Cây bạch mã hoàng tử: Ý nghĩa, giá thành và cách bố trí cho nội ngoại thất

1. Tổng quan về cây bạch mã hoàng tử

Đặc điểm cây bạch mã hoàng tử

Bạch mã hoàng tử có tên khoa học là Aglaonema Pseudobracteatum và có nguồn gốc từ Châu Á. Đây là một loại cây thuộc thân thảo, mọc theo dạng bụi, thuộc họ nhà Ráy. Tại Việt Nam, không khó để bắt gặp cây bạch mã hoàng tử ở cả 3 vùng miền đất nước.

Cây bạch mã hoàng tử có tốc độ phát triển rất nhanh, theo hướng thẳng đứng và có xu hướng mọc lên cao. Tán lá của cây khá rộng, có thể lên đến 50cm2, cây rễ chùm, rễ màu trắng ngà rất bắt mắt.

Cây bạch mã hoàng tử trong tự nhiên có ra hoa, nhưng rất hiếm khi thấy. Do vậy mà có nhiều người lầm tưởng rằng bạch mã hoàng tử không có hoa.

Cây bạch mã hoàng tử

Cây bạch mã hoàng tử

Cây bạch mã hoàng tử có bao nhiêu loại?

Trên thực tế, tại Việt Nam và nhiều nước Châu Á, cây bạch mã hoàng tử chỉ có 1 loại duy nhất. Với phân loại này, chúng ta cũng sẽ ít gặp sự bối rối khi phải lựa chọn cây bạch mã hoàng tử để trang trí không gian sống của mình.

Bạch mã hoàng tử chỉ có một loại duy nhất

Bạch mã hoàng tử chỉ có một loại duy nhất

Cách trồng và chăm sóc cây bạch mã hoàng tử

Cách trồng cây bạch mã hoàng tử

Cây bạch mã hoàng tử có thể trồng trong chậu đất hoặc trồng thủy sinh. Đây là hai cách trồng phổ biến của loại cây này.

Với phương pháp trồng thủy sinh

Bước 1: Chọn cây khỏe mạnh, không bị bệnh và bị sâu. Chuẩn bị một bình đựng chắc chắn và phù hợp với bầu rễ của cây.

Bước 2: Tách bầu rễ ra khỏi chậu cây cũ, rửa sạch, cắt bỏ rễ già, rễ hư, tỉa bớt lá và đặt bầu rễ vào bình thật chắc chắn.

Bước 3: Đổ nước ngập rễ, không ngập lá và theo dõi trong vòng vài ngày sau đó để đảm bảo cây vẫn sinh trưởng tốt.

Trồng bạch mã hoàng tử thủy sinh

Với phương pháp trồng chậu đất

Bước 1: Lựa chọn đất trồng tơi xốp, nhiều dinh dưỡng. Chậu đất cần có khoảng không ở đáy để thoát nước.

Bước 2: Lựa chọn cây mẹ khỏe mạnh và tiến hành tách cây con ra khỏi cây mẹ. Đặt cây con vào chậu đất đã chuẩn bị sẵn và lấp đất chắc chắn.

Bước 3: Duy trì độ ẩm cho đất trong vòng vài ngày sau đó để cây có thể sinh trưởng tốt.

Cách chăm sóc cây bạch mã hoàng tử

2. Ý nghĩa của cây bạch mã hoàng tử

Ý nghĩa phong thủy

Như cái tên của mình, cây bạch mã hoàng tử mang vẻ đẹp sang trọng của một “hoàng tử” và sự mạnh mẽ của một “bạch mã”. Bởi vậy, nó tượng trưng cho sự mạnh mẽ, luôn muốn vươn lên phía trước. Thân cây mọc thẳng, mang ý nghĩa về sự thăng tiến, thuận lợi trong làm ăn.

Như vậy, nếu gia chủ đặt cây bạch mã hoàng tử trong nhà hoặc nơi làm việc, chúng sẽ mang đến sự may mắn, tài lộc, phát tài cho gia chủ.

Cây bạch mã hoàng tử hợp với mệnh gì, tuổi gì?

