Tụ máu dưới màng cứng: Dấu hiệu, nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị

Tụ máu dưới màng cứng kích thước lớn có thể làm tăng áp lực nội sọ và khiến não bị tổn thương nặng nề. Nếu không sớm phát hiện và chữa trị kịp thời, người bị máu tụ dưới màng cứng có thể đối mặt nguy cơ tử vong. Tụ máu dưới màng cứng là một trong những tình trạng tổn thương não nguy hiểm. Tùy thuộc vào kích thước và vị trí hình thành mà khối máu tụ dưới màng cứng có thể phát triển triệu chứng sớm hoặc muộn, nhẹ hoặc nghiêm trọng. Vậy, tụ máu dưới màng cứng là gì? Nguyên nhân do đâu? Dấu hiệu nhận biết và điều trị ra sao?

tụ máu dưới màng cứng

Tụ máu dưới màng cứng là gì?

Tụ máu dưới màng cứng là hiện tượng hình thành khối máu tụ ở trong khoang dưới màng cứng. Khối máu tụ được hình thành khi các mạch máu ở gần hoặc trong khoang dưới màng cứng bị rách, vỡ và chảy máu do nhiều nguyên nhân (như do chấn thương vùng đầu…).

Máu tụ dưới màng cứng nằm bên ngoài mô não thế nhưng khi khối máu tụ có kích thước lớn sẽ gây chèn ép và làm tăng áp lực nội sọ. Áp lực nội sọ tăng cao sẽ gây ra một số triệu chứng như đau đầu dữ dội, buồn nôn, nôn ói, ù tai, chóng mặt, lú lẫn, yếu liệt một bên hoặc toàn thân…, thậm chí dẫn đến hôn mê và tử vong. (1)

tụ máu dưới màng cứng có thể tử vong
Tụ máu não dưới màng cứng có thể khiến người bệnh tử vong

Phân loại tụ máu dưới màng cứng

Máu tụ dưới màng cứng được phân loại dựa vào mức độ ảnh hưởng và tốc độ phát triển của khối máu tụ. Cụ thể, có 4 loại tụ máu dưới màng cứng phổ biến, bao gồm:

1. Tụ máu dưới màng cứng cấp tính

Tụ máu ở dưới màng cứng cấp tính là tình trạng khối máu tụ được hình thành và gia tăng mức độ ảnh hưởng một cách nhanh chóng. Triệu chứng tụ máu ở dưới màng cứng cấp tính thường biểu hiện sớm, xảy ra trong khoảng vài phút đến vài giờ sau khi bị chấn thương đầu.

Khi đó, nếu không được phát hiện và can thiệp dẫn lưu khối máu tụ kịp thời, người bệnh có thể phải đối mặt với các biến chứng nguy hiểm như hôn mê sâu, yếu liệt, thậm chí tử vong.

Vì vậy, tụ máu ở dưới màng cứng cấp tính là một trong những trường hợp đặc biệt nguy hiểm, có nguy cơ tử vong cao.

2. Tụ máu dưới màng cứng bán cấp tính

Triệu chứng tụ máu bên dưới màng cứng bán cấp tính có thể xảy ra muộn hơn dạng cấp tính, thường trong khoảng thời gian từ vài giờ đến vài ngày, thậm chí là vài tuần (ít gặp) kể từ lúc bị chấn thương đầu. Chính vì triệu chứng đến muộn, nhiều người bệnh có thể chủ quan bỏ qua việc thăm khám và chữa trị khối máu tụ dưới màng cứng khiến bản thân phải đối mặt với các biến chứng nguy hiểm. (2)

3. Tụ máu dưới màng cứng mạn tính

Đây là tình trạng hình thành khối máu tụ ở dưới màng cứng trong thời gian từ 3 tuần trở đi. Người cao tuổi (trên 60 tuổi) dễ bị tụ máu não bên dưới màng cứng mạn tính hơn các đối tượng khác. Bởi vì thể tích não ở người già thường bị suy giảm khiến cho các tĩnh mạch não có xu hướng căng thẳng và có thể bị vỡ chỉ với những va chạm nhẹ. Bên cạnh đó, tình trạng này có xu hướng tiến triển âm thầm, triệu chứng dễ bị nhầm lẫn với các vấn đề thần kinh khác nên người bệnh có thể không được chẩn đoán và chữa trị kịp thời.

tụ máu dưới màng cứng cấp tinh bán cấp tinh mạn tính
Tụ máu não dưới màng cứng bao gồm dạng cấp tính, bán cấp tính và mạn tính

Nguyên nhân máu tụ dưới màng cứng

Mọi tác động gây vỡ các tĩnh mạch ở khoang dưới màng cứng đều có thể dẫn đến tụ máu dưới màng cứng. Dưới đây là một số yếu tố nguy cơ gây tụ máu ở dưới màng cứng phổ biến:

1. Quá trình lão hóa

Sự suy giảm thể tích và chức năng của não bộ ở tuổi già là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng tụ máu não nói chung và tụ máu dưới màng cứng nói riêng. Quá trình lão hóa có thể khiến cho các tĩnh mạch não bị căng tức, mỏng dần và có xu hướng bị rách khi gặp chấn thương đầu dù nhẹ.

