Ngành Y gồm những ngành nào?

Khối ngành Y luôn là khối ngành hot được quan tâm vì đây là ngành nghề đào tạo ra lực lượng chuyên môn cao, chăm sóc tính mạng và sức khỏe cho xã hội. Ngành học cao quý này cụ thể ra sao? Học thi khối gì? Điểm chuẩn các trường ra sao? Cùng Kênh Tuyển Sinh tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Ngành Y là ngành gì?

Y khoa (hay còn gọi là Y đa khoa, tên tiếng Anh: General Medicine) là ngành học đào tạo bác sĩ đa khoa với kỹ năng khám, chẩn đoán, điều trị và hướng dẫn dự phòng các bệnh lý phổ biến tại bệnh viện và cộng đồng.Mục tiêu đào tạo của ngành Y khoa là đào tạo Bác sĩ đa khoa có đủ y đức, có kiến thức khoa học cơ bản và y học cơ sở vững chắc, có kiến thức và kỹ năng cơ bản về lâm sàng và cộng đồng, kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền, có trình độ ngoại ngữ và năng lực nghiên cứu khoa học, có khả năng tiếp cận và ứng dụng các thành tựu khoa học y học trong bảo vệ và chăm sức khỏe nhân dân.Cụ thể người học tốt nghiệp ngành Y khoa có kiến thức khoa học cơ bản, y học cơ sở làm nền tảng vững chắc cho y học lầm sàng; có các kiến thức cơ bản về chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh cho bệnh nhân; có những phương pháp khoa học trong công tác phòng, chữa bệnh và nghiên cứu khoa học; hiểu rõ pháp luật, chính sách về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.Y sĩ là công việc thuộc lĩnh vực Y Khoa, thường làm việc trong các phòng khám hay cơ sở y tế đa khoa. Đây là một ngành nghề phổ biến, không có một nơi cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh nào có thể phủ nhận được vai trò của người Y sĩ. Y sĩ chính là những người trực tiếp hỗ trợ các y bác sĩ trong công việc, giúp giữ trật tự, nề nếp của phòng khám, cơ sở y tế.Ở các cơ sở y khoa hay văn phòng bác sĩ luôn bận rộn chăm sóc bệnh nhân. Và họ luôn tìm một người có thể san sẻ khối lượng công việc nặng nề hằng ngày đó. Từ đó, nhu cầu về Y sĩ luôn tăng, mở ra cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn trong lĩnh vực Y khoa hiện nay.Bởi vậy, ngoài những nghiệp vụ chuyên môn, các y sĩ sẽ cần phải có thêm trách nhiệm thực hiện những công việc hành chính, văn phòng y tế. Đôi khi họ cũng sẽ chính là những người cập nhật thông tin bệnh nhân, trả lời điện thoại, nhận lịch hẹn khám bệnh hay xử lý các tình huống thuộc nghiệp vụ của mình.

2. Ngành Y có bao nhiêu chuyên ngành?

Bạn thường tới bệnh viện và gặp các bác sĩ, y tá, hộ lý... Tuy nhiên, thế giới của y học lại rộng lớn hơn nhiều. Trong một ngành nghề rộng lớn như vậy, bạn có thể đóng góp sức lực của mình ở rất nhiều lĩnh vực, tuỳ thuộc vào khả năng, trình độ chuyên môn và sở thích của chính bạn.

2.1 Khám chữa bệnh

Đây là khu vực trọng tâm, thu hút nhân lực đông đảo nhất trong ngành y. Trong nghề y, giữ vai trò khám và chữa bệnh chủ lực là các bác sĩ. Bác sĩ giúp bệnh nhân ngăn ngừa bệnh từ sớm, chẩn đoán bệnh, đưa ra các phương pháp điều trị bệnh.Cơ thể con người có bao nhiêu bộ phận thì cần có từng ấy thầy thuốc chăm sóc chúng.Nói chung bạn có thể trở thành:

Bác sĩ đa khoa không chuyên sâu về một bộ phận nào mà đóng vai trò bác sĩ khám chung cho cơ thể của bệnh nhân. Vì thế, kiến thức của bác sĩ đa khoa thường là kiến thức tổng hợp, không chuyên sâu.Tùy vào tình trạng sức khoẻ và bệnh tật của bệnh nhân mà bác sĩ đa khoa có những lời khuyên thích đáng, kê đơn thuốc, yêu cầu làm các xét nghiệm cụ thể hoặc tới gặp bác sĩ chuyên khoa. Bác sĩ đa khoa thường công tác tại các bệnh viện đa khoa, các trạm y tế...

