Người bị quai bị kiêng gì và nên ăn gì để mau chóng khỏi bệnh?

Quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây trực tiếp qua đường hô hấp và khá phổ biến ở trẻ em. Mặc dù quai bị là một bệnh lành tính, nhưng nếu người bệnh không được chăm sóc đúng cách có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng. Hãy cùng tìm hiểu xem người quai bị kiêng ăn gì qua bài viết sau đây nhé!

1Quai bị kiêng gì?

Dưới đây là một số loại thực phẩm cụ thể mà người quai bị không nên ăn:

Thức ăn dai, khó nhai nuốt

Trong thời gian bị quai bị, mang tai ( hay vùng góc hàm) sẽ bị sưng, đau khiến bệnh nhân rất khó nhai nuốt. Dẫn tới tình trạng mệt mỏi, chán ăn.

Chính vì vậy, khi mắc bệnh, người nhà nên tránh các món ăn dai, khó nhai nuốt như thịt gà, bánh chưng, bánh tét, xôi nếp. Thay vào đó, nên cho người bệnh ăn những thức ăn lỏng, dễ tiêu như cháo, súp, nước canh hầm rau củ.

Người bị quai bị nên hạn chế ăn thức ăn dai, khó nhai nuốt như thịt gà, xôi nếp,...

Người bị quai bị nên hạn chế ăn thức ăn dai, khó nhai nuốt như thịt gà, xôi nếp,...

Đồ chua, cay

Đặc biệt, người bị quai bị nên kiêng ăn những đồ chua, cay như: ớt, tiêu, dưa chua, xoài, me, cóc, ổi, kim chi, mì gói.

Những loại thực phẩm có vị chua này sẽ kích thích và làm cho tuyến nước bọt hai bên mang tai tiết ra nhiều và khiến cơn đau của người bệnh trở nên trầm trọng hơn.

Bên cạnh đó, những món ăn cay sẽ khiến người bệnh bị nóng trong người, dẫn đến tình trạng mệt mỏi và khó chịu.

Người bệnh quai bị không nên ăn đồ ăn có nhiều vị chua hoặc cay

Người bệnh quai bị không nên ăn đồ ăn có nhiều vị chua hoặc cay

Thực phẩm làm từ nếp

Theo y học cổ truyền, bệnh quai bị thuộc thể hàn, tích độc nhiều gây viêm (sưng và đau). Trong khi đồ nếp có tính ấm và thể chất dẻo nên có thể khiến tình trạng bệnh diễn biến xấu hơn.

Cụ thể, vùng viêm sẽ sưng to hơn kèm tấy đỏ, mưng mủ và đau nhức. Ngoài ra, gạo nếp còn có tính ôn ấm nến khi ăn sẽ gây ra tình trạng nóng trong khiến vết thương lâu lành hơn. Do đó, việc điều trị bệnh sẽ mất nhiều thời gian hơn.

Hơn nữa, do tính chất dẻo dính nên việc ăn đồ nếp còn khiến người bệnh bị khó tiêu và cảm thấy mệt mỏi, khó chịu.

Món ăn chế biến từ gạo nếp khiến tình trạng sưng viêm trở nên nghiêm trọng hơn

Món ăn chế biến từ gạo nếp khiến tình trạng sưng viêm trở nên nghiêm trọng hơn

2Quai bị nên ăn gì?

Dưới đây là một số gợi ý về các loại thực phẩm mà người bị quai nên ăn để giúp tình trạng bệnh cải thiện tốt hơn:

Thức ăn mềm

Trong thời gian mắc bệnh quai bị, người bệnh thường xuyên bị sốt cao và mệt mỏi. Do đó, hệ tiêu hóa trở nên nhạy cảm, hoạt động kém hiệu quả dẫn đến biểu hiện chán ăn.

