Nếu không biết Tiếng Anh thì hãy quên 10 ngành nghề này đi

Giao tiếp thêm được một ngôn ngữ ngoài tiếng mẹ đẻ sẽ giúp bạn có nhiều cơ hội trong công việc và cuộc sống. Chính vì vậy, những ngành nghề cần Tiếng Anh ra đời để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động. Đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập với quốc tế, nhiều công ty đa quốc gia, công ty trong nước cần nhân sự giỏi tiếng anh. Không có Tiếng Anh, bạn vẫn có thể sống, nhưng có Tiếng Anh, bạn sẽ sống tốt hơn rất nhiều lần…

Dưới đây là TOP 10 ngành nghề cần tiếng Anh mà bạn không nên bỏ qua nhé.

1. Luật (luật kinh tế, luật lao động, luật xã hội…):

Luật pháp luôn là một trong những vấn đề quan trọng mà các doanh nghiệp lẫn cá nhân nước ngoài quan tâm khi đến Việt Nam nói riêng hay đến 1 quốc gia khác nói chung. Một doanh nghiệp muốn kinh doanh cần phải biết về luật, cần 1 người hiểu rõ luật tại Việt Nam và tư vấn cho họ bằng một thứ ngôn ngữ mà họ hiểu được. Một cá nhân muốn xuất nhập cảnh, định cư ngắn hoặc dài hạn, xin việc tại Việt Nam cũng cần biết về luật…

Luật là một trong những yếu tố được quan tâm hàng đầu của các đơn vị quốc tế

2. Nhân sự:

Điều gì sẽ xảy ra khi bạn muốn tuyển dụng một nhân sự nước ngoài nhưng lại không biết ngoại ngữ. Bạn có cảm thấy tiếc khi biết vị trí chuyên viên nhân sự tại các công ty quốc tế đang có mức lương cao hơn bạn gấp nhiều lần chỉ vì họ biết Tiếng Anh còn bạn thì không?

Trong thời buổi hội nhập, Tiếng Anh đối với tuyển dụng trở nên cực kỳ quan trọng

3. Các ngành dịch vụ (hàng không, du lịch, phục vụ…):

Đây là ngành thường xuyên phải gặp gỡ và giao tiếp với người nước ngoài. Tuy nhiên, khác với ngành Luật hay Nhân sự, các ngành dịch vụ này có thể không cần phải biết về Tiếng Anh quá chuyên sâu.

Các ngành dịch vụ thường xuyên phải gặp gỡ với người nước ngoài

4. Người nổi tiếng (hoa hậu, ca sĩ, diễn viên…):

Đã có rất nhiều trường hợp người nổi tiếng (ca sĩ, diễn viên, hoa hậu…) ở Việt Nam bị “chỉ trích” vì lộ Tiếng Anh của mình không tốt. Ngược lại, cũng rất nhiều trường hợp ghi điểm và để lại hình ảnh đẹp trong mắt công chúng nhờ lợi thế giỏi ngoại ngữ. Vì vậy với ngành nghề này, Tiếng Anh không bao giờ là thừa.

Tiếng Anh sẽ làm đẹp hơn hình ảnh của người nổi tiếng trong mắt người hâm mộ

5. Ngân hàng:

Khách hàng của lĩnh vực này rất rộng, có thể là bất cứ ai, và tất nhiên họ có thể là cá nhân hoặc tổ chức nước ngoài. Người làm trong lĩnh vực này cần chuẩn bị sẵn vốn Tiếng Anh tốt, để có thể sử dụng bất cứ lúc nào. Thể hiện phong thái thật chuyên nghiệp, khiến cho khách hàng có thể yên tâm và tin tưởng khi thực hiện những cuộc trao đổi, giao dịch liên quan đến tiền bạc, tài sản.

Nhân sự của Ngân Hàng cần thể hiện sự chuyên nghiệp với các khách hàng quốc tế để tạo cho họ sự yên tâm khi quyết định thực hiện các giao dịch

6. Dịch vụ nhập cư, định cư, du học…

Cũng tương tự với ngành luật, nhưng chuyên sâu khi đề cập đến một lĩnh vực cụ thể, ngành này thường xuyên phải làm việc với các đối tác nước ngoài ở nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới. Đây có thể xem là một trong những ngành bắt buộc phải tốt Tiếng Anh, hay nói cách khác, bạn chỉ nên làm ở ngành này nếu như bạn giỏi Tiếng Anh.

