Các loại visa định cư và không định cư tại Mỹ

Các loại visa định cư và không định cư tại Mỹ

Visa định cư Mỹ là gì?

Cư trú hợp pháp là việc một công dân nước ngoài được phép nhập cảnh sinh sống tại Mỹ bằng việc kiểm tra và được cho phép bởi Chính phủ Mỹ thông qua visa định cư.

Visa định cư Mỹ là thị thực cho phép công dân nước ngoài nhập cư vào Mỹ để sống và làm việc mà không chịu bất kỳ hạn chế nào về thời gian cũng như mục đích. Người nhập cư sẽ trở thành Thường trú nhân Mỹ và được cấp thẻ xanh nếu có thể chứng minh rằng họ đáp ứng được các tiêu chú của các loại visa định cư theo quy định của Chính phủ Mỹ.

Các loại visa

Visa định cư Mỹ là visa dành cho người dân nước ngoài muốn nhập cư vào Mỹ để sinh sống và làm việc mà không có bất kỳ hạn chế liên quan. Những người nhập cư sẽ trở thành thường trú nhân Mỹ và được cấp thẻ xanh nếu họ có thể chứng minh rằng họ đã đạt đủ tiêu chuẩn của một trong các loại visa định cư cụ thể. Visa định cư được cấp trên cơ sở: các mối quan hệ gia đình (diện đoàn tụ), việc làm, đầu tư, tị nạn, hoặc được lựa chọn trong cuộc xổ số visa đa dạng.

Các loại visa định cư và không định cư tại Mỹ

Các loại visa định cư Mỹ (Immigrant Visa)

Diện bảo lãnh định cư Mỹ dành cho các thành viên trực hệ:

R1/CR1: Vợ/chồng của công dân Mỹ. Đương đơn phải là người đã kết hôn hợp pháp với công dân Mỹ. Hồ sơ bảo lãnh chỉ được mở xét duyệt sau khi có giấy đăng ký kết hôn và người bảo lãnh (tức vợ/chồng có quốc tịch Mỹ) đủ 18 tuổi trở lên và đang cư trú tại Mỹ.

IR2/CR2: Con đẻ của vợ/chồng công dân Mỹ, con còn độc thân, dưới 21 tuổi. Đối với trường hợp con riêng của vợ/chồng công dân Mỹ, người con riêng sẽ đủ điều kiện xin định cư nếu mối quan hệ vợ/chồng của công dân Mỹ được chính thức thiết lập trước khi người con 18 tuổi.

IR3: Con nuôi của công dân Mỹ (được nhận nuôi ở nước khác)

IR4:Con nuôi của công dân Mỹ (được nhận nuôi ở Mỹ)

IR5:Cha/mẹ đẻ hoặc cha/mẹ kế của công dân Mỹ. Trường hợp này, công dân Mỹ thực hiện bảo lãnh phải đủ 21 tuổi trở lên. Và cuộc hôn nhân của cha/mẹ kế với cha/mẹ đẻ người bảo lãnh phải được thiết lập chính thức trước khi họ đủ 18 tuổi. Nếu người bảo lãnh đã xin được làm con nuôi hợp pháp, họ có thể sẽ không bảo lãnh được cho cha/mẹ đẻ của mình.

K1: Vợ/chồng sắp cưới của công dân Mỹ. Tình trạng hôn nhân của cả hai người phải hợp pháp để kết hôn, họ phải gặp gỡ trực tiếp trong vòng 2 năm vừa qua và sau khi người được bảo lãnh đến Mỹ với thị thực K1, hai người phải kết hôn trong vòng 90 ngày.

