Trên đời này chỉ có một thứ mà ta phải cúi đầu thần phục đó là – THIÊN TÀI – và cũng chỉ có một thứ mà ta phải quỳ gối tôn thờ đó là – LÒNG TỐT – "V. Huygo"

Chuyen ba vạn chín nghìn

( Viết để nhớ một cái Tết mà theo thống kê : Các Bệnh Viện phải tiếp nhận trên 5000 vụ đâm chém nhau và có trên 60.000 người dính vào vòng Kinh Doanh Đa Cấp )

CHUYỆN… BA VẠN CHÍN NGHÌN ( BÁT )

Trước hết phải khẳng định : Đây chỉ là một dãy số tự nhiên thôi - Nhưng về lý luận thì chẳng nghiêm túc tý nào? Nó thực chất là tổng một đơn vị đo lường, được tính bằng BÁT ăn cơm? Có chứa đựng phóng đại, sự tích luỹ cay cú tính thặng dư chất thải, để bắt những kẻ thù địch phải “ăn” trong các bài chửi cổ truyền mà người ta vẫn phổ cập vào những năm 60 của Thế Kỷ trước Bây giờ thì Văn Minh rồi ! Khi bực tức người ta chỉ chửi ngắn gọn một cách ” Vô Học” , rồi lao vào đâm chém nhau ngay. Ít người đủ kiên nhẫn để sử dụng tính “Văn Hoá” trong những bài chửi ám khí dài dòng kia. Vì vậy nguy cơ của sự thất truyền là có thật. Thế hệ trẻ thời nay khi bị mắng là ( Ăn cái ba vạn chín nghìn bát ) lại nhăn răng ra cười sung sướng, tưởng là mình được ăn nhiều…Bát gì ? “ngon” mà không phải lao động ! Thôi : dài dòng, sợ tốn thời gian của các bạn. Xin được kể ngay vào câu chuyện Gã sinh ra ở một vùng quê có truyền thống lười biếng từ Dân đến Quan, thu nhập chính của làng gã chủ yếu là vốn TỰ CÓ về danh lam thắng cảnh cùng người ngợm…?? và dịch vụ trông xe, chèo đò, chèo kéo, với những quán ăn thời vụ, chẹt khách vãng lai bằng thịt chuột giả thịt thú rừng, bán bên cạnh những ngôi Đền Chùa cổ kính xập xệ, bị bớt xén tiền trùng tu, xiêu vẹo mối mọt. Ngoài ra còn có những đàn bò sữa cũng tự bơ vơ ăn cỏ rồi chửa đẻ cung cấp nguồn kinh tế ít ỏi cho những người nông dân nghèo nàn quê gã. Ấy vậy… lại hoá hay Có vài ông nhà thơ, nhạc sĩ, nghiện rượu lang thang, nổi máu Hoài Cổ đến đấy, lên cơn văn nghệ sáng chế ra mấy bản nhạc. Toàn những lời ngợi ca về sự trù phú, giầu đẹp, cần mẫn, nhân hậu. Cả quê gã tưởng thật, sung sướng lắm, không cần làm ăn phát triển gì. Tự hào hát mãi những bài hát đó, nên càng ngày càng lười biếng thêm Ấy vậy …. Hoá ra lại hay Trong khi các miền quê chăm chỉ khác TIẾN HOÁ ầm ầm. Đường nhựa chạy vu vơ ra tận bãi tha ma… Văn minh đô thị chui sâu vào từng ngõ xóm, già trẻ mắt xanh mỏ đỏ, áo váy xôc xệch, hở hang, nghiện ngập, đâm chém, cướp giật, gần như thành phố lớn. Cắt tóc, gội đầu , mát xa, kara, ok, ngay cạnh Đình Chùa làng, ô tô, xe pháo phóng lung tung và quát tháo bằng những hồi còi ầm ĩ… Thì quê gã vẫn êm đềm lặng thinh, Chính vì cái sự lặng thinh, hoang dã, ngại phát triển ấy… Mà quê gã bỗng chốc trở thành điểm “phượt” khoe khoang sành điệu của đám trọc phú dị đoan, muốn đánh bóng đẳng cấp nửa mùa của mình. Họ ùn ùn kéo đến tham quan vùng quê sơ khai nguyên thuỷ, ngơ ngác, chen