Tìm hiểu thêm: Tụ máu não ở người già: Dấu hiệu, nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị.

2. Sử dụng thuốc làm loãng máu

Thuốc làm loãng máu có thể được bác sĩ chỉ định trong phác đồ điều trị các bệnh lý về tim mạch, mạch máu như rung nhĩ, dị tật tim bẩm sinh… Việc sử dụng các loại thuốc làm loãng máu có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng tụ máu ở dưới màng cứng. (3)

Với tác dụng chống đông máu, việc sử dụng lâu dài các loại thuốc này có thể dẫn đến tình trạng xuất huyết trong cơ thể nói chung và xuất huyết tại não bộ nói riêng. Khi đó, chỉ với những va chạm đầu nhẹ, người bệnh vẫn có nguy cơ gặp phải tình trạng tụ máu dưới màng cứng.

3. Lạm dụng bia rượu

Lạm dụng bia, rượu được xem là yếu tố nguy cơ khiến cơ thể dễ hình thành khối máu tụ trong não. Bởi vì, tiêu thụ lượng lớn bia, rượu trong thời gian dài có thể làm tổn thương gan nghiêm trọng. Khi đó, hoạt động sản xuất protein giúp máu đông ở gan có xu hướng bị suy giảm, làm gia tăng nguy cơ xuất huyết. Đồng thời, người nghiện rượu thường không tỉnh táo và có xu hướng dễ bị té ngã gây chấn thương đầu hơn người khác.

4. Bệnh máu khó đông

Đây là một rối loạn chảy máu di truyền khiến cho cơ thể gặp khó khăn trong việc đông máu. Do đó, nếu bị chấn thương, người mắc bệnh máu khó đông có nguy cơ chảy máu không kiểm soát cao hơn người khác.

5. Chấn thương khi chơi thể thao

Một số môn thể thao vận động mạnh có thể khiến cho người chơi dễ bị chấn thương đầu như bóng đá, bóng rổ, bóng chuyền… Do đó, nếu không có biện pháp bảo hộ chuyên biệt, người thường xuyên chơi các môn thể thao cường độ mạnh có thể có nhiều nguy cơ bị tụ máu trong não cao hơn người khác.

6. Rung lắc mạnh vùng đầu

Tác động rung lắc đầu có thể gây xuất huyết và hình thành khối máu tụ trong não, trẻ sơ sinh là đối tượng có nguy cơ cao gặp phải tình trạng này. Cơ vùng cổ ở trẻ sơ sinh chưa được hoàn thiện, vì vậy khi bị rung lắc vùng cổ không đủ khỏe để có thể giữ cân bằng cho đầu. Khi đó, nếu người lớn bế trẻ sai cách, khiến cho đầu bị rung lắc có thể vô tình gây ra tình trạng tụ máu dưới màng cứng ở trẻ.

Triệu chứng tụ máu dưới màng cứng

Dưới đây là một số triệu chứng tụ máu dưới màng cứng phổ biến, người bệnh cần lưu ý để có thể sớm nhận biết và chữa trị kịp thời:

Lưu ý, triệu chứng tụ máu dưới màng cứng ở người cao tuổi thường dễ bị nhầm lẫn với chứng mất trí nhớ ở người già và các bệnh lý thần kinh khác. Vì vậy, người nhà nên quan tâm đến những biểu hiện bất thường ở người lớn tuổi để có thể sớm phát hiện tình trạng tụ máu trong não.

tụ máu dưới màng cứng dễ nhầm với tổn thương não
Triệu chứng máu tụ dưới màng cứng dễ bị nhầm lẫn với các tổn thương não khác

Nếu không được chẩn đoán sớm và can thiệp chữa trị kịp thời, khối máu tụ có thể khiến cho áp lực nội sọ tăng cao dẫn đến các triệu chứng nghiêm trọng hơn, bao gồm:

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Tụ máu dưới màng cứng là tình trạng nguy hiểm cần được chẩn đoán và can thiệp điều trị càng sớm càng tốt. Người bệnh cần được khám và chăm sóc y tế khi có các biểu hiện bất thường như đau đầu, rối loạn ngôn ngữ, yếu liệt một bên người, suy giảm thị lực… Để hạn chế tối đa nguy cơ tụ máu dưới màng cứng, ngay khi có các dấu hiệu nghi ngờ hoặc ngay sau khi xảy ra va đập vùng đầu mọi người cần sớm đến bệnh viện thăm khám.

Máu tụ dưới màng cứng có nguy hiểm không?

Nếu không được chẩn đoán sớm và khối máu tụ lớn, tiên lượng máu tụ dưới màng cứng có thể không khả quan và người bệnh có thể phải đối mặt với các biến chứng nguy hiểm như:

Ngoài ra, khối máu tụ ở não cũng có thể gây ra các biến chứng yếu liệt cơ thể, nhìn mờ, nói khó… Nếu đối tượng bị tụ máu dưới màng cứng là người cao tuổi thì có thể đối mặt với nguy cơ tái phát khối máu tụ trong tương lai. Do đó, dù đã điều trị, người bệnh vẫn cần được theo dõi và chăm sóc chuyên biệt để tránh xảy ra té ngã gây chấn thương vùng đầu, giúp hạn chế nguy cơ tái phát tụ máu ở dưới màng cứng.