K3: Vợ/chồng và con riêng của vợ/chồng

các diện visa định cư tại Mỹ

Diện bảo lãnh định cư Mỹ dành cho thành viên gia đình

F1: Con chưa kết hôn của công dân Mỹ và trên 21 tuổi

F2A: Vợ/chồng và con độc thân dưới 21 tuổi của Thường Trú Nhân (người được phép định cư tại Mỹ nhưng chưa được nhập quốc tịch Mỹ)

V: Đối tượng thuộc diện F2A đến Mỹ để chờ giải quyết hồ sơ. Khi đó, hồ sơ của đương đơn phải đáp ứng các điều kiện sau của Lãnh Sự Quán Mỹ:

Hồ sơ bảo lãnh định cư (mẫu I-130) được mở trước hoặc vào ngày 21/12/2000

Hồ sơ bảo lãnh đã được mở 3 năm trở lên

Hồ sơ bảo lãnh chưa được chuyển đến Đại sứ/Lãnh sự quán Mỹ

Hồ sơ chưa đến lượt giải quyết;

Đương đơn chưa được phỏng vấn hay chưa được xếp lịch phỏng vấn xin visa định cư

Đương đơn hội đủ điều kiện để xin visa định cư.

F2B: Con độc thân của Thường Trú Nhân

F3: Con đã có gia đình của công dân Mỹ

F4: Anh/chị/em của công dân Mỹ

Các chương trình ưu tiên diện việc làm

Các chương trình ưu tiên diện việc làm

E1/ EB1: Nhân viên thuộc diện ưu tiên. Họ là những người có khả năng đặc biệt, nhà nghiên cứu/ giáo sư xuất sắc hoặc những nhà quản lý được thuyên chuyển công tác trong các tập đoàn đa quốc gia.

EB-1A: Người có Kỹ năng đặc biệt trong khoa học nghệ thuật, giáo dục, thương mại hoặc thể thao. Phải có giấy tờ chứng minh tài năng/thành tự bởi nước sở tại hoặc quốc tế.

EB-1B: Giáo sư và nhà nghiên cứu nổi bật với ít nhát 3 năm kinh nghiệm trong giảng dạy hoặc nghiên cứu và được công nhân quốc tế.

EB-1C: Quản lý hoặc giám đốc đièu hành Đa quốc gia đã làm việc ít nhất 3 năm ttrước đó bới các liên kết ở nước ngoài, công ty mẹ, công ty con, hoặc chi nhánh của người sử dụng lao động Mỹ.

E2/ EB2: Chuyên viên có bằng cấp cao được mời làm việc ở Mỹ. Với loại visa này, ứng cử viên phải có lý lẽ, bằng chứng thuyết phục cho thấy sự di dân sang Mỹ của họ để làm việc sẽ có lợi cho nền kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục của nước Mỹ.

E3/ EB3: Những lao động lành nghề. Tất cả các ứng viên nộp hồ sơ visa theo diện này phải có Chứng chỉ Lao động của Bộ Lao động Mỹ.

EB4: Đối tượng di dân đặc biệt, hầu hết là những người làm việc liên quan đến tôn giáo, số ít khác là những phát thanh viên, biên phiên dịch người Iraq và Afghanistan, người lao động vùng kênh Panama, nhân viên đã nghỉ hưu trong khối NATO, v.v.

EB5: Các nhà đầu tư. Theo diện này, các đương đơn phải đầu tư vào một doanh nghiệp Mỹ trong đó có ít nhất 10 lao động toàn thời gian với số vốn đầu tư là $900.000 trở lên.

Các loại visa không định cư Mỹ (Non - Immigrant Visa)

Các loại visa không định cư Mỹ (Non - Immigrant Visa)

B-1 (Temporary Business Vistor): dành cho người đến Mỹ để dự hội thảo, tìm hiểu thị trường, gặp gỡ đối tác, ký kết giao thương đối với công ty có trụ sở tại Mỹ.

B-2 (Temporary Visitor For Pleasure): dành cho những người muốn đến thăm bạn bè, họ hàng thân thuộc.

C: cấp cho người đi du lịch tại một quốc gia khác, tuy nhiên trên đường đi hoặc về muốn ghé thăm Mỹ.

E-1 và E-2: được cấp cho nhà đầu tư thương mại với Mỹ, những công dân thuộc các nước đã ký hiệp ước thương mại với Mỹ như Trung Quốc, Anh, Pháp, Nhật, Nga…

F-1: isa được cấp cho du học sinh.

H (Temporary Worker): cấp cho người được thuê làm việc hoặc học việc tại các nông trại; đồng thời, visa này cũng sẽ cấp cho người đi kèm như vợ/chồng và con cái.

