Bị nghẹt mũi 1 bên: Nguyên nhân, triệu chứng và phòng ngừa

Nghẹt mũi 1 bên khiến nhiều người khó chịu, ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống nhưng không rõ lý do dẫn đến tình trạng này. Nghẹt mũi 1 bên có thể do sự thay đổi thời tiết, khi tiếp xúc với khói bụi hoặc các tác nhân gây dị ứng. Tuy nhiên, nếu nghẹt mũi 1 bên kéo dài thì có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý khác. ThS.BS.CKI Nguyễn Trung Nguyên, Trung tâm Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM chia sẻ về tình trạng nghẹt mũi 1 bên qua bài viết dưới đây.

nghẹt mũi 1 bên

Nghẹt mũi 1 bên là gì?

Nghẹt mũi là tình trạng nhiều người mắc phải khi thời tiết thay đổi, trái gió trở trời hoặc khi tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, khói bụi, chất lượng không khí kém cùng chế độ sinh hoạt, ăn uống thất thường.

Nghẹt mũi 1 bên là triệu chứng thường gặp ở những người hay bị dị ứng, có thể kèm theo ngứa mũi, chảy nước mắt, hắt hơi,… Nghẹt mũi 1 bên xuất hiện ở nhiều người hay tiếp xúc khói bụi hoặc thời tiết thay đổi.

Nghẹt mũi 1 bên có thể tự khỏi trong một tuần thường không nguy hiểm nhưng nếu kéo dài thì có thể là biểu hiện của bệnh về đường hô hấp như: viêm mũi dị ứng, viêm xoang, lệch vách ngăn mũi, polyp mũi,… Thậm chí là cảnh báo căn bệnh nguy hiểm như ung thư xoang mũi,… Bạn không nên chủ quan mà nên đi khám kịp thời nếu tình trạng nghẹt mũi 1 bên dai dẳng, kéo dài.

bị nghẹt 1 bên mũi
Nghẹt mũi 1 bên là tình trạng phổ biến.

Nguyên nhân nghẹt mũi 1 bên

Có nhiều nguyên nhân khiến bạn bị nghẹt mũi 1 bên, do tắc nghẽn khi thời tiết thay đổi hoặc dị ứng, nhưng cũng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân sau:(1)

1. Do nằm nghiêng khi ngủ

Nhiều người có thói quen nằm nghiêng khi ngủ về đêm làm nghẹt mũi một bên. Nguyên nhân do tác dụng của trọng lực làm chất nhầy đọng sau cổ họng khi nằm. Ngoài ra, hệ thống miễn dịch của cơ thể hoạt động mạnh hơn vào ban đêm so với ban ngày làm các trường hợp nghẹt mũi dị ứng có dấu hiệu tăng khi ngủ.

Tình trạng này có thể khắc phục bằng cách điều chỉnh tư thế nằm, nên nằm ngửa hoặc kê thêm gối, nâng cao đầu giúp dễ thở hơn khi ngủ.

2. Dị vật lọt vào trong mũi

Dị vật lọt vào trong mũi gây tắc nghẽn, nghẹt 1 bên mũi thường xuất hiện ở trẻ nhỏ. Khi có dịch chảy hôi từ mũi hoặc chảy mủ từ lỗ mũi bị tắc, nhận thấy trẻ khó chịu, nóng sốt, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám ngay. Bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng sẽ tiến hành lấy dị vật ra bên ngoài.

3. Lệch vách ngăn mũi

Nguyên nhân nghẹt mũi 1 bên có thể do lệch vách ngăn mũi. Tình trạng này do vách ngăn chia 2 lỗ mũi không được thẳng khiến 1 bên đường thở nhỏ hơn bên còn lại.

Lệch vách ngăn mũi có thể chặn 1 bên mũi, làm giảm luồng không khí vào mũi gây nghẹt mũi 1 bên. Bên cạnh đó, người bệnh còn xuất hiện các triệu chứng như thở khò khè, đau mặt ở vùng mũi.

4. Viêm mũi mạn tính và polyp mũi

Viêm mũi mạn tính và polyp mũi 1 bên gây tắc nghẽn làm nghẹt mũi 1 bên.

Polyp mũi được hiểu là khối u thịt lành tính, phát triển ở trong mũi hoặc xoang, không phải ung thư. Polyp mũi giai đoạn đầu không có triệu chứng nhưng khi đủ lớn, chúng gây nghẹt mũi 1 bên hoặc cả 2 bên. Ngoài ra có gây đau đầu, giảm khứu giác và tăng áp lực cho xoang.

