Chanh dây là loại trái cây giúp cân bằng chế độ ăn uống nhờ vào các loại vitamin và khoáng chất dồi dào. Vậy chanh dây có tác dụng gì? Trong bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những công dụng mà chanh dây đem lại cho sức khỏe cơ thể của bạn.
Chanh dây là loại trái cây giúp cân bằng chế độ ăn uống nhờ vào các loại vitamin và khoáng chất dồi dào.
Vậy tác dụng của chanh dây là gì? Cùng tìm hiểu 8 công dụng nổi bật đối với sức khỏe của quả chanh dây.
Tác dụng chống oxy hóa từ chanh dây có khả năng làm giảm các tình trạng sưng viêm như viêm khớp. Theo các nghiên cứu cho thấy rằng, vỏ chanh dây còn có tác dụng điều trị các triệu chứng hen suyễn, giảm bớt tình trạng ho, khò khè, khó thở.
Chất kali có trong chanh dây có khả năng làm mạch máu giãn ra. Ngoài ra, chất kali kết hợp với sắt và đồng có trong loại trái này cũng là những yếu tố quan trọng trong việc cải thiện tuần hoàn máu đến các cơ quan trong cơ thể.
Ăn chanh dây có giảm cân không? Chanh dây là lựa chọn phù hợp dành cho những người đang kiểm soát cân nặng vì chúng chứa rất ít calo, chất béo và natri. Hơn nữa hàm lượng chất xơ cao có tác dụng giảm cảm giác thèm ăn của bạn.
Chanh dây là lựa chọn phù hợp dành cho những người đang kiểm soát cân nặng
Hạt chanh dây có thể cải thiện độ nhạy insulin giúp ổn định lượng đường trong máu. Ngoài ra, chanh dây có chỉ số đường huyết thấp và hàm lượng chất xơ cao của chanh dây có thể hỗ trợ quá trình điều trị cho người đang bị bệnh tiểu đường.
Nhờ vào nguồn vitamin A dồi dào trong chanh dây và các chất chống oxy hóa khác như vitamin C, riboflavin và carotene cũng góp phần tăng cường sức khỏe của da và ngăn chặn lão hóa. Xem thêm:
Uống gì đẹp da? 8 loại thức uống giúp làn da khỏe khoắn, chống lão hóa từ bên trong
Kali và folate có trong quả chanh dây có khả năng cải thiện sức khỏe của não bộ, giúp giảm tình trạng căng thẳng và rối loạn lo âu. Folate còn có khả năng ngăn ngừa bệnh Alzheimer và giúp cải thiện trí nhớ.
Chanh dây có khả năng cải thiện sức khỏe của não bộ, giúp giảm tình trạng căng thẳng
Vì chanh dây bao gồm nhiều chất chống oxy hóa như vitamin C, beta carotene, polyphenol và các axit amin có khả năng chống các chất oxy hóa mạnh mẽ, tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch và giảm nguy cơ mắc một số bệnh thông thường.
Chanh dây cũng chứa các chất chống viêm tự nhiên, giúp giảm viêm nhiễm trong hệ thống hô hấp và giảm các triệu chứng như đờm và viêm họng. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng chanh dây có tác dụng điều trị suyễn thông thường.
Mặc dù chanh có nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng cần tuân thủ các hướng dẫn được khuyến cáo từ các chuyên gia để sử dụng nó một cách an toàn và có lợi.
Chanh dây chứa nhiều axit hữu cơ và có thể gây viêm loét dạ dày. Vì vậy, sử dụng nhiều chanh dây có thể không tốt cho đường tiêu hóa đối với những người khoẻ mạnh.
Ngoài ra, cùi chanh dây cũng chứa một chất độc gọi là cyanogen glycoside, hóa chất này có thể gây ngộ độc xyanua nếu tiêu thụ quá nhiều, nhất là trong trường hợp quả còn rất non, chưa chín.
Ăn nhiều chanh dây có thể không tốt cho đường tiêu hóa
Tuy chanh dây có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng nếu lạm dụng loại quả này sẽ dẫn đến những tác dụng phụ như buồn nôn, mệt mỏi, chóng mặt và tăng nhịp tim.
Nếu ăn quá nhiều hạt chanh dây khiến cơ thể không đào thải ra được và gây tắc nghẽn trong túi thừa ruột già, có thể dẫn đến viêm ruột thừa hoặc viêm túi thừa ruột già.
Dưới đây là gợi ý các cách chế biến chanh dây vừa thơm ngon vừa bổ dưỡng mà bạn nên tham khảo:
Nước ép: Đây là món dễ chế biến, bạn chỉ cần cho chanh dây, nước và mật ong vào rồi lọc bỏ hạt là đã có một món thức uống thơm mát.
Món tráng miệng: Bạn có thể sử dụng làm lớp trang trí hoặc hương liệu cho kem, cocktail hay bánh ngọt như bánh phô mai hoặc mousse.
Salad: Kết hợp với các loại rau củ khác như cà chua, dưa leo, cà rốt, rau xà lách…
Sữa: Trộn chanh dây với sữa chua hoặc sữa tươi để tạo thành món ăn kèm thơm ngon.
Làm sốt: Ăn kèm sốt chanh dây chua ngọt với các loại cá để tăng hương vị cho món ăn.
Gợi ý một số cách chế biến chanh dây ngon bổ
Để việc tiêu thụ chanh dây mang lại những hiệu quả cho sức khỏe, bạn cần lưu ý một số điều quan trọng sau:
Tiêu thụ chanh dây vừa phải: Mỗi ngày chỉ nên sử dụng khoảng 1-2 quả là hợp lý.
Kết hợp với các nhóm thực phẩm khác: Cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết để đảm bảo cung cấp đủ chất cần thiết cho cơ thể.
Không nên uống nước chanh dây khi đói: Bạn nên hạn sử dụng chanh dây sau bữa ăn khoảng 30p, để tránh ảnh hưởng đến dạ dày.
Những người bị dị ứng với latex - loại protein có trong mủ cao su tự nhiên cần lưu ý không nên sử dụng chanh dây.
Nếu bạn có nhu cầu thêm chanh dây vào chế độ ăn uống hàng ngày, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc các chuyên gia dinh dưỡng để đảm bảo an toàn.
Trên đây là toàn bộ thông tin về chanh dây mà chúng ta cần biết. Ngoài những lợi ích tuyệt vời mà chanh dây đem lại, bạn cũng cần tuân thủ theo các khuyến cáo để việc tiêu thụ chúng trở nên lành mạnh.
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.
Bạn có thể xem thêm:
Ăn gì để tăng cân? 12 loại thực phẩm giúp tăng cân nhanh và an toàn
Ăn cà chua có tốt không? Top 6 lợi ích bất ngờ của cà chua
10+ dấu hiệu mang thai tuần đầu phổ biến nhất ở mẹ bầu
Ăn cà rốt có tác dụng gì? Top 7 lợi ích tuyệt vời từ củ cà rốt
Top 7 thực đơn tăng cân cho người gầy vừa an toàn vừa hiệu quả
5 cách nhịn ăn gián đoạn giảm cân hiệu quả
Một quả táo chứa bao nhiêu calo? Nên ăn mấy quả táo đỏ 1 ngày?
Link nội dung: https://world-link.edu.vn/index.php/loi-ich-cua-chanh-day-a37477.html