KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

Hướng dẫn cách trình bày Trích dẫn và Tài liệu tham khảo theo quy định

Căn cứ Công văn số 134/TB-HVNH ngày 25/3/2020 của Giám đốc HVNH về Kế hoạch tập huấn và áp dụng phần mềm chống đạo văn Turnitin đối với khóa luận của sinh viên đại học chính qui khóa 19,

Dựa trên hướng dẫn của Viện Nghiên cứu Khoa học Ngân hàng, Khoa QTKD tóm tắt cách trình bày trích dẫn và tài liệu tham khảo trong nghiên cứu khoa học nói chung, trong việc viết luận văn nói riêng như sau:

  1. Lý do cần trích dẫn:
  1. Những trường hợp phải trích dẫn

* Trích dẫn tài liệu tham khảo với các trường hợp

* Không trích dẫn tài liệu tham khảo với các trường hợp

  1. Phương pháp trích dẫn:

Bao gồm trích dẫn trong bài viết và trích dẫn trong tài liệu tham khảo:

3.1 Trích dẫn trong bài viết

* Trích dẫn trong bài viết bao gồm các thông tin sau:- Họ tên tác giả/tổ chức- Năm xuất bản tài liệu- Trang tài liệu trích dẫn

* Có 2 cách chủ yếu trình bày trích dẫn trong bài viết:

- Ví dụ về trích dẫn nguyên văn:

Nguyễn Văn A năm 2016 viết: hệ số an toàn vốn của hệ thống NHTM tuy đạt mức quy định nhưng lại thiếu tính bền vững. Thực trạng này làm dấy lên quan ngại về khả năng chống chọi rủi ro của toàn hệ thống

+ Cách trích dẫn 1: “hệ số an toàn vốn của hệ thống NHTM tuy đạt mức quy định nhưng lại thiếu tính bền vững. Thực trạng này làm dấy lên quan ngại về khả năng chống chọi rủi ro của toàn hệ thống” (Nguyễn Văn A, 2016, p. 24).

- Ví dụ về trích dẫn diễn giải:

+ Cách trích dẫn 2: Tuy đáp ứng yêu cầu của Nhà nước về hệ số CAR (capital adequacy ratio), hệ thống NHTM phải đối mặt với tình trạng hệ số này thiếu ổn định. Vì vậy, có cơ sở để lo ngại về sự an toàn của hệ thống khi phải đối mặt với rủi ro (Nguyễn Văn A, 2016).

+ Cách trích dẫn 3: Nguyễn Văn A (2016) nhận định rằng tuy đáp ứng yêu cầu của Nhà nước về hệ số CAR (capital adequacy ratio), hệ thống NHTM phải đối mặt với tình trạng hệ số này thiếu ổn định. Vì vậy, có cơ sở để lo ngại về sự an toàn của hệ thống khi phải đối mặt với rủi ro.

+ Trích dẫn biểu đồ:

853e491f_Screen Shot 2020-04-03 at 3.54.11 PM.png

Theo số liệu của Tổng cục thống kê (2018), tỷ lệ hộ nghèo tại Việt Nam đã tăng từ 2,3%...

3.2 Trích dẫn trong tài liệu tham khảo

a. Sách, giáo trình:

Quy tắc: Họ tác giả, Chữ cái viết tắt tê̂n tác giả (Năm xuất bản), Tên sách, Lần xuất bản, Nhà xuất bản, Nơi xuất bản.

Ví dụ:

b. Bài báo chuyên ngành:

Quy tắc: Họ và chữ cái viết tắt tên tác giả (Năm xuất bản), ‘Tên bài viết’, Tên tập san, số, kì / thời gian phát hành, số trang.

c. Trích dẫn website:

Quy tắc: Tác giả (Năm xuất bản), Tên tài liệu, Đơn vị bảo trợ thông tin, ngày truy cập, .

d. Kỷ yếu hội thảo:

Quy tắc: Họ tác giả, Chữ viết tắt tên tác giả (Năm xuất bản), ‘Tiêu đề bài viết’, [trong] Tên kỷ yếu, địa điểm và thời gian tổ chức, Nhà xuất bản, Nơi xuất bản, số trang.

e. Khóa luận, luận văn

Quy tắc: Họ tác giả, Chữ viết tắt tên tác giả (Năm thực hiện), ‘Tên khóa luận’, loại tài liệu, Học viện nơi thực hiện khóa luận.

  1. Một số lưu ý khi trích dẫn:

Hướng dẫn chi tiết về cách trích dẫn nguồn tài liệu của Viện NCKH Ngân hàng-HVNH, mời các bạn sinh viên download tại đây:

1. Trình bày trích và TLTK: Tải file

2. Slide hướng dẫn trích nguồn tài liệu của Viện NCKH Ngân hàng: Tải file

Link nội dung: https://world-link.edu.vn/quy-dinh-trich-dan-tai-lieu-tham-khao-a37579.html