Nhà sách Bảo Anh: Bày bán hàng hoá không tem nhãn phụ Tiếng Việt theo quy định

Bày bán hàng hoá nhập khẩu không tem nhãn phụ Tiếng Việt

Theo tìm hiểu, nhà sách Bảo Anh hiện có 5 cơ sở tại Hà Nội là: 154 Trần Bình; 74 Vũ Trọng Phụng, 173 Đại La, Khu đô thị Gold Mart 136 Hồ Tùng Mậu, LK C02 mbassy Garden Xuân Tảo.

Hiện Nhà sách Bảo Anh có 5 chi nhánh tại Hà Nội
Hiện Nhà sách Bảo Anh có 5 chi nhánh tại Hà Nội.

Ghi nhận của phóng viên trong ngày 12/4/2023 tại nhà sách Bảo Anh cơ sở 154 Trần Bình, Mỹ Đình, Hà Nội, tại đây bày bán rất nhiều mặt hàng thuộc danh mục sách vở, đồ dụng học tập, văn phòng phẩm, đồ lưu niệm, quà tặng, đồ chơi cho trẻ em, đồ dùng cá nhân… Trong đó, có những hàng hoá sản xuất tại Việt Nam, đầy đủ thông tin về nơi sản xuất, thành phần, có những hàng hoá nhập khẩu nước ngoài có tem nhãn phụ Tiếng Việt theo quy định, nhưng cũng có những loại hàng hoá nhập khẩu không có tem nhãn phụ Tiếng Việt. Cụ thể, tại nhà sách Bảo Anh cơ sở này, những loại hàng hoá không có tem nhãn phụ Tiếng Việt được bày bán như: đồng hồ, quà lưu niệm, bút màu, dụng cụ học tập, đồ chơi trẻ em, đồ dùng cá nhân….

Bình nước bằng nhựa được bày bán tại Nhà sách Bảo Anh cơ sở Trần Bình không có tem nhãn phụ tiếng Việt dù trên mác sản phẩm toàn tiếng Trung Quốc
Bình nước bằng nhựa được bày bán tại Nhà sách Bảo Anh cơ sở Trần Bình không có tem nhãn phụ Tiếng Việt dù trên mác sản phẩm toàn tiếng Trung Quốc.
Các sản phẩm như đồ chơi dành cho bé cũng không hề có tem nhãn phụ tiếng Việt dù nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài
Các sản phẩm như đồ chơi dành cho bé cũng không hề có tem nhãn phụ Tiếng Việt dù nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài.
Một số sản phẩm là đồ văn phòng phẩm có nhãn gốc là tiếng nước ngoài nhưng không có tem nhãn phụ tiếng Việt theo quy định
Một số sản phẩm là đồ văn phòng phẩm có nhãn gốc là tiếng nước ngoài nhưng không có tem nhãn phụ Tiếng Việt theo quy định.
Có những sản phẩm được bày bán tại Nhà sách Bảo Anh chi nhánh Trần Bình còn rơi vào cảnh
Có những sản phẩm được bày bán tại Nhà sách Bảo Anh chi nhánh Trần Bình còn rơi vào cảnh "trắng thông tin".

Không chỉ tại nhà sách Bảo Anh cơ sở 154 Trần Bình, tại nhà sách Bảo Anh cơ sở LK C02 Embassy Garden Xuân Tảo, phóng viên cũng nhận thấy thực trạng tương tự diễn ra. Tại đây bày bán nhiều loại hàng hoá, trong đó có những mặt hàng nhập khẩu không có tem nhãn phụ Tiếng Việt theo quy định như: đồ dùng học tập, đồ chơi trẻ em, đồ lưu niệm, kính bơi, tất, ví…

Các sản phẩm là đồ chơi, hình dán, móc khóa treo,... tại Nhà sách Bảo Anh cơ sở Embassy Garden - Xuân Tảo tiếp tục rơi vào cảnh thiếu tem nhãn phụ tiếng Việt dù nhãn gốc là tiếng nước ngoài. Thậm chí có những sản phẩm còn
Các sản phẩm là đồ chơi, hình dán, móc khóa treo,... tại Nhà sách Bảo Anh cơ sở Embassy Garden - Xuân Tảo tiếp tục rơi vào cảnh thiếu tem nhãn phụ tiếng Việt dù nhãn gốc là tiếng nước ngoài. Thậm chí có những sản phẩm còn "trắng thông tin" khiến người tiêu dùng không tiếp cận thông tin về chất lượng, cũng như nguồn gốc sản phẩm.

Có thể thấy, nhà sách Bảo Anh có quy mô khá rộng với nhiều loại mặt hàng phục vụ đối tượng chính là học sinh, sinh viên, phụ nữ, nhưng qua ghi nhận thực tế, phóng viên thấy rằng tại đây bán nhiều loại hàng hoá chưa đảm bảo đúng quy định của pháp luật về tem nhãn. Điều này, một mặt vi phạm quy định về nhãn hàng hoá của pháp luật, mặt khác gây khó khăn cho người tiêu dùng trong quá trình lựa chọn sản phẩm.

