Cách tính trùng tang như thế nào? Hiện tượng trùng tang là khi một người thân trong gia đình vừa qua đời thì thời gian ngắn sau các thành viên còn lại lần lượt mất theo thời gian tương đồng hoặc trong 49 ngày đầu người thân đã mất. Vậy có cách nào tính trùng tang không? Dưới đây, Tinh Hoa Đá Mỹ Nghệ sẽ giúp gia đình giải đáp vấn đề này.
>>>> Xem thêm: Xả tang là gì? Thời gian và cần làm gì để xả tang đúng cách?
1. Cách tính trùng tang chính xác nhất
Vậy làm cách tính trùng tang như thế nào? Gia đình nào cũng phải trải qua thời điểm ly biệt nhưng chỉ cần cẩn trọng một chút, gia đình có thể tính được người mất có rơi vào trùng tang hay không để từ đó tìm cách hóa giải.
1.1 Theo thời gian mất
Cách tính trùng tang nhập mộ theo thời gian mất này dành cho người mất trên 10 tuổi. Đầu tiên, gia đình cần xác định thời gian mất về giờ, ngày, tháng, năm có trùng với người nào mất trước đó không.
Ví dụ: Người tuổi Dậu mất vào năm Dậu (trùng năm), người tuổi Sửu mất vào ngày Thân (trùng ngày) hay người tuổi Mão mất vào giờ Mão (trùng giờ).
1.2 Theo tuổi âm lịch
Gia đình cần tính ngày, giờ chính xác của người mất và xem họ rơi vào cung nào. Nếu người mất là Nam, bắt đầu tính từ cung Dần, theo chiều kim đồng hồ. Cách tính trùng tang cho nữ thì bấm từ cung Thân và ngược chiều kim đồng hồ.
Cách tính trùng tang trên bàn tay cụ thể như sau:
- Bấm tay tính tuổi: Tuổi chẵn thì 10 tuổi là 1 cung, tuổi lẻ thì 1 tuổi là 1 cung. Gia đình bấm lần lượt hết tuổi chẵn chục rồi mới tính sang tuổi lẻ. Dừng cung nào thì đó là cung tuổi của người mất.
- Bấm tay tính tháng: Sau khi gia đình bấm xong cung tuổi thì bấm tính tháng. Bắt đầu bấm tháng 1 rồi tính đến tháng mất. Tháng mất dừng cung nào thì cung đó là cung tháng của người mất.
- Bấm tính cung ngày: Dựa theo cung tháng, gia đình bấm tiếp để tính ngày. Bắt đầu là ngày 1 rồi tính đến ngày người mất vừa đi, dừng cung nào thì đó là cung ngày của người mất.
- Bấm tính cung giờ: Gia đình lấy cung ngày làm mốc. Cung tiếp theo là giờ Tý, Sửu, Dần, Mẹo… rồi tính đến giờ người mất. Cung dừng lại ở đâu thì đó là cung giờ người mất.
Khi gia đình đã tính xong ngày, giờ, tháng và tuổi người mất, hãy dựa vào bảng tính trùng tang dưới đây:
- Rơi vào cung Thiên Di: Người mất do tuổi dương thọ đã mãn nên yên nghỉ, về được chốn lành.
- Rơi vào cung Nhập Mộ: Người mất do ý trời, cần thuận theo tự nhiên để linh hồn người mất được siêu thoát.
- Rơi vào cung Trùng Tang: Người mất tuổi dương chưa cạn nhưng “chết bất đắc kỳ tử” nên còn luyến tiếc trần thế, dễ sanh oán hận.
Cách tính trùng tang nhập mộ Thiên Di như sau: Nếu tuổi người mất chỉ cần rơi vào 1 cung nhập mộ thì linh hồn của họ an toàn. Nếu người mất rơi vào 2 cung Thiên Di thì không cần lo lắng nhiều vì 1 nhập mộ có thể xóa 3 trùng tang, 2 thiên di xóa 1 trùng tang. Nếu lỡ người mất rơi cả vào trùng tang thì gia đình nên bình tĩnh, có thể tìm đến các chùa lớn, hoặc thầy có kinh nghiệm để hóa giải.
1.3 Cách tính do chôn sai ngày
Cách tính trùng tang người chết có thể dựa vào ngày mất có hợp mệnh người mất không. Mỗi tháng có những ngày trùng tang đại kỵ như:
- Tháng 1: Trùng tang là các ngày 7 và 19.
- Tháng 2, 3: Trùng tang thuộc ngày 6, 18 và 30.
- Tháng 4: Trùng tang vào ngày 4, 16, 28.
- Tháng 5, 6: Trùng tang là ngày 3, 15, 27.
- Tháng 7: Trùng tang thuộc ngày 1, 12 và 25.
- Tháng 8, 9: Trùng tang là các ngày 12 và 24.
- Tháng 10: Ngày trùng tang rơi vào 10 và 22.
- Tháng 11 và 12: Trùng tang rơi vào ngày 9 và 21.
