Tầm gửi hay còn có tên gọi khác là cây chùm gửi. Đây là loại cây sống ký sinh trên các loại cây khác. Nó thường leo hay bò trên bề mặt các loại cây thân gỗ như cây mít, cây bưởi, cây dâu, cây gạo...Cây ký sinh trên các cây chủ khác nhau sẽ cho ra những loại tầm gửi khác nhau, mỗi loại có những đặc tính và tác dụng khác nhau. Tầm gửi là loại cây thân leo. Rễ cây thuộc loại rễ giác mút, nhờ vậy cây có khả năng bám chặt vào cây chủ để kí sinh. Rễ cây bám chặt và hút các chất dinh dưỡng từ cây chủ để nuôi sống tầm gửi. Cành cây giòn, trơn, có nhiều đốt. Lá tầm gửi mọc đối xứng hoặc mọc thành cụm, một chỗ có khoảng vài lá, trơn bóng và có hình mác hoặc hình bầu dục. Hoa tầm gửi có thể là hoa lưỡng tính hoặc đơn tính, tùy thuộc vào từng cây. Hoa thường mọc thành từng cụm ở kẽ lá, cuống hoa ngắn hay dài và theo dạng tán, bông hoặc sim. Cây tầm gửi thường ra hoa vào mùa hè khoảng tháng 8-9 và cho quả vào tháng 9-10. Hạt tầm gửi có một chất lỏng sền sệt bên ngoài, đây chính là đặc điểm tự nhiên giúp cây tầm gửi có thể bám vào cây chủ.
Tầm gửi phân bố chủ yếu ở các nước châu Á như Trung Quốc, Campuchia, Lào, Indonesia, Malaysia và Việt Nam. Tại nước ta, bạn có thể dễ dàng bắt gặp tầm gửi mọc trong rừng bám vào cây gỗ ở các tỉnh Hà Tây, Quảng Ninh, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Quảng Nam, Khánh Hòa, Thừa Thiên - Huế, Gia Lai và các tỉnh Lâm Ðồng, Ninh Thuận. Bộ phận dùng của tầm gửi thường là toàn bộ cành lá. Thành phần hóa học trong cành và lá tầm gửi là avicularin và quercetin. Cây tầm gửi có thể thu hái quanh năm. Sau khi hái, cây được cắt ngắn và phơi khô. Khi bảo quản cần để nơi thoáng mát, thường xuyên kiểm tra và phơi nắng lại để tránh mối mọt.
Tầm gửi là loại cây phổ biến trong dân gian. Nhiều người vẫn luôn thắc mắc cây tầm gửi trị bệnh gì hay lá tầm gửi có tác dụng gì? Từ lâu, Đông y đã sử dụng các loài cây tầm gửi khác nhau để làm thuốc chữa bệnh. Đa số các loài tầm gửi đều có công dụng trừ phong thấp, giảm đau nhức xương khớp, giúp làm hạ huyết áp, hỗ trợ tình trạng rối loạn tâm thần... Một số loài tầm gửi còn có tác dụng an thai, thúc sữa sau sinh... Theo Y Học Hiện Đại, tầm gửi có tác dụng chống viêm, giảm đau, chống oxy hóa và bảo vệ gan...Dưới đây là công dụng của các loài tầm gửi khác nhau:
Chúng ta cần lưu ý tránh sử dụng các loại tầm gửi trên các cây chủ có độc tính như cây lim, trúc đào, thông thiên...
Bài thuốc này có tác dụng bổ can thận, trừ phong thấp và bồi bổ khí huyết. Dùng điều trị chứng đau nhức thần kinh ngoại biên, thần kinh tọa... Sắc uống ngày một thang, chia thành 3 lần trước mỗi bữa ăn hoặc có thể bào chế dưới dạng thuốc hoàn hoặc ngâm rượu để sử dụng.
Một thang thuốc được sắc uống trong một ngày, chia làm 3 lần và dùng trước bữa ăn. Bài thuốc có công dụng điều trị chứng hồi hộp, khó ngủ và tăng huyết áp,...Thang thuốc này cũng rất tốt cho người cao tuổi, đặc biệt là trong thời điểm giao mùa.
Tang ký sinh dùng riêng: sao vàng (12-16g) sắc uống hoặc để tươi (30g) giã nát, lọc lấy nước và uống vào lúc đói.
Bài thuốc có tang ký sinh phối hợp với các vị thuốc khác:
Tầm gửi là loại cây phổ biến và có nhiều công dụng theo Đông Y. Tuy nhiên cần lưu ý tuyệt đối không được sử dụng các loại tầm gửi ký sinh trên những cây chủ có độc tính. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn nên tham khảo ý kiến các bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng các bài thuốc từ cây tầm gửi.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Link nội dung: https://world-link.edu.vn/index.php/tam-gui-cay-trung-ca-chua-benh-gi-a66581.html