Đây lại là một trong những ngành không thể làm nếu không có Tiếng Anh giỏi

7. Tiếp viên hàng không

Đây là ngành nghề hiện được giới trẻ quan tâm, đặc biệt là với những bạn thích khám phá và phiêu lưu khắp thế giới. Chính sách ưu đãi trong công việc, được tiếp xúc với nhiều nền văn hóa khác nhau và mức lương ổn định chính là lý do mà nhiều bạn trẻ muốn trở thành tiếp viên hàng không. Đặc biệt, các hãng hàng không thường ưu tiên những ứng viên thành thạo hơn một ngoại ngữ, trong đó tiếng Anh luôn là ưu tiên hàng đầu.

8. Nhà báo/Truyền thông:

Đôi khi độc giả không chỉ muốn đọc và nghe về các tin tức trong nước, mà họ còn muốn nghe và cập nhật những tin tức quốc tế. Do đó, để có được các tin tức, sự kiện quốc tế liên quan trực tiếp đến Việt Nam, người nhà báo/phóng viên sẽ cần phải đi công tác ở nước ngoài, và đây là lúc Tiếng Anh phát huy sức mạnh của mình.

nhà báo

Vừa được làm công việc yêu thích, vừa được đi đó đây, đó chính là lợi thế của một nhà báo giỏi Tiếng Anh

9. Thư ký/Trợ lý:

Đây là một trong những vị trí lớn của một công ty, họ sẽ yêu cầu nhân viên cần giỏi ít nhất 1 ngoại ngữ. Ngoài việc phụ giúp giám đốc, người làm thư ký còn phải thường xuyên tiếp xúc với các đối tác nước ngoài, để ghi chép thông tin quan trọng liên quan trong các buổi họp.

Có thể bạn rất giỏi, nhanh nhẹn và cẩn thận, bạn vẫn luôn nghĩ mình sẽ là người trợ lý/thư ký hoàn hảo cho sếp. Thế nhưng ngay cả viết thư bằng Tiếng Anh bạn cũng không biết viết thì rất tiếc, sếp bạn sẽ phải chọn người khác rồi.

Hãy học Tiếng Anh trước khi muốn giúp đỡ sếp của mình nhé cô thư ký!

10. Developer/Coder:

IT nói chung hay lập trình viên nói riêng đang là một ngành nghề rất hot, có thu nhập cao tại Việt Nam. Thế nhưng, ngôn ngữ mà các lập trình viên sử dụng hiện nay đều là bằng Tiếng Anh. Tuy có thể học thuộc và code theo thói quen, hoặc tham khảo copy các đoạn code có sẵn trên mạng, nhưng sẽ tốt hơn nếu bạn biết Tiếng Anh ở một mức độ nào đó để hiểu rõ hơn về những thứ mình đang lập trình mỗi ngày.

Các đoạn code mà lập trình viên sử dụng đều là Tiếng Anh 100%

Hội nhập quốc tế tạo cơ hội việc làm cho những người có năng lực ngoại ngữ, nhất là những nghề cần tiếng anh tốt. Để có thu nhập tốt và thăng tiến nhanh, bạn nên học thêm những kỹ năng khác để vận dụng tiếng Anh tốt nhất. Nhu cầu tuyển dụng của những ngành nghề cần tiếng Anh tương đối cao, vì vậy những ai theo đuổi lĩnh vực này sẽ không lo thất nghiệp.

Giải pháp học tiếng Anh từ iHeartEnglish

iHE là trung tâm đào tạo Tiếng Anh bằng phương pháp giáo dục cá thể hóa, mang đến giải pháp cấp tốc cho các vấn đề Tiếng Anh mà học viên đang gặp phải. Chương trình đào tạo của iHE hướng đến không chỉ giảng dạy tiếng Anh như một ngôn ngữ đơn thuần mà là công cụ, nền tảng thiết thực giúp người học được trang bị kiến thức, rèn luyện kỹ năng cần thiết để phục vụ cho nhu cầu học tập, du học, định cư, thăng tiến trong công việc… trong thời gian ngắn nhất.

Link nội dung: https://world-link.edu.vn/index.php/khong-gioi-tieng-anh-nen-hoc-nganh-nao-a66186.html