Thông thường, ngày chôn có thể dời lại 1 - 2 ngày so với ngày mất để tránh thời điểm hạ táng sai. Nếu lỡ chôn sai ngày do yếu tố đặc biệt như dịch bệnh, thời tiết, gia đình cần tìm cách hóa giải để tránh hậu họa.
1.4 Cách tính do phạm Thần Trùng
Cách tính trùng tang cho người chết có rơi vào ngày Thần Trùng bắt đi hay không như sau:
- Tháng 1, 2, 6, 9 và 12: Người mất vào những ngày Canh Dần, Canh Thân thì phạm Thần Trùng (Lục Canh Thiên Hình). Nếu các cung giờ, tháng, tuổi cũng phạm thì nặng hơn.
- Tháng 3: Ngày mất rơi vào ngày Tân Tỵ, Tân Hợi thì phạm Thần Trùng (Lục Tân Thiên Đình).
- Tháng 5: Ngày mất thuộc Nhâm Thân, Nhâm Dần phạm Thần Trùng (Lục Nhâm Thiên Lao).
- Tháng 7: Ngày mất thuộc Giáp Thân, Giáp Dần thì phạm Thần Trùng (Lục Giáp Thiên Phúc).
- Tháng 8: Ngày mất rơi vào Ất Tỵ, Ất Hợi phạm Thần Trùng (Lục Ất Thiên Đức).
- Tháng 10: Ngày mất vào Bính Dần và Bính Thân (Lục Bính Thiên Uy).
- Tháng 11: Ngày người mất rơi vào Đinh Tỵ và Đinh Hợi phạm Thần Trùng (Lục Đinh Thiên Âm).
1.5 Cách tính trùng tang liên táng chuẩn
Trùng tang liên táng thường được tính theo lịch âm. Người đã mất khi ra đi vào những ngày phạm cung kiếp sát như Dần, Thân, Tỵ, Hợi sẽ rơi vào trùng tang liên táng, cụ thể:
- Tuổi Thân Tý mất giờ, ngày, tháng, năm Tý.
- Tuổi Dần Ngọ Tuất mất giờ, ngày, tháng, năm Hợi.
- Tuổi Tỵ, Dậu, Sửu ra đi giờ, ngày, tháng, năm Dần.
- Tuổi Mão, Mùi, Hợi chết giờ, ngày, tháng, năm Thân.
1.6 Cách tính trùng tang nhất nhị tam xa đúng
Cách tính trùng tang tam xa nhất nhị như sau:
- Tháng 1: Khởi mùng 1 ở Đoài.
- Tháng 2, 3: Khởi mùng 1 ở Càn.
- Tháng 4: Khởi mùng 1 ở Khảm.
- Tháng 5, 6: Khởi mùng 1 ở Cấn.
- Tháng 7: Khởi mùng 1 ở Chấn.
- Tháng 8 và 9: Khởi mùng 1 ở Tốn.
- Tháng 10: Khởi mùng 1 ở Ly.
- Tháng 11 và 12: Khởi mùng 1 ở Khôn.
Thuận mỗi ngày 1 cung cho đến ngày người chết mất, nếu người thân mất vào:
- Cung Cấn phạm nhất xa: 3 người bị kéo.
- Cung Chấn phạm nhị xa: 5 người bị kéo.
- Cung Tốn phạm tam xa: 7 người kéo.
2. Trùng tang là gì?
Trùng tang là khi các thành viên trong gia đình, dòng họ chết cùng thời điểm. Một người thân vừa mất, thời gian ngắn sau những người thân, dòng họ khác tiếp tục mất đột ngột, liên tiếp nhau. Thời điểm chết của những người sau có thể trong 49 ngày đầu so với người đầu tiên hoặc trong cùng giờ, ngày, tháng.
3. Phân biệt Trùng Tang, Nhập Mộ và Thiên Di
Trùng Tang
Người mất ra đi không hợp số phận, không dứt khoát, còn “ảnh hưởng” đến dương thế. Người thân gần nhất, thân thuộc nhất hoặc có hiềm khích dễ chết theo. Nếu gia đình gặp trùng tang cần phải mời người có kinh nghiệm làm lễ “trấn”. Trong thời gian dài không được nhắc đến người mất.
Hầu như những người mất kế tiếp sau đều có quan hệ thân thiết, ghét bỏ, gắn bó hoặc đố kỵ với người mất đầu tiên. Người sau có thể là con cháu, anh chị em, cha mẹ, họ hàng gần… với người mất.
Nhập Mộ
Là khi người mất ra đi là do “trời định”, họ hết dương thọ. Người mất khi rơi vào trường hợp “nhập mộ” thường tốt số, đúng tuổi, tháng nên đi yên ổn, an lành. Sau này, con cháu nhận được nhiều phước báu nên thịnh vượng, làm ăn phát đạt hơn.
Thiên Di
Người mất ra đi do trời định nhưng người mất không mong muốn, chưa dứt được cõi trần thế, còn tâm nguyện. Sau này, gia đình con cháu dễ chia lìa, phân tán, xảy ra tranh chấp tài sản.
3. Các loại trùng tang
Tùy theo các thời điểm mất, số người mất mà cách tính trùng tang chia thành các loại như sau:
- Trùng tang Tam xa: Trùng tang ngày, được xem là nặng nhất, báo hiệu khoảng 7 người chết theo.