Trong tình trạng này, người nhà nên chuẩn bị những thức ăn dạng lỏng, mềm như cháo, canh xương hầm với rau củ, canh trứng, bột ngó sen.

Dạng thức ăn mềm dễ nhai nuốt và cũng giúp quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi hơn, tăng khả năng hấp thu chất dinh dưỡng cho người bệnh.

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể chia nhỏ bữa ăn, ăn nhiều lần trong ngày để hạn chế việc vận động cơ hàm kích thích gây đau vùng bị viêm.

Người bệnh quai bị nên ăn thức ăn dạng lỏng, mềm để dễ nhai nuốt

Người bệnh quai bị nên ăn thức ăn dạng lỏng, mềm để dễ nhai nuốt

Thực phẩm giàu vitamin A, C và các loại rau xanh

Rau xanh luôn là món ăn được ưu tiên hàng đầu đối với nhiều chứng bệnh khác nhau, đặc biệt là quai bị. Trong rau xanh chứa nhiều vitamin A tốt cho hệ tiêu hóa, giúp tăng cường thể chất và bảo vệ cơ thể chống lại nhiễm trùng.

Hơn nữa, rau xanh còn giúp tăng cường hoạt động của hệ thống miễn dịch, đặc biệt là các loại bạch cầu lympho T, lympho B và bạch cầu đa nhân trung tính, cả về số lượng lẫn chất lượng.

Ngoài ra, rau xanh cũng thuộc loại thức ăn mềm, dễ nhai nuốt nên hạn chế được tác động của việc vận động cơ hàm tới vùng bị viêm.

Tóm lại, việc ăn các loại thực phẩm giàu vitamin A, C và các loại rau xanh sẽ giúp tình trạng bệnh quai bị cải thiện nhanh hơn.

Người quai bị nên ăn nhiều rau xanh để tăng miễn dịch, chống lại nhiễm trùng

Người quai bị nên ăn nhiều rau xanh để tăng miễn dịch, chống lại nhiễm trùng

Uống nhiều nước

Người bệnh quai bị thường bị sốt cao liên tục, gây mất nước. Chính vì vậy, bệnh nhân nên bổ sung nhiều nước để hạ nhiệt và tránh tình trạng cơ thể mất nước và rối loạn điện giải.

Đặc biệt, người bệnh không được uống nước quá lạnh hoặc quá nóng, thay vào đó nên uống nước ấm vừa phải để giảm cơn đau. [1]

Người quai bị nên uống nhiều nước để giúp hạ nhiệt và tránh mất nước

Người quai bị nên uống nhiều nước để giúp hạ nhiệt và tránh mất nước

Những món ăn được chế biến từ đậu

Những món ăn chế biến từ đậu là phương pháp hiệu quả để tăng cường sức đề kháng và chống lại bệnh tật, do đậu có hàm lượng dinh dưỡng cao và cung cấp nhiều loại vitamin như vitamin A, vitamin C, vitamin B1.

Bạn có thể ninh nhừ đậu tương và đậu xanh với số lượng bằng nhau dùng để ăn hàng ngày. Sau 3 đến 5 ngày liên tiếp, bệnh sẽ nhanh chóng thuyên giảm.

Các loại đậu cung cấp nhiều vitamin A, vitamin C, vitamin B1 cho người bệnh quai bị

Các loại đậu cung cấp nhiều vitamin A, vitamin C, vitamin B1 cho người bệnh quai bị

3Bị quai bị nên kiêng làm gì để nhanh khỏi bệnh

Để nhanh khỏi bệnh hơn, ngoài việc kiêng thức ăn khó nhai nuốt, đồ nếp, đồ chua cay, người bị quai bị còn cần phải kiêng một số việc như sau:

Tránh gió và nước lạnh

Gió và nước lạnh là yếu tố quan trọng mà người quai bị đặc biệt nên tránh, vì chúng có thể làm cho tình trạng sưng và đau nhức trở nên nghiêm trọng hơn. Vì vậy, trường hợp bắt buộc phải ra ngoài, bạn nên mặc quần áo dài tay để hạn chế tác động của gió lạnh.