Những sản phẩm là đồ ăn cũng được bày bán tại Nhà sách Bảo Anh. Và điều đáng chú ý là chúng đều có nhãn gốc là tiếng ngoài nhưng vẫn thiếu tem nhãn phụ bằng tiếng Việt
Những sản phẩm là đồ ăn cũng được bày bán tại Nhà sách Bảo Anh. Và điều đáng chú ý là chúng đều có nhãn gốc là tiếng ngoài nhưng vẫn thiếu tem nhãn phụ bằng Tiếng Việt.
Một số sản phẩm có nhãn gốc là tiếng nước ngoài được bày bán tại Nhà sách Bảo Ảnh cơ sở Embassy Garden - Xuân Tảo không có tem nhãn phụ tiếng Việt như quy định của pháp luật
Một số sản phẩm có nhãn gốc là tiếng nước ngoài được bày bán tại Nhà sách Bảo Ảnh cơ sở Embassy Garden - Xuân Tảo không có tem nhãn phụ tiếng Việt như quy định của pháp luật.

Pháp luật đã quy định rõ

Trong khi đó, pháp luật đã có những quy định cụ thể về tem nhãn hàng hoá lưu thông trên thị trường Việt Nam.

Theo quy định của pháp luật về tem nhãn, sản phẩm bày bán phải có nhãn hàng hóa. Nhãn hàng hoá bao gồm hai loại là nhãn gốc và nhãn phụ. Nhãn gốc: Đây là nhãn được thể hiện lần đầu được gắn trên bao bì, hàng hóa do các cá nhân, tổ chức sản xuất hàng hóa tự gắn lên đó (được quy định tại khoản 3, Điều 3, Nghị định 43/2017/NĐ-CP).

Nhãn phụ cũng tương tự như nhãn gốc được gắn lên trên hàng hóa hoặc bao bì thương phẩm nhưng ngôn ngữ sử dụng phải là Tiếng Việt, trên đó nêu rõ những nội dung bắt buộc trên nhãn gốc luật định các cá nhân, tổ chức phải dịch từ tiếng nước ngoài sang Tiếng Việt hoặc là những nội dung mà nhãn gốc còn thiếu theo quy định của pháp luật Việt Nam cần phải bổ sung (được quy định tại khoản 4, Điều 3, Nghị định 43/2017/NĐ-CP).

Theo Nghị định số 43/2017/NĐ-CP và Nghị định số 98/2020/NĐ-CP quy định về thông tin in trên nhãn phụ và quy định về tem nhãn hàng hóa nhập khẩu, quy định về xử phạt hành vi vi phạm trong buôn bán hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc, hàng trôi nổi, hàng có dấu hiệu làm nhái, làm giả có thể phạt tiền đến 200 triệu đồng tùy vào mức độ vi phạm đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh.

Ngoài ra, theo Nghị định số 126/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp; tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa; hoạt động khoa học và công nghệ, chuyển giao công nghệ; năng lượng nguyên tử có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2022 thì các hành vi kinh doanh hàng hóa không có nhãn; không có nhãn gốc hoặc có nhãn gốc nhưng ghi không đủ hoặc ghi không đúng các nội dung bắt buộc hoặc bị thay đổi; có nhãn, kể cả nhãn gốc hoặc nhãn phụ đối với hàng hóa nhập khẩu bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch thông tin về hàng hóa; gian lận về thời hạn sử dụng; hàng hóa đã quá hạn sử dụng… sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, sẽ được áp dụng kể cả trong trường hợp vi phạm lần đầu.

Quy định của pháp luật là vậy, nhưng thực tế tại hệ thống nhà sách Bảo Anh đã và đang bày bán rất nhiều hàng hoá nước ngoài vi phạm quy định về tem nhãn. Cùng với đó, cũng khiến người tiêu dùng khó khăn khi tìm hiểu về sản phẩm, không rõ thành phần sản phẩm, công dụng ra sao, cách sử dụng như thế nào… Đặc biệt khi đây lại là những sản phẩm đông đảo dành cho lứa tuổi mầm non, học sinh các cấp…

Đề nghị, Cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội cũng như các cơ quan liên quan xác minh, kiểm tra và xử lý những sai phạm (nếu có) của hệ thống nhà sách Bảo Anh nhằm đảm bảo quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng cũng như tạo ra môi trường kinh doanh hàng hóa lành mạnh, minh bạch thị trường.

Trúc Mai - Hồng Nhung

Link nội dung: https://world-link.edu.vn/index.php/nha-sach-bao-anh-ngoai-giao-doan-a36960.html