Cây bạch mã hoàng tử được cho là hợp với người mệnh Kim bởi đặc điểm của cây có nhiều nét tương đồng với màu sắc tương hợp của người mệnh Kim. Theo thuyết ngũ hành, Kim sinh Thủy, do vậy, cây bạch mã hoàng tử cũng rất hợp với người mang mệnh Thủy. Người có năm sinh thuộc mệnh Kim, mệnh Thủy đều hợp với loài cây này.

Tuy nhiên, loài cây này không tương khắc với bất kỳ mệnh nào, do vậy, nếu muốn sử dụng bạch mã hoàng tử để trang trí, thanh lọc không khí trong nhà thì gia chủ hoàn toàn có thể mua sắm chúng.

Cây bạch mã hoàng tử hợp người mệnh Kim và mệnh Thủy

3. Giá thành cây bạch mã hoàng tử

Thời đại công nghệ 4.0 cho phép chúng ta mua sắm trực tuyến rất dễ dàng, kể cả các loại cây cảnh. Do vậy, ngoài việc mua trực tiếp tại cửa hàng, bạn hoàn toàn có thể mua online cây bạch mã hoàng tử tại các website hay sàn thương mại điện tử.

Cây bạch mã hoàng tử khá đa dạng về giá, phụ thuộc vào chiều cao của cây và loại chậu trồng.

Với những cây có chiều cao thấp, trồng trong chậu nhựa thì giá thành chỉ từ 50,000 - 100,000đ/cây. Nếu trồng trong chậu sứ, cây có thể có giá 300.000-500.000đ/cây. Với những cây được trồng trong chậu đá mài, giá có thể lên đến vài triệu đồng.

Cây bạch mã hoàng tử có giá từ vài chục cho đến vài triệu đồng

Cây bạch mã hoàng tử có giá từ vài chục cho đến vài triệu đồng

4. Cách bố trí cây bạch mã hoàng tử trong không gian nội ngoại thất

Cây Bạch mã hoàng tử có thể được bố trí ở các vị trí như phòng khách, phòng làm việc, phòng ngủ, phòng ăn, sảnh chờ,… Cây có thể được bố trí đơn lẻ hoặc kết hợp với các loại cây khác để tạo thành một không gian xanh mát và tươi mới.

Cây bạch mã hoàng tử trang trí tại phòng khách

Nếu bạn muốn bố trí cây bạch mã hoàng tử trong phòng ngủ thì nên đặt cây ở góc phòng để tạo cảm giác thoải mái và dễ chịu cho người sử dụng. Ngoài ra bạn cũng có thể bố trí cây bạch mã hoàng tử trong góc phòng khách để tạo cảm giác thoải mái và dễ chịu cho khách đến chơi.

Trang trí cây bạch mã hoàng tử trong phòng ngủ

Bạn cũng có thể đặt cây Bạch mã hoàng tử ở góc bàn làm việc để tạo cảm giác thoải mái và dễ chịu. Với khả năng hấp thụ các chất gây ô nhiễm trong không khí, cây này sẽ giúp làm sạch không khí xung quanh và tạo ra một môi trường làm việc tốt hơn.

Cây bạch mã hoàng tử để bàn

Ngoài ra, cây Bạch mã hoàng tử cũng có khả năng giảm căng thẳng và tạo ra một không gian yên tĩnh trong phòng làm việc. Với vẻ đẹp tự nhiên và sự thanh lịch của nó, cây này sẽ làm tăng sự tập trung và hiệu suất làm việc của bạn.

Cây bạch mã hoàng tử để bàn tạo cảm giác tích cực khi làm việc

Trên đây là thông tin tổng hợp của Space T về cây bạch mã hoàng tử. Hy vọng bạn sẽ nhận được nhiều thông tin hữu ích thông qua bài viết. Đừng quên, Space T là nền tảng nội thất, kết nối gia chủ và đơn vị thầu nội thất hoàn toàn miễn phí. Tìm hiểu về quy trình kết nối của Space T ngay!

Tham khảo ngay các sản phẩm nội thất, gia dụng, trang trí tại Space T Shop:

1. Hoa lá cành

2. Hoa giả

3. Cây

Space T Shop - Nền tảng mua sắm nội thất trực tuyến với đa dạng sản phẩm, mẫu mã, kiểu dáng, phong cách với mức giá vô cùng ưu đãi!

Link nội dung: https://world-link.edu.vn/cach-trong-cay-bach-ma-hoang-tu-a39009.html