- Trùng tang Nhị xa: Trùng tang tháng, báo hiệu có 5 người chết theo.
- Trùng tang Nhất xa: Trùng tang giờ, báo hiệu có 3 người chết theo.
- Trùng tang Năm xa: Trùng tang nhẹ nhất.
4. Hiện tượng trùng tang liên táng là gì?
“Trùng tang liên táng” là hiện tượng gia đình có nhiều người mất liên tiếp nhau, tang trùng tang, người mất đầu chưa xả tang thì liên tiếp từng thành viên còn lại mất. Trường hợp này khá hiếm và hy hữu nhưng một khi xảy ra lại có tính chất nghiêm trọng.
Thời gian xảy ra “trùng tang liên táng” chớp nhoáng, gia đình không kịp xoay xở, tìm hiểu hay mời thầy cúng. Có những trường hợp, thời gian xảy ra chỉ khoảng 1 - 3 ngày, một tuần, một hoặc một vài tháng là gia đình đã có người mất. Nhẹ thì chỉ vài người, nặng hơn thì cả họ chết theo.
>>>> Xem thêm: Coi ngày xây mộ tốt xấu xem theo phong thủy và điều cần biết
5. Nguyên nhân của hiện tượng trùng tang
Vậy do đâu mà có hiện tượng trùng tang? Theo Phật giáo, hiện tượng này do 2 lý do sau:
- Vong linh người mất nổi loạn: Một số vong linh không muốn an nghỉ, nổi loạn, quấy phá đến người thân trong gia đình. Nhiều gia đình chọn “nhốt” vong linh người mất vào chùa và được phát bùa đeo vào cổ trong 3 năm để tránh trùng tang.
- Thần Trùng tra tấn vong linh, bắt vong linh phải khai tên con cháu: Theo dân gian, Thần Trùng sẽ đánh đập, tra tấn vong linh người mất cho đến khi họ khai tên từng thành viên gia đình. Điều này xảy ra nếu người chết vào ngày giờ không hợp, thuộc kiếp sát như Dần, Thân, Tỵ, Hợi.
>>>> Xem thêm: Cách sắp xếp mộ trong nghĩa trang gia đình với nguyên tắc phong thủy
6. Cách hóa giải trùng tang hiệu quả
Nhắc đến trùng tang, nhiều gia đình sợ hãi. Nhưng thực tế, có nhiều cách hóa giải hiện tượng này. Gia đình có thể thử các cách như:
6.1 Gửi vong vào chùa
Cách phổ biến nhất để hóa giải trùng tang là gửi vong vào chùa. Cách làm này giúp người sống an ổn hơn và vong linh người mất cũng không thể quấy phá gia đình. Tuy nhiên, gia đình cần tìm hiểu kỹ, chọn ngôi chùa linh thiêng để gửi vong. Lời tụng của các sư sẽ giúp vong linh siêu thoát nhanh hơn, bớt lưu luyến trần thế.
Ngoài ra, trong thời gian gửi vong, gia đình cũng cần lưu ý:
- Không đọc tên, lập bàn cúng người mất.
- Nhờ họ hàng xa làm thủ tục gửi vong.
- Qua 100 ngày, gia đình lập mộ cho người mất xong có thể lập bàn cúng và lễ lạy như bình thường.
6.2 Hồi hướng theo Phật Giáo để hóa giải
Gia đình có thể lập công đức để bù đắp tội nghiệp cho người đã mất bằng cách làm từ thiện, phát chẩn. Sống có ích, không màn vụ lợi, không làm điều ác. Những việc làm tốt phải xuất phát từ tâm.
6.3 Một số cách hóa giải khác
Dân gian còn một số cách hóa giải trùng tang khác như:
- Xin tro hóa vàng tại chùa, rải đều thành từng lớp dưới hố trước khi hạ quan tài.
- Dùng bài thuốc trấn trùng với các vị như: thần sa, sương luật, địa liền, chu sa… cho vào túi rồi yếm vào quan tài.
- Dùng bộ linh phù để trấn bằng cách gối đầu hay dán lên ngực người mất.
- Làm huyệt giả rồi đổ tỏi vào huyệt trước khi lấp đất.
7. Điều kiêng kỵ cần tránh trong ngày trùng tang
Gia đình cần kiêng một số việc làm sau trong ngày trùng tang để an toàn cho gia đình như:
- Làm đám cưới, xây sửa nhà.
- Bốc mộ, cải táng.
- Hỏi những điều xui xẻo.
- Để chó, mèo di chuyển gần quan tài.
Bài viết liên quan:
- Xem ngày tốt xây mộ chuẩn theo phong thủy
- Phong tục tang ma của người Việt trang nghiêm và đầy đủ nhất
Trên đây là hướng dẫn cách tính trùng tang và cách hóa giải. Nếu gia đình gặp phải tình trạng này, đừng lo lắng mà hãy thật bình tĩnh để chọn phương pháp hóa giải phù hợp. Đừng quên theo dõi Tinh Hoa Đá Mỹ Nghệ để cập nhật nhiều tin tức.