Mặc dù người bệnh quai bị nên hạn chế tiếp xúc với nước lạnh, nhưng điều này không đồng nghĩa với việc không cần tắm và vệ sinh cá nhân. Việc vệ sinh cơ thể hàng ngày giúp loại bỏ vi khuẩn và vi trùng gây bệnh.

Tuy nhiên, thay vì tắm bằng nước lạnh, người bệnh nên tắm bằng nước ấm và tránh ngâm mình quá lâu dễ bị nhiễm lạnh.

Người bệnh quai bị khi ra ngoài cần mặc quần áo dài tay kín gió

Người bệnh quai bị khi ra ngoài cần mặc quần áo dài tay kín gió

Không hoạt động mạnh

Khi mắc bệnh quai bị, việc sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý là rất quan trọng để giúp cơ thể hồi phục nhanh chóng và tăng cường sức đề kháng chống lại bệnh.

Điều này càng trở nên cấp thiết khi nguy cơ biến chứng quai bị sưng đau tinh hoàn ở nam giới có thể xảy ra do hoạt động vận động quá mạnh. Nếu không nhận được sự điều trị kịp thời, có thể dẫn tới vô sinh.

Người bệnh quai bị nên nghỉ ngơi nhiều, tránh hoạt động mạnh

Người bệnh quai bị nên nghỉ ngơi nhiều, tránh hoạt động mạnh

Không tự dùng thuốc

Để điều trị bệnh quai bị, người bệnh không nên tự ý sử dụng thuốc tại nhà mà nên đến các cơ sở y tế có bác sĩ chuyên môn để được theo dõi và điều trị. Điều này giúp đề phòng các biến chứng có thể xảy ra và đảm bảo rằng việc điều trị được thực hiện đúng cách.

Hiện nay, chưa có thuốc đặc hiệu để điều trị bệnh quai bị. Tuy nhiên, để việc điều trị có hiệu quả thì ưu tiên áp dụng các nguyên tắc sau: hạn chế vận động, an thần, điều trị chống biến chứng viêm tinh hoàn, buồng trứng, viêm màng não - viêm não, viêm tụy.

Kháng sinh được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ trong trường hợp có bội nhiễm do vi khuẩn. Ở một số trường hợp nặng, có thể sử dụng Globulin miễn dịch kết hợp.

Người bệnh quai bị không nên tự ý dùng thuốc, cần phải có sự chỉ định của bác sĩ

Người bệnh quai bị không nên tự ý dùng thuốc, cần phải có sự chỉ định của bác sĩ

4Lời khuyên cho người bị bệnh

Quai bị là một tình trạng khiến người bệnh rất đau đớn, khó khăn trong việc nhai nuốt làm cơ thể mệt mỏi khó chịu. Do đó, ngoài ăn kiêng những món ăn và các hoạt động gây tình trạng nặng hơn thì người bệnh cần lưu ý một số lời khuyên như sau:

Uống nhiều nước

Người bệnh quai bị không nên dùng nước trái cây mặc dù rất tốt cho cơ thể. Vì đây là thức uống có tính axit nên dễ gây kích ứng tuyến nước bọt mang tai. Do đó nước lọc vẫn nên là sự lựa chọn hàng đầu.

Người bệnh nên uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày để làm giảm nguy cơ mất nước do sốt. Hơn nữa, uống đủ nước là việc thiết yếu để duy trì sức khỏe chung bao gồm việc cân bằng điện giải, điều hòa nhiệt độ, thúc đẩy chuyển hóa, tăng lưu lượng dịch tuần hoàn. [2]

Người bệnh quai bị nên uống nhiều nước để tránh mất nước

Người bệnh quai bị nên uống nhiều nước để tránh mất nước

Chườm ấm hoặc lạnh vùng bị sưng

Chườm ấm hoặc chườm lạnh lên vùng bị sưng đều có thể giúp giảm đau. Tuy nhiên, đối với người bệnh quai bị có biểu hiện bị viêm, sưng và đau thì nên áp dụng phương pháp chườm lạnh.

