Tỏi là loại gia vị không thể thiếu khi chế biến món ăn và bồi bổ sức khỏe. Tuy nhiên không phải thích hợp để kết hợp với tất cả các thực phẩm.
Tỏi rất giàu Sulfur, có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm hiệu quả. Vào mùa đông lạnh, ăn tỏi thường xuyên là cách tốt nhất để nâng cao sức khỏe, tăng sức đề kháng, chống cảm lạnh, cảm cúm...
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra thói quen duy trì ăn tỏi sống mỗi ngày sẽ rút ngắn được 70% thời gian bị cảm, 60% nguy cơ bị cảm cúm, giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi sức khỏe.
Tuy nhiên, khi dùng tỏi để chế biến cần tránh những điều sau đây:
Ảnh minh họa
Tỏi kỵ trứng
Ăn trứng, nhất là trứng vịt có nên ăn cùng tỏi không là thắc mắc của rất nhiều người.
Theo lý giải, khi chiên trứng cùng tỏi thì do bất cẩn sẽ dễ gây cháy xém, hình thành nên độc tố gây bệnh cho người dùng. Do đó, bạn nên cân nhắc khi kết hợp hai nguyên liệu tỏi - trứng này bởi có thể gây ra chứng khó tiêu, đầy bụng cho người dùng.
Tỏi kỵ thịt gà
Theo đông y, thịt gà là loại thực phẩm có tính ấm (ôn), tính ngọt (cam), vì vậy khi kết hợp với tỏi là tính đại nhiệt (nóng) sẽ khiến món ăn trở nên nóng, khó tiêu và dễ sinh ra táo bón, kiết lị. Nếu bạn bị táo bón vì đã ăn gà với tỏi, để mau khỏi, bạn có thể nấu nước lá dâu uống.
Tỏi kỵ cá diếc, cá trắm
Các chuyên gia khuyến cáo không nên nấu cá diếc hoặc cá trắm với tỏi mặc dù các thực phẩm này đều tốt. Cá diếc có thể bổ âm huyết, thông huyết mạch, bổ thể nhược, còn có công hiệu ích khí kiện tì, lợi nước tiêu sưng, thanh nhiệt giải độc, thông mạch hạ sữa, khử phong thấp. Tuy nhiên, khi kết hợp với nhau thì không hợp vì có thể làm tăng co giật đường tiêu hóa.
Tỏi kỵ thịt chó
Theo đông y, nếu kết hợp thịt chó và tỏi sẽ tạo cảm giác khó chịu cho hệ tiêu hóa vì 2 thực phẩm này đều thuộc tính nhiệt. Do vậy sau khi ăn nhiều, người lớn tuổi hoặc những người mắc bệnh huyết áp dễ bị tăng huyết áp, thậm chí dẫn tới tai biến, vỡ mạch máu não. Thay vì ăn tỏi, bạn có thể ăn với riềng, sả, gừng để giúp món ăn tăng thêm hương vị.