Hầu hết người lao động đều có tâm lý hoang mang, lo lắng khi tham gia phỏng vấn XKLĐ Nhật Bản. Trên thực tế, cuộc phỏng vấn không quá căng thẳng như bạn nghĩ mà đơn thuần chỉ là cuộc trao đổi giữa nghiệp đoàn Nhật Bản với người lao động. Với bài viết này, Thanh Giang xin chia sẻ cách trả lời phỏng vấn đi Nhật giúp bạn tăng tỷ lệ đỗ đơn hàng. Cùng tham khảo nhé!
Trước khi tìm hiểu cách trả lời phỏng vấn đi Nhật, khi tham gia phỏng vấn XKLĐ Nhật Bản, bạn cần nắm được quy trình cũng như một số kinh nghiệm “cần thiết”. Cụ thể:
Thông thường, nhà tuyển dụng Nhật sẽ phỏng vấn theo nhóm ( khoảng 5-10 ứng viên, với hình thức phỏng vấn trực tiếp). Trình tự tham gia buổi phỏng vấn sẽ được thực hiện như sau:
Bước 1: Gõ cửa và chào hỏi trước khi phỏng vấn
Bước 2: Câu hỏi phỏng vấn đi Nhật của nhà tuyển dụng
Bước 3: Trả lời câu hỏi phỏng vấn
Để tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng, việc đầu tiên bạn cần làm trước khi bước vào phòng là “Gõ cửa” và chào trước khi phỏng vấn. Trước khi vào phỏng vấn, bạn hãy thực hiện phép lịch sự tối thiểu đó là “Gõ cửa” theo nguyên tắc, hãy dùng ngón trỏ và ngón giữa khum vào nhau và gõ 3 tiếng nhé. Sau khi nghe tiếng gõ cửa, nhà tuyển dụng sẽ nói “dozo” (xin mời vào). Khi đó, bạn mới được phép bước vào.
Mở cửa và bước vào phòng, hướng nhìn về phía nhà tuyển dụng nhẹ nhàng mỉm cười và nói Shitsureishimasu (tôi xin phép) đồng thời cúi người chào 1 góc 45 độ và không được ngẩng đầu ngay lập tức nhé. Cuối cùng, bạn hãy “Đóng cửa”. Trong bước này, bạn hãy đứng ngang người và đóng cửa, sau đó tiến lại gần vị trí ghế ngồi của mình (không được phép ngồi ngay).
Khi nhà tuyển dụng nói “Douzo osuwari kudasai”, bạn hãy cúi đầu và nói “Yoroshiku onegaishimasu” sau đó mới ngồi vào vị trí ghế của mình.
Lưu ý: Khi cúi đầu hãy giữ thẳng đầu, cằm song song với nền nhà và giữ hai vai ngang bằng nhau; trọng tâm đặt vào eo.
Để giúp bạn có cuộc phỏng vấn đạt kết quả tốt, Thanh Giang xin chia sẻ một số cách trả lời phỏng vấn. Cụ thể như sau:
Đây là câu hỏi đầu tiên,cũng là câu 100% nhà tuyển dụng sử dụng. Mặc dù là câu hỏi đơn giản, xong không phải ai cũng biết cách giới thiệu bản thân một cách ấn tượng.
Khi giới thiệu bản thân, bạn cần cung cấp một số thông tin cơ bản như tên, tuổi, quê quán và trình độ học vấn của mình. Hãy nói thật rõ ràng và chính xác các thông tin cơ bản này nhé. Bạn có thể giới thiệu tên tiếng Việt của mình. Để gây ấn tượng hơn với người phỏng vấn, bạn có thể dịch tên tiếng Việt sang tiếng Nhật và giới thiệu kèm.
Mục đích của câu hỏi này là tìm hiểu khả năng phân tích cũng như ứng xử nhanh nhạy của bạn. Để “ghi điểm” trong câu hỏi này, bạn hãy trả lời những điểm tích cực trong tính cách của bạn.
Và đặc biệt người phỏng vấn sẽ thường đánh giá cao hơn những người trả lời với các mẫu câu sau: “Tôi được bạn bè nhận xét rằng là người chăm chỉ, có trách nhiệm…“, “Đồng nghiệp cũ của tôi nhận xét rằng tôi có tính cách cầu tiến và ham học hỏi mạnh”.
Nghe có vẻ đơn giản xong câu hỏi này lại mang tính “thăm dò” cao. Nhà tuyển dụng muốn phán đoán mức độ nhiệt tình, nhanh nhạy cũng như khả năng tự đánh giá bản thân của ứng viên. Do đó, hãy thoải mái trả lời đúng những sở thích của mình. Bạn có thể trả lời những sở thích đơn giản như nghe nhạc, xem phim, chơi thể thao hay chơi một loại nhạc cụ nào đó…
Một trong số những cách trả lời phỏng vấn đi Nhật là thể hiện thái độ tự tin và cũng cần khiêm tốn, nhận định đúng sự thật về bản thân mình chứ không nên tự cao, tự đại. Bạn nên trả lời những thông tin chung như ham học hỏi, hòa đồng thân thiện với đồng nghiệp…
Cũng tương tự như điểm mạnh, bạn cũng nên tự tin nói ra điểm yếu của mình, vì thực chất trên đời không ai hoàn hảo quả. Tuy nhiên khi nói về điểm yếu của mình, đừng quên bổ sung những câu khẳng định rằng bạn có thể từ từ khắc phục để trở nên tốt hơn và không để ảnh hưởng đến công việc nhé.
