Thiên nhiên có nhiều hiện tượng bí ẩn mà con người không thể giải thích, trong đó, có những hòn đá kỳ lạ ở nước ta với những đặc điểm bí ẩn, chưa có lời giải thích.
Hiện tượng bí ẩn tồn tại quanh những hòn đá kỳ lạ luôn là thách thức với các nhà khoa học. Ở Việt Nam, đã không ít lần người dân phát hiện ra những hòn đá với đặc tính kỳ lạ, thu hút được sự chú ý của đông đảo nhân dân.
Chủ nhân của hòn đá phát sáng là ông Châu Chí Hùng (54 tuổi, ngụ phường Bửu Hòa, TP Biên Hòa, Đồng Nai). Hòn đá đặc biệt này to gấp 3 lần quả trứng ngỗng thông thường, bề mặt nhẵn như đá cuội. Ông Hùng để hòn đá này lẫn với đống đá trước hiên trong suốt 10 năm qua nhưng không biết hiện tượng lạ kỳ của nó. "Vào một đêm cuối tháng 8/2014, tôi ra hiên hóng mát. Nhìn lên đống đá thì phát hiện có ánh sáng xanh nên tôi chạy tới xem. Khi thấy hòn đá phát sáng, tôi mang vào phòng cất giữ cho tới bây giờ", ông Hùng kể.
Hiện tượng bí ẩn hòn đá tự phát sáng. Ảnh Như Quỳnh
Lúc đầu một số nhà nghiên cứu cho rằng hòn đá hấp thụ ánh sáng mặt trời rồi phát sáng trong bóng tối. Tuy nhiên, khi ông để hòn đá vào phòng tối, cách ly với ánh sáng mặt trời trong nhiều tháng nhưng nó vẫn phát sáng với cường độ không thay đổi. Sau đó, ông mời bạn bè, các nhà khoa học ở TP. HCM tới xem xét và nghiên cứu. Tuy nhiên, đến nay hiện tượng đá phát sáng vẫn chưa có lời giải đáp.
Hòn đá nói trên nằm tại chùa Hương Quang (thôn Bến Đức, xã Tây Vinh, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định). Bất cứ ai đến chùa đều dễ dàng nhìn thấy hòn đá này, bởi nó được đặt giữa hồ nước nhân tạo nằm ngay trước chùa. Hòn đá trông khá vuông vức, dài và rộng khoảng 0,6m, cao khoảng 0,5m. Nhìn hòn đá bề ngoài hết sức bình thường ít ai có thể ngờ rằng nó mang trên mình những câu chuyện ly kỳ nửa thực nửa hư, vừa kỳ dị vừa rùng rợn. Theo lời các cụ, đã có cả nghìn người bị hành hình trên nhiều hòn đá hình dáng y hệt và mỗi hòn đá thấm máu người vô tội. Nỗi oán hờn chồng chất ám vào hòn đá, khiến nó ám ảnh cư dân thời bấy giờ.
Hòn đá kỳ lạ biết giật điện và hàng loạt hiện tượng bí ẩn xung quanh
Theo sư thầy Thích Hồng Phương, trụ trì chùa Hương Quang, mỗi năm hòn đá này chỉ linh ứng một vài lần, mỗi lần chỉ một vài tiếng, thậm chí có năm chỉ linh ứng một lần mà thôi. Trong một lần thử nghiệm, bà Lê Thị Tha (50 tuổi, ở làng Ngãi Chánh, xã Nhơn Hậu) đặt tay lên đúng cái khoanh tròn dấu mực đỏ sư thầy Hồng Phương vẽ ở tâm hòn đá. Hàng chục người xung phong chạm tay vào hòn đá, và điều đặc biệt là ai cũng bị cảm giác như “điện giật”, khiến toàn thân run bắn, lảo đảo.
Cho đến nay, chưa có một nghiên cứu nào về những huyền bí xung quanh hòn đá tại chùa Hương Quang. Tuy nhiên người dân nơi đây vẫn thường truyền tai nhau những câu chuyện ly kỳ nửa thực nửa hư, vừa kỳ dị vừa rùng rợn về hòn đá có năng lượng kỳ lạ. Ông Dương Ngọc Hiến, Phó Chủ tịch UBND xã Tây Vinh cho biết: “Sự việc sư thầy Thích Hồng Phương, trụ trì chùa Hương Quang, rước hòn đá ở làng Ngãi Chánh về thờ tự có thật, còn điện giật thì không phải ai cũng bị. Đến thời điểm hiện tại, chưa ai lý giải được tại sao lại có hiện tượng như thế”.
Trinh Sơn Tự hay còn gọi là chùa Trinh Tiết, nằm trên núi Bồ Đà, thuộc xã Thanh Hải (Thanh Liêm, Hà Nam) được mọi người biết đến hàng trăm năm nay bởi chùa có hòn đá mang tên “Tượng Bụt mọc” với khả năng “tự lớn” như cơ thể sống. Tượng đá cao khoảng 1,6 mét, bán kính 0,8 mét, nhìn thoáng qua giống như một mũi tên nhọn hoắt đang đâm thẳng lên trời.
Hòn đá với hiện tượng bí ẩn có khả năng 'tự lớn' ở chùa Trinh Tiết
Bên dưới chân của hòn đá là những viên đá lớn nhỏ xếp lại với nhau giống như hình bông sen, tạo thành kệ vững chắc nâng đỡ cho viên đá. Theo các cụ bô lão trong làng, vào thời kỳ chiến tranh chống Pháp, hòn đá quay mặt về hướng đông nam. Nhưng đến nay, hòn đá lại quay mặt về hướng đông bắc. Chính vì thế, người dân mới đặt tên cho hòn đá là tượng Bụt mọc. Tuy nhiên, việc đo xem mỗi năm hòn đá lớn thêm bao nhiêu thì chưa ai làm.
Ông Đỗ Văn Sỹ, trưởng thôn Động Xuyên, khẳng định đây là hòn đá “thiên tạo”, chưa có bất kỳ tác động nào của bàn tay con người từ trước đến nay. Ông kể lại: “Hồi còn bé, tôi thường cùng với đám trẻ trong làng dắt trâu lên ngọn núi Bồ Đà này. Lúc ấy hòn đá mới cao đến lưng người, giờ thì đã cao tới ngang vai. Khi có một vật cứng nào khác tác động vào, hòn đá còn phát ra tiếng kêu trầm, vang như tiếng chuông đồng”.
Link nội dung: https://world-link.edu.vn/index.php/nhung-cau-chuyen-ky-la-o-viet-nam-a64752.html