mềm, lập trình viên (Lập trình viên web, lập trình viên game, ứng dụng…), kỹ sư hệ thống, kỹ sư phần mềm, nhân viên triển khai phần mềm, tester (nhân viên kiểm thử phần mềm), kỹ thuật viên mạng máy tính, nhân viên kinh doanh phần mềm,...
Chuyên ngành mạng máy tính và truyền thông dữ liệu ngày càng trở nên phổ biến hơn khi sự kết nối, truyền dẫn thông tin và truyền thông số hóa trở nên quan trọng trong đời sống con người.
Với chuyên ngành này, sinh viên được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng thực hành liên quan đến xây dựng, thiết kế và quản trị hệ thống mạng máy tính, vận hành hạ tầng truyền tải thông tin, truyền thông.
Tốt nghiệp chuyên ngành này, sinh viên có thể thử sức ở các lĩnh vực truyền thông, báo chí, quảng cáo trực tuyến, thương mại điện tử,... với những vị trí: Nhân viên quản trị mạng, kỹ sư mạng máy tính, kỹ sư an ninh mạng, kỹ sư hệ thống, nhân viên IT,...
Chuyên ngành kỹ thuật máy tính phù hợp với những người yêu thích cả kỹ thuật phần cứng và phần mềm, từ thiết kế mạch điện đơn giản đến thiết kế vi xử lý, từ cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin đến an toàn thông tin và mạng truyền thông dữ liệu.
Theo học chuyên ngành kỹ thuật máy tính, sinh viên có thể thử sức với những công việc: Kỹ sư thiết kế, nhân viên kỹ thuật, kỹ sư lập trình ứng dụng, kỹ sư lập trình viên hệ nhúng, kỹ sư quản trị hệ thống máy tính tại các công ty hoặc nghiên cứu chuyên sâu, giảng dạy tại những cơ sở đào tạo, thí nghiệm.
Sinh viên có thể lựa chọn học chuyên sâu hơn để trở thành giảng viên, chuyên viên đào tạo - Ảnh: Internet
An ninh mạng được đánh giá là một trong những chuyên ngành khó, ít người theo học. Cũng chính vì vậy, nhu cầu tuyển dụng vị trí này khá cao với mức lương hấp dẫn.
Chuyên ngành an ninh mạng đào tạo về kỹ năng lập trình, phân tích dữ liệu, phân tích rủi ro và các mối đe dọa, cách thiết kế bảo mật cho hệ thống thông tin, kỹ thuật mật mã,...
Với những kiến thức chuyên ngành an ninh mạng, sinh viên phù hợp ứng tuyển vào những vị trí: Chuyên viên an toàn thông tin, chuyên viên quản trị an ninh mạng, chuyên viên phân tích dữ liệu, chuyên viên bảo mật cơ sở dữ liệu, chuyên viên điều tra tội phạm mạng, kỹ sư an ninh mạng, lập trình viên website, ứng dụng, phần mềm,...
Nhiệm vụ chính của những công việc này thông thường sẽ liên quan đến việc bảo vệ hệ thống, chống lại sự xâm nhập của tin tặc, đảm bảo an toàn không gian mạng.
Cùng với xu hướng phát triển mạnh mẽ trên thị trường, Robot và trí tuệ nhân tạo được tách từ khoa học máy tính, trở thành một chuyên ngành riêng. Đây là chuyên ngành khá tiềm năng.
Tại Việt Nam, chuyên ngành Robot và trí tuệ nhân tạo hiện đang được nhiều người yêu thích và mong muốn lựa chọn theo học. Tuy nhiên, do là chuyên ngành mới nên chưa có nhiều cơ sở đào tạo uy tín.
Sinh viên theo học chuyên ngành Robot và trí tuệ nhân tạo có thể theo đuổi các vị trí công việc chuyên môn như sau: Chuyên viên phát triển ứng dụng AI vào phần mềm, kỹ sư mạng máy tính, chuyên viên về mảng Big Data, chuyên gia nghiên cứu AI, lập trình viên, kỹ sư phát triển hệ thống tự động hóa và robot.
Hệ thống quản lý thông tin
Hệ thống quản lý thông tin là chuyên ngành đào tạo kiến thức, kỹ năng thu thập, xử lý, phân phối và lưu trữ thông tin, dữ liệu nhằm mục đích nghiên cứu, sáng tạo những phương pháp quản lý cho lĩnh vực kinh doanh, chính trị, xã hội.
Chuyên ngành hệ thống quản lý thông tin cung cấp đầy đủ kiến thức, giúp nhân viên đảm nhận những công việc như: Nhân viên Quản trị Mạng, nhân viên IT, quản trị viên hệ thống thông tin, kỹ sư hệ thống, chuyên viên phân tích dữ liệu, lập trình viên, kỹ sư thiết kế, IT Helpdesk (chuyên viên hỗ trợ dịch vụ IT),...
Tương tự Robot và trí tuệ nhân tạo, khoa học dữ liệu lớn và máy học là hai chuyên ngành còn khá mới tại Việt Nam. Chuyên ngành đào tạo kỹ năng giải thuật cao cấp, khái quát dữ liệu.
Do số lượng sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành này mỗi năm không quá nhiều nên cơ hội việc làm khá rộng với mức lương triển vọng. Sinh viên có thể ứng tuyển vào vị trí: Nhân viên IT, nhân viên phân tích dữ liệu, nhân viên quảng cáo trực tuyến, nhân viên phần mềm,...
Dựa trên tình hình thực tế, nhu cầu nhân lực ngành công nghệ thông tin được dự đoán sẽ không ngừng tăng cao trong tương lai - Ảnh: Internet
Với tiềm năng phát triển lớn, sinh viên ngành CNTT phần lớn sẽ không lo thất nghiệp, ngược lại có rất nhiều cơ hội việc làm với mức thu nhập ổn định nếu như tích lũy đầy đủ kiến thức lý thuyết cũng như thực hành.
Link nội dung: https://world-link.edu.vn/index.php/cong-nghe-thong-tin-nen-hoc-chuyen-nganh-nao-a36929.html