Với câu hỏi này, bạn chú ý rằng cần trả lời thông tin thật khớp với những gì đã điền trong hồ sơ nộp cho nhà tuyển dụng. Đồng thời, cũng tránh tỏ ra ấp úng khi trả lời nếu không nhà tuyển dụng sẽ đánh giá rằng bạn đang nói dối. Bạn chỉ cần chậm rãi và rành mạch, nói đúng các thông tin chính xác và thống nhất với hồ sơ đã nộp.
Đây là một câu hỏi phỏng vấn đi Nhật không quá mới mẻ. Với câu hỏi này, hãy tự mình suy nghĩ trước và tìm kiếm câu trả lời của chính bạn. Bạn có thể lựa chọn trả lời: “Tôi đi Nhật để nâng cao năng lực bản thân, học hỏi kinh nghiệm làm việc, tiếp thu những kiến thức mới,… và kiếm tiền phụ giúp gia đình.”, cũng có thể trả lời “Văn Hóa Nhật Bản nổi tiếng với tác phong, môi trường làm việc chuyên nghiệp… và tôi luôn mong ước đến đây từ những ngày còn nhỏ…”
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý, tránh thẳng thắn mà trả lời rằng “Tôi đi Nhật vì muốn kiếm tiền” hay “Tôi đi Nhật vì muốn khám phá” thì sẽ rất dễ mất điểm trong mắt doanh nghiệp. Cùng với ý nghĩa đó bạn hoàn toàn có thể diễn giải một cách uyển chuyển hơn như trên.
Đây là một câu hỏi phỏng vấn khá nhạy cảm nên cần sự khéo léo khi trả lời. Ví dụ: “Tôi sẽ nhận mức lương theo thỏa thuận từ phía công ty và hoàn thành thật tốt công việc được giao.” Hoặc có thể trả lời: “Tôi mong muốn nhận được mức lương ngang bằng với mức lương cụ thể mà nhân viên đã tư vấn từ trước đó”.
Câu trả lời của bạn tất nhiên nên là có rồi, vì không một doanh nghiệp nào muốn tuyển dụng những người lao động chỉ ưa nhàn hạ, không chịu được vất vả cả. Khi trả lời có, bạn có thể nêu một số dẫn chứng về công việc cũ để khẳng định bản thân và gây ấn tượng với doanh nghiệp nhé.
Tương tự như câu hỏi trên thì với câu này, tất nhiên bạn cũng nên trả lời là ”Có”. Việc tăng ca và cùng công ty vượt qua những lúc khó khăn là điều mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng mong muốn ở người lao động của mình. Đặc biệt là với đất nước có truyền thống coi làm thêm giờ là cách thể hiện sự cống hiến với doanh nghiệp như Nhật.
Hiện nay vấn nạn người lao động sau khi hết hợp đồng làm việc tại Nhật lại không trở về nước mà ở lại làm việc chui, bất hợp pháp là khá nhiều. Vì thế bạn cần thể hiện được với doanh nghiệp mình là người có thể tin tưởng được.
Với câu hỏi này bạn có thể trả lời theo hai hướng sau:
Một là bạn khẳng định mình sẽ trở về Việt Nam sau khi kết thúc hợp đồng, có thể bổ sung thêm những thông tin như sau khi về Việt Nam bạn có dự định tự mình kinh doanh, hoặc tự mình mở công ty với số vốn tích lũy được…
Hai là bạn có thể trả lời rằng, bạn sẽ về nước nhưng cũng sẵn sàng ở lại Nhật tiếp tục làm việc tại công ty nếu được đánh giá cao và được công ty giữ lại, một cách hợp pháp.
Với câu hỏi này, bạn nên trả lời là có và luôn cố gắng tương tác với nhà tuyển dụng càng nhiều càng tốt nhé. Bạn có thể hỏi các thông tin như “ký túc xá có gần địa chỉ công ty không?” “Từ ký túc xá công ty bạn có thể di chuyển bằng những hình thức nào, đi bộ hay xe đạp được không?”… hoặc những thông tin bạn còn thắc mắc.
Thời gian gần đây, để tiết kiệm thời gian công sức di chuyển, nhà tuyển dụng sẽ tiến hành phỏng vấn bằng hình thức online qua ứng dụng ZOOM hay SKYPE. Khi thực hiện phỏng vấn qua hình thức trực tuyến, bạn cần lưu ý một số điểm dưới đây:
Tác phong trả lời câu hỏi phỏng vấn đi Nhật trong mọi hình thức phỏng vấn online hoặc offline:
Trên đây là cách trả lời phỏng vấn đi Nhật, Thanh Giang hi vọng đã đem đến chia sẻ hữu ích, giúp bạn thực hiện phỏng vấn XKLĐ Nhật Bản thuận lợi nhất. Nếu bạn còn thắc mắc nào muốn giiar đáp thêm thì liên hệ với chúng tôi ngay nhé!
THANH GIANG CONINCON GROUP
Link nội dung: https://world-link.edu.vn/index.php/tra-loi-phong-van-ban-biet-gi-ve-nhat-ban-a37669.html