Khi chườm lạnh, nhiệt độ thấp sẽ làm cho mạch máu ở khu vực tổn thương co lại. Từ đó giảm phản ứng viêm và đau cấp, giảm phù nề rất hiệu quả.

Cách chườm lạnh như sau: Sử dụng một túi chườm lạnh hoặc bọc đá lạnh vào khăn, sau đó áp vào nơi bị sưng, viêm từ 2 - 5 lần/ngày, trong tối đa 5 phút, để tránh bị bỏng lạnh.

Có thể thực hiện chườm lạnh nên vùng bị sưng nóng đỏ do quai bị

Có thể thực hiện chườm lạnh nên vùng bị sưng nóng đỏ do quai bị

Ăn thức ăn nhão hoặc lỏng

Ăn thức ăn dạng lỏng hoặc nhão để tránh phải nhai nhiều, hạn chế ảnh hưởng tới các tuyến mang tai đang bị sưng đau.

Người bệnh nên nghiền nhỏ thức ăn hoặc ăn các món mềm, dễ nhai, dễ nuốt nhưng vẫn giàu dinh dưỡng như cháo, súp, khoai tây nghiền, thịt hầm. [2]

Người bệnh quai bị nên ăn các món ăn mềm, dễ nhai để tránh bị đau vùng viêm

Người bệnh quai bị nên ăn các món ăn mềm, dễ nhai để tránh bị đau vùng viêm

Nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc

Người bệnh quai bị nên cố gắng ngủ đủ giấc (7 - 9 giờ mỗi ngày) để đảm bảo duy trì các hoạt động sinh lý của cơ thể diễn ra bình thường.

Ngoài ra, người bệnh cũng nên hạn chế các hoạt động vận động cường độ cao để cơ thể có thời gian nghỉ ngơi và hồi phục.

Sinh hoạt điều độ giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng chống lại bệnh tật. Đồng thời, ngủ và nghỉ ngơi nhiều hơn sẽ giúp bạn quên đi các triệu chứng khó chịu của bệnh.

Người bệnh quai bị nên ngủ đủ giấc để hạn chế mệt mỏi do phản ứng viêm đau

Người bệnh quai bị nên ngủ đủ giấc để hạn chế mệt mỏi do phản ứng viêm đau

Súc miệng nước muối ấm

Súc miệng với nước muối ấm có thể được sử dụng để giảm viêm nhiễm và làm sạch miệng. Đây là một phương pháp tự nhiên và đơn giản để hỗ trợ quá trình chữa lành khi mắc quai bị hoặc các vấn đề khác liên quan đến miệng. [3]

Cách thực hiện:

Súc miệng với nước muối ấm để loại bớt vi khuẩn gây viêm nhiễm

Súc miệng với nước muối ấm để loại bớt vi khuẩn gây viêm nhiễm

5Lưu ý khi bị quai bị

Khi mắc bệnh quai bị, bạn cần phải lưu ý những điều sau để bảo vệ an toàn cho bản thân và người xung quanh:

Người mắc quai bị tăng thân nhiệt quá cao cần phải đến gặp bác sĩ ngay

Người mắc quai bị tăng thân nhiệt quá cao cần phải đến gặp bác sĩ ngay

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những kiến thức hữu ích về bệnh quai bị kiêng gì và các thực phẩm không nên ăn đối với người bệnh. Nếu bạn cảm thấy bài viết hay và bổ ích, hãy thích và chia sẻ bài viết này nhé!

Link nội dung: https://world-link.edu.vn/quai-bi-phai-kieng-gi-a41783.html