Triệu chứng polyp mũi thường giống dị ứng, cảm cúm và cảm lạnh nên nhiều người chủ quan không đi khám. Tình trạng này không quá nghiêm trọng nhưng polyp đủ lớn sẽ khiến chặn dòng chảy bất thường của chất nhầy làm chúng tích tụ, gây nhiễm trùng làm tăng nặng các vấn đề xoang.

Nếu nghi ngờ bị polyp mũi, bạn nên đi khám để xác định nguyên nhân và điều trị.

5. Nghẹt mũi 1 bên do bệnh viêm xoang

Viêm xoang có thể làm nghẹt mũi 1 bên và đau ở vùng xoang bị ảnh hưởng. Đau nhiều hơn khi cúi xuống kèm triệu chứng sốt và chóng mặt.

Viêm xoang do vi khuẩn gây ra, có thể được điều trị bằng thuốc kê đơn của bác sĩ.

1 bên mũi bị nghẹt
Nghẹt mũi 1 bên có thể do bệnh viêm xoang.

6. Ung thư gây nghẹt mũi 1 bên

Nghẹt mũi 1 bên do ung thư là trường hợp vô cùng hiếm gặp, thường là ung thư xoang cạnh mũi hoặc ung thư khoang mũi. Tình trạng này do 2 vị trí không đủ không gian cho khối u phát triển.

Thời gian đầu thường không có bất kỳ triệu chứng nào. Nhưng khi khối u xâm lấn vào các mô xung quanh làm mũi bị nghẹt 1 bên và chảy nhiều nước mũi. Các triệu chứng kéo dài nhưng bạn không bị dị ứng hay cảm, tình trạng nặng dần thêm theo thời gian.

Ngoài ra, người bệnh còn xuất hiện nhiều triệu chứng:

Triệu chứng nghẹt mũi 1 bên

Khi mũi bị nghẹt 1 bên, bạn có thể gặp các triệu chứng sau đây:(2)

Tùy vào nguyên nhân nghẹt mũi 1 bên, có thể xuất hiện các triệu chứng khác, bao gồm:

dấu hiệu mũi bị nghẹt 1 bên
Nghẹt mũi 1 bên có thể kèm theo nhiều triệu chứng khác.

Các trường hợp nghẹt mũi 1 bên hay gặp

1. Nghẹt 1 bên mũi khi ngủ

Nhiều người nghĩ rằng nghẹt mũi 1 bên khi ngủ là do chất nhầy tích tụ trong mũi gây tắc nghẽn. Trên thực tế, nguyên nhân của tình trạng này có thể do các mạch máu trong mũi bị viêm và ứ.

Khi ngủ, huyết áp sẽ thay đổi, lưu lượng máu ở phần thân cũng tăng lên, gồm phần đầu và đường hô hấp. Tình trạng này khiến các mạch máu trong mũi bị viêm dẫn đến nghẹt mũi khi ngủ.

2. Nghẹt 1 bên mũi khi nằm

Tương tự như nghẹt 1 bên mũi khi ngủ, nghẹt 1 bên mũi khi nằm xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Trong trường hợp này, bạn không nên kê gối quá cao, chỉ kê gối vừa phải để giảm thiểu tình trạng nghẹt 1 bên mũi khi nằm.

3. Nghẹt 1 bên mũi khó thở

Nghẹt 1 bên mũi khó thở khi các mạch máu bên trong mũi bị viêm, các mô mũi sưng lên, xuất hiện nhiều chất nhầy ngăn cản sự lưu thông không khí, làm cho bạn khó thở.

Tình trạng này khiến nhiều người khó chịu. Tuy không quá nghiêm trọng nhưng bạn cần đi khám để được điều trị, tránh để bệnh tiến triển thành viêm xoang mũi cấp tính.

4. Nghẹt 1 bên mũi luân phiên

Nghẹt 1 bên mũi luân phiên theo chu kỳ có thể gặp do chu kỳ sinh lý mũi, khi gặp tình trạng này, bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn khi nằm nghiêng về một bên hơn so với bên còn lại hay nằm thẳng.