Đúng như tên gọi của mình, các bác sĩ này chuyên sâu về một số bộ phận nào đó trong cơ thể con người, như các chuyên khoa răng - hàm - mặt, tai - mũi - họng, mắt, chấn thương chỉnh hình, da liễu, tim mạch, tiêu hoá, nội tiết v.v... Ngoài ra, bác sĩ chuyên khoa cũng có thể chuyên về một lứa tuổi như nhi khoa, lão khoa...Bác sĩ chuyên khoa làm việc phổ biến tại bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa...

Công việc chủ yếu của bác sĩ ngoại khoa là tham gia vào việc phẫu thuật. Đó là những người có “đôi bàn tay vàng” đặc biệt khéo léo, sức khoẻ tốt và “thần kinh thép” với khả năng tập trung tinh thần tuyệt vời.

Bác sĩ sản phụ khoa tham gia vào các công việc về kế hoạch hoá gia đình, tư vấn, chăm sóc sức khoẻ cho thai nhi và sản phụ.

Ngành Y gồm những ngành nào? - Ảnh 1

Trong nghề y, giữ vai trò khám và chữa bệnh chủ lực là các bác sĩ

Với chất lượng cuộc sống không ngừng được nâng cao, ngày càng nhiều sản phụ thường xuyên tới gặp bác sĩ sản phụ khoa. Bởi vậy, lĩnh vực này đang rất phát triển tại nước ta và được nhiều sinh viên ngành y quan tâm.Ngoài ra, phục vụ trong nghề y còn có các điều dưỡng viên và hộ lý.

Ngành Y gồm những ngành nào? - Ảnh 2

Cả y tá và hộ lý đều có nhiệm vụ theo dõi chặt chẽ những biến chuyển về sức khoẻ của bệnh nhân để báo cáo với bác sĩ xử lý kịp thời.

2.2 Y học dự phòng

Bệnh tật đến mà chữa khỏi đã là tốt, nhưng ngăn ngừa không cho bệnh xảy ra lại còn tốt hơn. Bất kỳ cán bộ y tế nào cũng phải làm công tác y học dự phòng. Tuy nhiên, theo sự phân công trong ngành, có một số bác sĩ, y tá chuyên về mảng này.Nếu bạn là người thích hoạt động xã hội, làm từ thiện, có thể bạn sẽ yêu thích công việc của cán bộ y tế dự phòng. Họ giúp ngăn ngừa bệnh tật cho cộng đồng và xã hội, tham gia các công tác tiêm chủng mở rộng trong cả nước, ở các trung tâm y tế dự phòng các tỉnh, huyện, hướng dẫn thực hành vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, vệ sinh dinh dưỡng...

2.3 Nghiên cứu

Những căn bệnh nan y, sự xuất hiện liên tục của những bệnh dịch mới, nhu cầu chăm sóc sức khoẻ với chất lượng ngày càng cao của con người... Tất cả đang đòi hỏi những người làm trong ngành y phải liên tục nghiên cứu để tìm ra những phương thuốc mới, cách phòng bệnh hay điều trị mới...Tại Việt Nam, lĩnh vực này đang ngày càng thu hút đông đảo nhân lực trong ngành y. Tìm ra những phương thuốc mới, cách phòng và điều trị bệnh mới, đó là bạn đang đem đến hi vọng và những điều tốt đẹp cho hàng triệu con người mà chính bạn cũng không biết họ là ai. Thật kỳ diệu phải không?

Ngành Y gồm những ngành nào? - Ảnh 3

Nghiên cứu là một bộ phận quan trọng trong ngành Y

2.4 Giảng dạy

Đào tạo nhân lực là nhiệm vụ quan trọng trong bất cứ ngành nghề nào, nhất là một ngành có tính xã hội hóa cao như ngành y. Bạn có thể làm việc trong các cơ sở đào tạo ngành y như các viện nghiên cứu, trường đại học, cao đẳng, trung cấp y, trung học y tế... của Trung ương, tỉnh, thành phố...

2.5 Làm việc trong các tổ chức trong nước và tổ chức quốc tế về y tế tại Việt Nam

Tuỳ vào từng tổ chức mà công việc của bạn sẽ khác nhau. Nếu bạn thích hoạt động xã hội, giao thiệp rộng rãi, đây có thể là sự lựa chọn hợp với bạn.