chúc, tranh nhau lễ bái bừa bãi ở những nơi đình chùa, miếu cổ, mới được quét vôi lại trắng tinh rực rỡ, họ trèo cây, chui vào bụi rậm, cưỡi trâu bò, ôm quắp nhau chụp ảnh, cố giấu vết đỉa cắn đầy chân để khoe mình là người đô thị đài các, chưa biết con trâu bò là gì ? Cũng như các ca sĩ mới bập bẹ ra ràng, họ thường chụp hoặc quay video cảnh ăn mặc thật diện hoặc hở hang, rồi đứng hát cạnh bãi rác, toa let, hay bên đống lốp xe hỏng, tường mọt, xích lô, để chứng tỏ mình là người ăn chơi sành điệu - Để khoe tiền…và . Quê gã bắt đầu có tiền ! Thoạt đầu gã làm nghề rải đinh dọc đường kiêm dịch vụ vá xe Uy Tín Chất Lượng, nên vào những ngày lễ tết vợ con hắn xoay trần ra làm cũng không hết việc. Được cái cánh nhà giầu chỉ xót xe chứ không xót người, nhà gã lại trấn thủ con đường vào thôn nên việc rải đinh rồi vá xe hình thành một vòng tròn khép kín, Lương Thiện. Gã để ý thấy hầu hết cánh đi chơi hoặc đi cúng lễ, ngoài nhiều tiền ra họ đều không biết một cái gì cả ???… Cứ thấy chỗ nào có mái cong cong có bát hương là xông vào dâng tiền khấn vái - Lập tức gã đập phá hai dãy chuồng lợn phía sau vườn, che chắn bí mật cho xây ba cái miếu mái cong, vẽ bừa bãi chữ Nho rậm rì vào, hương khói ngùn ngụt, y xì chỉ sau một tuần khách đã đến dâng tiền công đức khấn vái ầm ĩ… Vợ gã mặc váy hoa ngắn cũn áo nâu sòng, vừa quét xung quanh vừa thu tiền vào hòm công đức, vừa tủm tỉm cười sung sướng - Xinh quá ! Ngoài ra gã còn chung vốn với ông chủ tịch xã mở thêm cái quán thịt chuột mua buôn từ Hà Nội về, làm giả thịt thú rừng nữa. Nghe nói khách sành điệu ăn đông lắm, có hôm phải xếp hàng tranh cãi nhau rất Văn Minh Có thờ có thiêng, có kiêng có lành! Trước đây gã nghèo khổ , không có tiền nên ai cũng khinh rẻ, giờ thì khác. Ở cái ngã ba Làng lại tiếp xúc liên tục với người tứ chiếng, gã tiếp thu được nhiều thứ du côn lắm, vốn tính sống thoáng đãng, gã thường tổ chức ăn nhậu, có lần mời cả xóm, vì vậy gã được nhiều người vị nể, có người còn lén lút gọi gã bằng Ông. Đám phụ nữ lắm tuổi từ phố “thải” về mắt liếc ngang dọc tranh nhau gọi gã là (anh ơi…). Có tiền sướng thật. Uy tín tăng lên vùn vụt. Cho đến một ngày : Gã đang bận chỉ đạo nhân viên tháo ba chiếc bánh một xe sang trọng “không may”bị dính đinh thì Bà chủ xe cũng sang trọng cứ nhìn gã chằm chằm . Chuyện vặt - Vì từ ngày có tiền, phụ nữ nhìn gã kiểu này nhiều lắm, gạt đi không hết. Nhưng lần này thì khác, nhìn và đắn đo chán. Bà nhẹ nhàng hỏi gã về những di tích, danh lam thắng cảnh quê hương, gã ậm ừ cho qua vì thực lòng gã cũng không để ý, và cũng chẳng biết gì về những điều Bà đang hỏi. Thật đúng là Bụt Chùa nhà không thiêng ? Rồi bất chợt Bà đề nghị TÔI MUỐN MỜI ANH VỀ LÀM GIÁM ĐỐC MỘT CÔNG TY CỦA TÔI CÓ ĐƯỢC KHÔNG? Gã ngớ người ngơ ngác… ( Còn tiếp )

Link nội dung: https://world-link.edu.vn/index.php/an-ba-van-la-gi-a66322.html