6 cách chữa đau quặn bụng hiệu quả, giúp giảm đau nhanh chóng

Đau quặn bụng có thể là triệu chứng của các bệnh lý ở đường tiêu hóa hay do thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh. Một số trường hợp sẽ tự khỏi khi áp dụng biện pháp chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, khi tiến triển nặng, người bệnh cần thăm khám, có cách chữa đau quặn bụng phù hợp.

cách chữa đau quặn bụng

Nhận biết dấu hiệu đau quặn bụng

Đau quặn bụng thường do cơ thành bụng, cơ dạ dày hoặc cơ ruột co thắt lại. Tình trạng co thắt có thể xuất hiện với mức độ từ nhẹ đến nặng. Lúc này, người bệnh sẽ cảm thấy đau và khó chịu, ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt hằng ngày.

Ngoài ra, khi bị đau quặn bụng, người bệnh có thể có các triệu chứng đi kèm như chướng bụng, ợ hơi; buồn nôn và nôn; phân có màu và mùi bất thường; sốt; mệt mỏi, khó thở, chóng mặt, mạch đập nhanh; tiêu chảy, táo bón, thay đổi thói quen đại tiểu tiện hay cơn đau quặn bụng kéo dài vài phút hoặc vài giờ.

điều trị đau quặn bụng
Cơn đau quặn bụng gây khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày

Làm thế nào để ngừng đau quặn bụng?

Để cải thiện tình trạng đau quặn bụng, người bệnh nên áp dụng đúng cách các biện pháp chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên, nếu cơn đau vẫn không thuyên giảm hoặc tiến triển nặng, cần nhanh chóng đi khám tại các cơ sở y tế uy tín để có cách chữa trị kịp thời, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.

Cách chữa đau quặn bụng như thế nào?

1. Dùng thuốc

Khi thăm khám, bác sĩ sẽ xem xét và xác định các nguyên nhân khiến người bệnh bị đau quặn bụng. Phương pháp điều trị sẽ được chỉ định tùy theo nguyên nhân, cụ thể:(1)

thuốc trị đau quặn bụng
Thuốc điều trị sẽ được chỉ định tùy theo nguyên nhân

2. Thay đổi lối sống

Để tránh gặp phải cơn đau quặn bụng, người bệnh nên xây dựng và duy trì lối sống lành mạnh để cải thiện triệu chứng. Vận động, luyện tập thể dục đều đặn với cường độ phù hợp, giúp tăng cường sức đề kháng, duy trì sức khỏe ổn định. Người bệnh cần ăn uống đúng giờ. Điều này giúp hỗ trợ hoạt động co bóp của dạ dày, hạn chế cơn đau do co thắt dạ dày.

Ngoài ra, người bệnh cũng nên bảo vệ tốt sức khỏe tinh thần, tránh căng thẳng và mất ngủ kéo dài. Cơn đau quặn bụng có thể trở nên nghiêm trọng hơn nếu tình trạng sức khỏe tinh thần của người bệnh không ổn định.

3. Một số cách trị đau quặn bụng tại nhà

Các biện pháp chăm sóc tại nhà dưới đây có thể giúp cải thiện tình trạng đau quặn bụng. Phụ nữ mang thai nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện biện pháp chăm sóc tại nhà.

Các biện pháp giúp cải thiện tình trạng đau quặn bụng tại nhà bao gồm:(2)

Ăn gì, kiêng ăn gì khi bị đau quặn bụng?

1. Những thực phẩm cần bổ sung

đau quặn bụng ăn gì
Các thực phẩm giàu vitamin C rất tốt cho sức khỏe

2. Những món ăn cần tránh

Các loại thực phẩm không nên ăn hoặc cần hạn chế dùng để ngăn ngừa các cơn đau quặn bụng tiến triển nghiêm trọng, bao gồm:

Những câu hỏi về cách giảm đau quặn bụng thường gặp

1. Đau bụng quặn có nên đến bệnh viện không?