Cách chẩn đoán bệnh tụ máu dưới màng cứng

1. Khám lâm sàng

Khi nghi ngờ bản thân có nguy cơ bị tụ máu ở dưới màng cứng, người bệnh cần sớm đến bệnh viện để bác sĩ trực tiếp thăm khám. Tại đây, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng để có thể tìm hiểu về triệu chứng và các vấn đề khác như tiền sử mắc bệnh, thói quen sinh hoạt, những loại thuốc được sử dụng gần đây…

2. Chẩn đoán hình ảnh

Bên cạnh đó, người bệnh có thể được bác sĩ chỉ định thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh như chụp CT não (chụp cắt lớp vi tính), chụp MRI não (chụp cộng hưởng từ)… Dựa vào kết quả của các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh này, bác sĩ có thể xác định được chính xác khối lượng và vị trí máu tụ, từ đó đề ra hướng điều trị phù hợp cho người bệnh.

chụp mri chẩn đoán tụ máu dưới màng cứng
Chụp MRI là một trong những kỹ thuật hỗ trợ bác sĩ chẩn đoán tình trạng tụ máu dưới màng cứng

Cách điều trị tụ máu dưới màng cứng

Việc lựa chọn phương pháp điều trị máu tụ dưới màng cứng phụ thuộc vào các yếu tố như phân loại cấp tính, bán cấp tính hay mạn tính; khối lượng, vị trí, kích thước vùng máu tụ; tình trạng sức khỏe của người bệnh…

1. Điều trị bằng thuốc

Khi tình trạng tụ máu ở dưới màng cứng được phát hiện sớm, khối máu tụ có kích thước tương đối nhỏ và chưa biểu hiện triệu chứng có thể không cần can thiệp phẫu thuật. Thay vào đó, bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị bằng thuốc và theo dõi định kỳ tình trạng sức khỏe của người bệnh. Nếu khối máu tụ dưới màng cứng có kích thước lớn, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ra biến chứng nguy hiểm thì cần được can thiệp phẫu thuật càng sớm càng tốt.

2. Điều trị bằng phẫu thuật

Hiện nay, các kỹ thuật mổ não được áp dụng trong điều trị tụ máu não bao gồm phẫu thuật nội soi, phẫu thuật lỗ khoan và phẫu thuật mở sọ. Ca phẫu thuật điều trị tụ máu não cần được thực hiện tại bệnh viện uy tín, quy tụ đội ngũ bác sĩ giải phẫu thần kinh có chuyên môn cao, kinh nghiệm dày dặn. (4)

Việc chọn lựa nơi điều trị ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả chữa trị tình trạng máu tụ dưới màng cứng. Nếu bạn đang tìm kiếm cơ sở y tế uy tín để thăm khám và điều trị tình trạng tụ máu não cũng như các bệnh lý thần kinh khác thì có thể đến Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh.

Khoa Phẫu thuật Thần kinh, Trung tâm Khoa học Thần Kinh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh là nơi quy tụ đội ngũ bác sĩ giải phẫu thần kinh giàu kinh nghiệm. Nơi đây được đầu tư đầy đủ máy móc, thiết bị y tế hiện đại chuyên dụng cho lĩnh vực thần kinh như hệ thống định vị thần kinh Neuro_Navigation, Robot mổ não Modus V Synaptive ứng dụng trí tuệ nhân tạo, kính vi phẫu ứng dụng chức năng chụp huỳnh quang 3D mới nhất… Với sự hỗ trợ đắc lực từ hệ thống máy móc, công nghệ mổ não hiện đại bậc nhất, quá trình phẫu thuật tụ máu dưới màng cứng mang lại tỷ lệ thành công cao, hạn chế tối đa nguy cơ xảy ra biến chứng.

Cách phòng tránh tụ máu dưới màng cứng

Bảo vệ đầu khỏi nguy cơ bị chấn thương là yếu tố quan trọng giúp phòng tránh tình trạng tụ máu dưới màng cứng hiệu quả. Một số biện pháp giúp hạn chế chấn thương đầu mà mọi người cần áp dụng bao gồm:

Ngoài ra, để phòng tránh tụ máu dưới màng cứng hiệu quả, mỗi người cần:

kiểm tra định kỳ giúp phát hiện máu tụ dưới màng cứng
Kiểm tra sức khỏe định kỳ giúp phát hiện sớm tình trạng máu tụ dưới màng cứng

Để đặt lịch thăm khám, điều trị bệnh tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ:

Link nội dung: https://world-link.edu.vn/khoa-hoc-ngay-nay-co-the-dieu-tri-de-han-che-bieu-hien-cua-benh-di-truyen-nao-duoi-day-a42594.html