K-1 (Fiancée): cấp cho người đã đính hôn (hứa hôn) với công dân Mỹ.

R-1 (Religious Worker): dành cho những nam nữ tu sĩ hay các chuyên viên làm việc cho các tổ chức tôn giáo như nhà thờ, nhà chùa, các trường hoặc học viện tôn giáo, các cơ quan truyền giáo hoặc cho các tổ chức tôn giáo phi lợi nhuận.

Hồ sơ cơ bản xin visa định cư Mỹ

Hồ sơ cơ bản xin visa định cư Mỹ

Một bộ hồ sơ định cư Mỹ đầy dủ bao gồm những loại giấy tờ sau:

  1. Thư mời phỏng vấn
  2. Đơn DS-260 hoặc DS-160 (với diện K) đã hoàn tất
  3. Ảnh chụp: 2 ảnh theo đúng tiêu chuẩn 5x5cm, sau mỗi ảnh có ghi tên, ngày tháng năm sinh của đương đơn
  4. Chứng minh nhân dân
  5. Hộ chiếu gốc
  6. Hộ khẩu
  7. Giấy khai sinh, giấy cho nhận con nuôi hợp pháp
  8. Giấy xác nhận tình trạng kết hôn (Giấy đăng ký kết hôn, Giấy ly hôn, Giấy chứng tử của vợ/chồng)
  9. Phiếu lý lịch tư pháp số 2: được cấp trong vòng 1 năm
  10. Lý lịch tư pháp nước ngoài: được cấp bởi tất cả các quốc gia mà đương đơn đã cư trú ít nhất 1 năm từ khi đủ 16 tuổi.
  11. Hồ sơ tiền án/ tiền sự
  12. Hồ sơ quân đội
  13. Kết quả khám sức khỏe còn nguyên niêm phong
  14. Hồ sơ bảo trợ tài chính: Mẫu I-864 và bản ghi khai thuế do Sở Thuế Liên Bang cấp và các mẫu W-2 liên quan.
  15. Bằng chứng về mối quan hệ:

Tất cả các giấy tờ trên nếu không phải là tiếng Anh mà là tiếng Việt hoặc các loại tiếng khác thì phải dịch sang tiếng Anh và có công chứng. Mỗi giấy tờ cần có cả bản gốc và bản sao, được sắp xếp theo đúng thứ tự.

Lưu ý khi xin visa định cư Mỹ

Lưu ý khi xin visa định cư Mỹ

Những trường hợp có thể bị trục xuất khỏi Mỹ

Hãy lưu ý những trường hợp sau đây để không bị liệt vào danh sách đen của Hoa Kỳ:

  1. Những người đang xin nhập cảnh Mỹ, nhưng không theo thủ tục di trú, hoặc không hợp lệ.
  2. Thường trú nhân ở ngoài Mỹ quá 6 tháng.
  3. Người đã nộp đơn Adjustment of Status để thay đổi tình trạng di trú sang diện thường trú. Trong thời gian chờ đợi ngày để được Sở Di Trú phỏng vấn, hoặc đã đi phỏng vấn nhưng đang chờ đợi hồ sơ được chấp thuận, lại rời Mỹ mà không xin giấy phép trước. Vì những người này đã không xin giấy phép trước để trở về Mỹ, nên khi trở lại Mỹ, sẽ bị trục xuất tại Port of Entry (tức là cửa khẩu nhập cảnh). Hồ sơ Adjustment of Status coi như bị hủy bỏ. Người đó phải trở về quốc gia của mình, không được ở lại Mỹ. Nếu muốn trở lại Mỹ thì phải làm đơn bảo lãnh lại từ đầu.
  4. Khi thường trú nhân phạm pháp và bị buộc tội được xem là “Crimes of Moral Turpitude” tức là những án có tính cách suy đồi đạo đức, rời Mỹ, khi trở lại sẽ bị cho là người đang xin nhập cảnh. Những án được xem là có tính cách suy đồi đạo đức là:

Link nội dung: https://world-link.edu.vn/index.php/immigrant-visa-la-gi-a66208.html