3. Ngành Y học khối gì? Cơ hội nghề nghiệp ra sao?

3.1 Ngành Y học khối gì?

Bây giờ, các bạn có thể học ngành Y thông qua những khối thi sau đây:

3.2 Cơ hội nghề nghiệp

Cơ hội việc làm ngành Y Dược vẫn luôn là nỗi trăn trở của các bậc phụ huynh và học sinh. Đây là nỗi băn khoăn hoàn toàn dễ hiểu, bởi bên cạnh sở thích, năng lực bản thân phù hợp với ngành thì cơ hội việc làm ngành Y Dược có phù hợp với nhu cầu xã hội hiện nay hay không cũng rất quan trọng để đưa ra quyết định theo đuổi ngành học thú vị này.Chúng ta đều biết ngành Y Dược là một bộ phận không thể thiếu trong hệ thống của một bệnh viện, trung tâm y tế. Tại các nước phát triển và đang phát triển, vai trò của người làm công tác dược sĩ hay bác sĩ, điều dưỡng luôn được nâng cao khi có vai trò chăm sóc, thăm khám sức khỏe cho con người.Mặc dù là một ngành nghề giữ cán cân cân bằng cho xã hội nhưng thực trạng hiện nay tại nước ra cho thấy người đảm nhiệm công tác ngành Y đang bị thiếu hụt một cách trầm trọng. Nguyên nhân chính gây nên sự thiếu hụt bởi nhu cầu chăm sóc thăm khám sức khỏe của con ngày càng tăng cao, dịch bệnh phát triển phức tạp, các bệnh viện tư, phòng khám ngày càng được mở ra nhiều, hiển nhiên nhân lực ngành Y luôn rơi vào tình trạng thiếu hụt. Đây là một thách thức nhưng cũng là cơ hội việc làm lớn cho sinh viên tốt nghiệp các hệ Cao Đẳng Dược hay Trung cấp dược đều có thể tìm cho bản thân mình một công việc phù hợp.Học ngành Y đa khoa là bạn đã tự tạo ra cơ hội việc làm ngay trong tầm tay của chính mình. Bạn có thể làm ở rất nhiều vị trí khác nhau như:

Ngành Y gồm những ngành nào? - Ảnh 4

Học ngành Y đa khoa là bạn đã tự tạo ra cơ hội việc làm ngay trong tầm tay của chính mình bởi bạn có thể làm ở rất nhiều vị trí khác nhau

Làm nghề Y đa khoa bạn cũng có cơ hội để trở thành các điều dưỡng viên hay là các bác sĩ. Hiện nay, mức lương trung bình của người làm trong ngành Y đa khoa khoảng từ 6 - 8 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên mức lương này có thể lên đến 10 triệu đồng/tháng nếu các bạn có kinh nghiệm làm việc từ 2 - 3 năm trở lên tại các bệnh viện hoặc trung tâm y tế.

4. Điểm chuẩn ngành Y bao nhiêu?

4.1 Trường Đại Học Y Dược TPHCM

Ngành Y gồm những ngành nào? - Ảnh 5

Điểm chuẩn Trường Đại Học Y Dược TPHCM 2021

4.2 Trường Đại Y khoa Phạm Ngọc Thạch

Ngành Y gồm những ngành nào? - Ảnh 6

Điểm chuẩn Trường Đại Y khoa Phạm Ngọc Thạch 2021

4.3 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Ngành Y gồm những ngành nào? - Ảnh 7

Điểm chuẩn Trường Đại học Y Dược Cần Thơ 2021

4.4 Trường Đại Học Y Hà Nội

Ngành Y gồm những ngành nào? - Ảnh 8

Điểm chuẩn Trường Đại Học Y Hà Nội 2021

4.5 Học viện Quân Y

Ngành Y gồm những ngành nào? - Ảnh 9

Điểm chuẩn Học viện Quân Y 2021

4.6 Khoa Y Dược - Trường Đại học Quốc Gia Hà Nội

Ngành Y gồm những ngành nào? - Ảnh 10

Điểm chuẩn Khoa Y Dược - Trường Đại học Quốc Gia Hà Nội 2021

4.7 Trường Đại Học Y Dược - Đại Học Huế

Ngành Y gồm những ngành nào? - Ảnh 11

Điểm chuẩn Trường Đại Học Y Dược - Đại Học Huế 2021

> Những trường đại học đào tạo ngành Y tốt nhất miền Nam

> Ngành kinh tế gồm những chuyên ngành nào?

Theo Kênh Tuyển Sinh tổng hợp

Link nội dung: https://world-link.edu.vn/index.php/y-co-nhung-nganh-nao-a66732.html