5. Nghẹt mũi 1 bên kéo dài

Nghẹt mũi 1 bên kéo dài có thể là tình trạng xung huyết ở cả 2 lỗ mũi nhưng tập trung nhiều ở 1 bên, tạo thành những túi phình cản trở đường thở.

Nghẹt mũi 1 bên kéo dài sẽ diễn ra trong 3-6 tháng trước khi chuyển sang bên mũi còn lại, nặng hơn khi bạn nằm xuống, nhất là nằm nghiêng về bên mũi đang bị xung huyết.

Cần lưu ý khi nghẹt mũi 1 bên kéo dài vì có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý. Bạn cần tìm đến bác sĩ để được chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh.

6. Nghẹt mũi 1 bên về đêm

Khi không khí khô lạnh kết hợp với tư thế nằm ngủ khiến chất nhầy đọng lại trong đường thở gây nghẹt mũi 1 bên về đêm. Nghẹt mũi 1 bên về đêm thường không nguy hiểm, dễ điều trị. Tuy nhiên, một số trường hợp là dấu hiệu mắc bệnh lý nghiêm trọng. Nguyên nhân 1 bên mũi bị nghẹt về đêm có thể kể đến như: không khí lạnh khô, chất gây dị ứng, trọng lực và tư thế ngủ, thay đổi lưu lượng máu khi nằm,…

7. Nghẹt mũi 1 bên ù tai

Nghẹt mũi 1 bên ù tai thường liên quan đến các bệnh như viêm xoang, viêm mũi dị ứng, viêm họng hay cảm cúm. Tình trạng này sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày.

Tuy nhiên, nếu nghẹt mũi 1 bên ù tai xuất phát từ ung thư vòm họng thì khá nguy hiểm, không phát hiện kịp thời sẽ gây nên nhiều biến chứng với sức khỏe, nguy hiểm đến tính mạng.

Khi nghẹt mũi 1 bên ù tai kéo dài, xuất hiện không rõ nguyên nhân, cần khám để được chẩn đoán chính xác nhất. Đặc biệt, phụ nữ mang thai không nên chủ quan nhằm đảm bảo sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé.

8. Nghẹt mũi 1 bên nhức đầu

Nghẹt mũi 1 bên nhức đầu là triệu chứng của nhiều bệnh lành tính nhưng cũng có thể gây nguy hiểm sức khỏe nếu không được điều trị kịp thời. Nguyên nhân có thể do: viêm xoang, cảm lạnh, cảm cúm, dị ứng, viêm tai, đau nửa đầu, polyp mũi,…

9. Nghẹt mũi 1 bên đau họng

Nghẹt mũi 1 bên đau họng là hai triệu chứng đi đôi với nhau khi bạn mắc các bệnh: viêm họng, cảm lạnh, cảm cúm, viêm mũi xoang, viêm mũi dị ứng, nhiễm trùng xoang,…

Cách hết nghẹt mũi 1 bên như thế nào?

Khi bị nghẹt mũi 1 bên, bạn có thể áp dụng những cách sau để cải thiện tình trạng này. Tuy nhiên, thông tin dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo, bạn cần khám với bác sĩ để xác định nguyên nhân bị nghẹt mũi 1 bên, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với tình trạng bệnh cụ thể:

1. Giữ ấm cơ thể

Nghẹt mũi 1 bên có thể do nhiệt độ tác động vào cơ thể, làm ảnh hưởng chức năng phổi, kinh mạch không thông gây nghẹt 1 bên mũi. Việc giữ ấm cơ thể là điều cần thiết, nhất là vùng quanh cổ, tai và đầu. Nên hạn chế uống nước đá khi thời tiết lạnh, dùng điều hòa nhiệt độ hợp lý để mũi không bị khô dẫn đến nghẹt mũi 1 bên. Ngoài ra, uống nhiều nước cũng có thể làm loãng chất nhầy trong mũi hoặc xoang.

2. Làm ấm xoang mũi

Xông mũi với các loại tinh dầu như sả, gừng, bạc hà, khuynh diệp,… sẽ làm ấm mũi họng, làm loãng chất nhầy, giảm thiểu tình trạng nghẹt mũi 1 bên. Những loại thảo dược này tốt cho người viêm xoang, viêm mũi, ngăn ngừa virus tấn công.