Phần lớn trường hợp đau quặn bụng đều tự khỏi, không cần điều trị. Tuy nhiên, khi tình trạng này gây đau đớn hoặc tái phát nhiều lần thì có thể là triệu chứng của bệnh lý. Người bệnh nên đi khám ngay khi xuất hiện những triệu chứng như nôn mửa, rối loạn nhu động ruột, đau dữ dội , tiêu phân có máu hoặc phân đen, triệu chứng đau kéo dài hoặc tái phát, khó thở, hụt hơi.

2. Có nên tự chữa đau quặn bụng tại nhà không?

Như đã đề cập, phần lớn trường hợp đau quặn bụng có thể tự khỏi, chỉ cần áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà. Tuy vậy, các cơn đau này có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nào đó. Vì thế, khi cơn đau không thuyên giảm mà ngày càng tiến triển nặng, người bệnh nên nhanh chóng đi đến các cơ sở y tế uy tín để có hướng xử trí sớm, giảm thiểu nguy cơ xuất hiện các biến chứng nghiêm trọng.

Trung tâm Nội soi và Phẫu thuật nội soi tiêu hóa (BVĐK Tâm Anh TP.HCM) và Khoa Ngoại Tổng hợp (BVĐK Tâm Anh Hà Nội) thuộc Hệ thống BVĐK Tâm Anh là những trung tâm y tế chuyên khoa Tiêu hóa uy tín, cung cấp dịch vụ thăm khám và điều trị cao cấp, hiệu quả cho người bệnh gặp các vấn đề về đường tiêu hóa từ nhẹ đến nặng.

Nơi đây quy tụ đội ngũ bác sĩ Nội soi tiêu hóa - Nội khoa và Ngoại khoa Tiêu hóa - Gan Mật Tụy - Hậu môn trực tràng chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm. Đặc biệt, các phương pháp ngoại khoa tiên tiến được áp dụng trong các lĩnh vực Nội soi và Phẫu thuật nội soi ít xâm lấn, giúp bệnh nhân nhanh hồi phục, không để lại sẹo bởi các tuổi hàng đầu như TS.BS Đỗ Minh Hùng, TTƯT.TS.BS Phạm Hữu Tùng, BS.CKII Nguyễn Quốc Thái, TS.BS Trần Thanh Bình, ThS.BS.CKII Trần Hiếu Nhân, BS.CKII Hồ Thị Bích Thủy, BS.CKI Đặng Lê Bích Ngọc; điều trị Gan Mật Tụy kỹ thuật hiện đại với TS.BS Phạm Công Khánh, BS.CKII Võ Ngọc Bích; thăm khám và tư vấn bệnh lý nội tiêu hóa với ThS.BS.CKII Lê Thanh Quỳnh Ngân, BS.CKI Huỳnh Văn Trung, BS.CKI Hoàng Đình Thành, ThS.BS Nguyễn Thị Ngọc Bích, ThS.BS.CKI Đoàn Hoàng Long; phẫu thuật trong điều trị các bệnh lý hậu môn trực tràng như ThS.BS Nguyễn Văn Hậu, ThS.BS Ngô Hoàng Kiến Tâm, ThS.BS Nguyễn Thanh Biên…

Ngoài ra, bệnh viện còn được trang bị hệ thống thiết bị y tế hiện đại, nhập khẩu từ nước ngoài, phục vụ tối đa nhu cầu thăm khám và điều trị của khách hàng.

Để đặt lịch thăm khám và điều trị các bệnh lý đường tiêu hóa với các chuyên gia bác sĩ về Tiêu hóa của Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, xin vui lòng liên hệ:

Tình trạng quặn bụng gây nhiều khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày của người bệnh. Khi gặp phải tình trạng này, người bệnh cần có các biện pháp chăm sóc phù hợp. Khi triệu chứng đau tiến triển nghiêm trọng, cần nhanh chóng đi khám ngay để được chẩn đoán, từ đó có cách chữa đau quặn bụng phù hợp.

Link nội dung: https://world-link.edu.vn/dau-bung-a41762.html