Ăn không ngon hay chán ăn là hiện tượng phổ biến, hầu như ai cũng có thể mắc phải. Tình trạng này có thể thoáng qua nhưng cũng có thể kéo dài gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Vậy đâu là nguyên nhân cũng như giải pháp cải thiện là gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau.
Cảm giác ăn không ngon miệng hay mệt mỏi chán ăn thường xuất hiện khi người bệnh cảm thấy không có hứng thú với việc ăn uống. Tình trạng bụng đói nhưng miệng không muốn ăn xảy ra với những bữa ăn cơ bản trong ngày hay thậm chí với những món ăn yêu thích, cũng không thiết tha muốn ăn.
Khi gặp tình trạng chán ăn, người bệnh có thể đồng thời cảm thấy:
Đối với một số trường hợp, dấu hiệu ăn không ngon miệng có thể bao gồm: không muốn ăn, không cảm thấy đói và sụt cân. Ngoài ra, người bệnh có thể thấy buồn nôn ngay sau khi ăn hoặc chỉ ý nghĩ về thức ăn thôi cũng đã khiến người bệnh thấy khó chịu trong người và buồn nôn.
Dấu hiệu ăn không ngon miệng có thể bao gồm: không muốn ăn, không cảm thấy đói và sụt cân
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng ăn không ngon miệng. Tình trạng này có thể xuất phát từ việc sinh hoạt thiếu khoa học, vấn đề tâm lý, tác dụng phụ của thuốc… Đôi khi, đây cũng có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý cần phát hiện và điều trị kịp thời. Cụ thể:
Lối sống, chế độ ăn uống gây ra tình trạng ăn không ngon
Thời tiết nắng nóng
Khi thời tiết quá nóng cũng có thể gây ra tình trạng ăn không ngon miệng, chán ăn. Nguyên nhân được giải thích là do khi trời nắng nóng, cơ thể người bị mất nước thông qua việc đổ mồ hôi, vì vậy cần tăng cường bổ sung thức ăn dạng lỏng để bù đắp cho lượng nước bị mất.
Căng thẳng, stress gây ra mệt mỏi, ăn không ngon
Thường xuyên chịu áp lực, căng thẳng, lo lắng, buồn bã khiến tinh thần trở nên quá tải áp lực chịu đựng, hình thành cảm giác mỏi mệt, dẫn đến ăn uống không ngon. Bên cạnh đó, căng thẳng cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến các bệnh về viêm loét dạ dày, táo bón, tiêu chảy,...
Hội chứng biếng ăn
Chứng biếng ăn là một dạng rối loạn ăn uống, gây suy giảm khẩu vị, ăn không ngon miệng, thậm chí sợ ăn. Bệnh kéo dài có thể gây biếng ăn mạn tính, thiếu cân, gầy yếu, cơ thể có thể bị kiệt sức, giảm sức đề kháng thậm chí là dẫn tới tử vong. Đây là một bệnh lý tâm lý nguy hiểm, đòi hỏi người bệnh cần phải được điều trị và theo dõi sát sao bởi bác sĩ chuyên khoa.
Các bệnh lý gây mệt mỏi, ăn không ngon
Một số bệnh lý viêm gan do virus như viêm gan C, viêm gan A, viêm gan E cũng khiến người bệnh gặp phải triệu chứng ăn không ngon
Tác dụng phụ của thuốc
Tác dụng phụ của một số loại thuốc như thuốc điều trị ung thư hay thuốc chống trầm cảm cũng ức chế cảm giác ăn ngon, khiến người bệnh cảm thấy chán ăn, ăn không ngon miệng. Vì vậy, nếu trong quá trình dùng thuốc, người bệnh cảm thấy ăn không ngon miệng và sụt cân nhanh thì nên gặp bác sĩ ngay.
Thay đổi nội tiết tố
Đây là nguyên nhân phổ biến gây tình trạng ăn không ngon ở phụ nữ, đi kèm với đó có thể có một số triệu chứng khác, bao gồm: mệt mỏi, chậm kinh…
Đặc biệt, phụ nữ thường bị mệt mỏi ăn không ngon vào 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ. Tình trạng chán ăn, buồn nôn, cơ thể mỏi mệt vào tam cá nguyệt đầu tiên thường được gọi là ốm nghén. Cùng với đó, lượng hormone đột ngột tăng cao vào 3 tháng cuối để chuẩn bị cho sự ra đời của em bé, cơ thể nặng nề, sự chèn ép của thai nhi cũng khiến mẹ bầu mệt mỏi, ăn không ngon.
Ngoài ra, sau quá trình sinh nở, nhiều bà mẹ cũng gặp phải tình trạng mệt mỏi chán ăn sau sinh do các vấn đề tâm lý.
Có thể thấy, bên cạnh các nguyên nhân do lối sống, ăn không ngon miệng cũng là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm. Do đó, ngay khi thấy có các triệu chứng mệt mỏi, chán ăn, ăn không ngon… người bệnh không nên chủ quan, mà nên chú ý các triệu chứng khác đi kèm, và tiến hành thăm với bác sĩ chuyên khoa nếu tình trạng này diễn ra quá lâu để được thăm khám, xác định nguyên nhân và có phương án điều trị phù hợp.
Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể thực hiện một số biện pháp giúp cơ thể cải thiện tình trạng chán ăn, ăn không ngon miệng, bắt đầu bằng cách thay đổi lối sống hàng ngày và chế độ ăn uống, cụ thể:
+ Chia ra từng bữa nhỏ: Thói quen ăn hết một khẩu phần lớn trong một lần có thể khiến người bệnh cảm thấy ngán và khó tiêu hóa, dễ bị buồn nôn. Nếu chia ra từng khẩu phần nhỏ, người bệnh sẽ không thấy lượng thức ăn quá nhiều và vẫn có thể cung cấp đủ lượng chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
+ Bổ sung thêm rau xanh, hoa quả, cá biển… đây là những thực phẩm có chứa nhiều vitamin A, B, C, kẽm... có vai trò quan trọng trong việc trao đổi chất của cơ thể, giúp kích thích vị giác, tăng cảm giác thèm ăn, ăn ngon hơn.
+ Dùng đĩa lớn hơn: có thể khiến người bệnh có cảm giác thức ăn trở nên ít đi và không phải quá sức để xử lý hết tất cả thức ăn trên đĩa nữa
+ Hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ: Các thực phẩm chiên rán với nhiều dầu sẽ khiến người bệnh cảm thấy ngấy và cảm giác chán ăn sang cả những món khác
+ Thêm gia vị cho món ăn: người bệnh có thể thêm một chút quế, gừng vào thức uống hoặc trong bất kỳ loại thức ăn nào yêu thích. Các loại gia vị khác sẽ làm tăng sự thèm ăn và giúp ích cho quá trình tiêu hóa, làm giảm đi tình trạng ăn không ngon miệng
+ Thử những món ăn mới: có thể tạo cảm hứng ăn uống, giúp người bệnh giảm cảm giác ăn không ngon
+ Ăn cùng gia đình, bạn bè: nhiều nghiên cứu đã cho thấy mọi người có thể sẽ ăn nhiều hơn khi trò chuyện và thưởng thức một bữa ăn vui vẻ
Ăn cùng gia đình, bạn bè có thể sẽ giúp người bệnh ăn nhiều hơn khi trò chuyện và thưởng thức một bữa ăn vui vẻ
Trong hầu hết các trường hợp, tình trạng ăn không ngon miệng có thể tự khỏi sau vài ngày mà không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu người bệnh vẫn còn cảm thấy chán ăn, ăn không ngon miệng sau vài ngày tự điều chỉnh tại nhà, bệnh nhân cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám, tìm hiểu nguyên nhân và có phương án điều trị phù hợp. Từ tình trạng sức khỏe cùng thói quen sinh hoạt, ăn uống hằng ngày của người bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán chính xác nhất.
Trên thực tế, không có phương án chung nào để điều trị tình trạng mệt mỏi, ăn không ngon. Tùy theo nguyên nhân gây ra tình trạng mệt mỏi, ăn không ngon miệng mà bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp phù hợp.
Nếu tình trạng mệt mỏi chán ăn do chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng thì bệnh thường không kéo dài lâu, có thể tự biến biến mất khi người bệnh nghỉ ngơi đầy đủ, thay đổi thực đơn…
Nếu vấn đề bắt nguồn từ tác dụng phụ của thuốc, bác sĩ có thể xem xét đổi loại thuốc hoặc sử dụng các thuốc bổ trợ.
Đối với các yếu tố tâm lý, bệnh nhân có thể cần liệu trình điều trị từ bác sĩ tâm lý.
Một số trường hợp nguyên nhân do bệnh lý cần dùng thuốc điều trị nội khoa như bệnh tuyến giáp, suy tuyến thượng thận, đái tháo đường, viêm loét dạ dày, viêm đường hô hấp, bệnh gan… Thậm chí, đối với trường hợp diễn biến nặng có thể phải tiến hành phẫu thuật.
Bên cạnh đó, các bác sĩ cũng khuyến cáo, bệnh nhân không nên tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc nào để điều trị tình trạng mệt mỏi, ăn không ngon miệng… để tránh dẫn đến những tác dụng phụ, biến chứng không mong muốn
Thăm khám với bác sĩ là biện pháp hữu hiệu giúp xác định nguyên nhân và điều trị tình trạng ăn không ngon
Hiện tại, Trung tâm Tiêu hóa - BVĐK Hồng Ngọc
với nhiều ưu điểm vượt trội về chuyên môn và chất lượng dịch vụ, được đông đảo bệnh nhân tin tưởng lựa chọn để điều trị các bệnh lý về tiêu hóa và tầm soát ung thư dạ dày với:
Trung tâm Tiêu hóa - Gan Mật - Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc:
Đặt lịch trước để chọn Bác sĩ miễn phí và nhận ưu đãi riêng
Nếu quý khách có nhu cầu nhận tư vấn, đặt lịch khám tại Trung tâm Tiêu hóa - Bệnh viện Hồng Ngọc, vui lòng liên hệ hotline 0911 908 856 hoặc đăng ký TẠI ĐÂY:
**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Để biết chính xác tình trang bệnh, người bệnh cần tới các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ trực tiếp thăm khám và tư vấn phác đồ điều trị hiệu quả.
Theo dõi fanpageBệnh viện Đa khoa Hồng Ngọcđể biết thêm thông tin bổ ích khác.
Link nội dung: https://world-link.edu.vn/an-ngon-mieng-a36786.html