3. Vệ sinh mũi họng hàng ngày

Nếu tình trạng nghẹt mũi 1 bên kéo dài, bạn có thể vệ sinh mũi hàng ngày bằng cách dùng nước muối sinh lý kết hợp với thuốc xịt mũi đặc trị giúp thông mũi hiệu quả. Về cấu tạo mũi và họng được thông nhau nên súc miệng thường xuyên cũng rất tốt cho mũi và xoang, làm giảm nghẹt mũi 1 bên.

4. Chú ý chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống là điều cần thiết khi bạn bị nghẹt mũi 1 bên. Nên bổ sung nhiều thực phẩm chứa nhiều vitamin C như bông cải xanh, ớt chuông, cam, chanh,… Ngoài ra, bạn nên uống nhiều nước lọc, ăn thức ăn nóng giúp hỗ trợ trị nghẹt mũi 1 bên.

5. Tăng độ ẩm không khí

Nguyên nhân nghẹt mũi 1 bên có thể do không khí khô khiến cơ thể thiếu nước. Sử dụng điều hòa không khó dễ khiến mũi, cổ họng khô gây nghẹt. Bạn nên đặt một chậu nước hoặc sử dụng máy tạo độ ẩm cho phòng giúp giảm nghẹt mũi 1 bên hiệu quả. Không khí ẩm làm dịu các mô kích thích và các mạch máu sưng tấy trong mũi và xoang, góp phần làm loãng chất nhầy.

6. Sử dụng thuốc dạng xịt để trị nghẹt mũi 1 bên

Thuốc xịt mũi chứa các thành phần co mạch được sử dụng phổ biến để điều trị nghẹt mũi 1 bên. Tuy nhiên, thuốc chỉ có tác dụng ngắn giúp giảm triệu chứng, dùng nhiều lâu dài dễ gây viêm mũi do thuốc, lệ thuộc thuốc và những biến chứng tim mạch khác.(3)

Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng khi sử dụng để tránh biến chứng nguy hiểm không mong muốn.

7. Sử dụng thuốc kháng histamin

Thuốc kháng histamin giúp kiểm soát dị ứng, nguyên nhân gây nghẹt mũi 1 bên. bạn không được tự ý sử dụng thuốc mà chưa có sự chỉ định hay hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng.

Phòng ngừa 1 bên mũi bị nghẹt

Khi phát hiện các dấu hiệu nghẹt mũi 1 bên, cần khám bác sĩ để được điều trị sớm, tránh để lâu khiến bệnh nặng hơn, khó điều trị dứt điểm.

Thắc mắc hay gặp

1. Mũi bị nghẹt 1 bên có nguy hiểm không?

Nghẹt mũi 1 bên là triệu chứng phổ biến, thường gặp. Nghẹt mũi 1 bên nếu chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, có thể tự khỏi, không gây nguy hiểm cho người bệnh. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài nhiều tháng, nhiều năm, có thể cảnh báo một số bệnh nguy hiểm.

2. Bị nghẹt 1 bên mũi kéo dài bao lâu?

Bị nghẹt mũi 1 bên có thể kéo dài trong 2-3 ngày, 1-2 tuần hoặc dai dẳng trong suốt một thời gian dài. Tùy vào nguyên nhân mắc bệnh, tình trạng nghẹt mũi 1 bên có thể không đáng lo ngại hoặc là cảnh báo nghiêm trọng của căn bệnh nào đó.

3. Khi nào thì gặp bác sĩ?

Bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng khuyến cáo các trường hợp nghẹt mũi 1 bên đều nên đi khám, đặc biệt là khi:

Nhằm chẩn đoán, bác sĩ sẽ khám lâm sàng, hỏi các triệu chứng và kiểm tra mũi bằng cách quan sát hoặc nội soi để tìm kiếm nguyên nhân gây bệnh. Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm máu để xem xét tình trạng, nguyên nhân gây bệnh.

Trung tâm Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM với đội ngũ bác sĩ chuyên gia giàu kinh nghiệm, chuyên môn vững cùng hệ thống trang thiết bị hiện đại giúp chẩn đoán và điều trị các bệnh về tai mũi họng.

Bài viết đã chia sẻ về tình trạng và những vấn đề xung quanh. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo mắc bệnh cần được điều trị bằng thuốc hoặc can thiệp phẫu thuật. Nghẹt mũi 1 bên kéo dài không nên xem thường, nhất là khi tái đi tái lại nhiều lần.

Link nội dung: https://world-link.edu.vn/nghet-mui-luan-phien-a36609.html