Ở Việt Nam hiện nay có rất nhiều loại rau rừng. Đây là loại rau mà nhiều người vẫn thường lầm tưởng rằng không thể chế biến và ăn được. Tuy nhiên, một số loại rau rừng lại có hương vị vô cùng thơm ngon và là đặc trưng của mỗi vùng, địa phương. Dưới đây sẽ là 10+ loại rau rừng phổ biến và độc đáo tại Việt Nam mà có thể bạn chưa biết.
Rau dớn là một loại rau rừng thuộc họ quyết, có kích thước nhỏ hơn cây dương xỉ. Cây này thường mọc ở vùng núi cao, ven bờ suối, khe suối hay ở những nơi có độ ẩm cao. Rau dớn thường nảy chồi vào mùa xuân hạ. Phần ngọn của rau dớn là món ăn yêu thích của đồng bào các dân tộc trên vùng núi.
Ngọn rau dớn có thể chế biến được thành nhiều món khác nhau như xào tỏi, xào lá đu đủ, nấu xanh, làm nộm hay đơn giản là luộc. Trong đó thì rau dớn xào và làm nộm là hai món được ưa chuộng nhất.
Rau dớn sau khi hái về được phơi cho hơi héo, sau đó nhặt và rửa sạch rồi được chế biến thành các món ăn. Đây không chỉ là một nguyên liệu cho các món ăn mà còn là vị thuốc quý, mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Theo đông y thì rau dớn có tính mát, giúp lợi tiểu, chống táo bón.
Đặc biệt ăn rau dớn thường xuyên giúp cơ thể mát mẻ hơn, dễ ngủ, giúp máu lưu thông, giải nhiệt trong những ngày nắng nóng. Chất nhớt của lá có tác dụng nhuận tràng, làm dịu các cơn đau lưng.
Rêu đá là một loại rau thường gặp ở một số tỉnh thuộc Tây Bắc. Đúng như tên gọi thì nó được lấy từ rêu mọc bám trên các tảng đá lớn ở dọc các con suối. Không phải loại rêu nào ở suối cũng có thể ăn được nên việc hái rêu đòi hỏi phải biết chọn lọc kỹ càng cũng như có kiến thức.
Mọi người thường chọn những khúc suối ở đầu nguồn, nơi nước sạch để hái những tảng rêu dài. Rêu sau đó được đập sạch các tạp chất ở ngay suối, và đem về rửa sạch lại nhiều lần nữa.
Rêu đá có thể được thả và nồi nước luộc gà, dùng để xào tỏi hay bọc vào trong lá chuối và nướng trên than hồng. Rêu đá có vị ngọt, thơm đặc trưng. Các món ăn từ loại rau rừng này có tác dụng lưu thông khí huyết, giải độc, mát gan, hạ huyết áp. Đặc biệt, trong những ngày tết thì rêu đá là một món ăn hoàn hảo để giải ngán.
Hiện nay, rêu đá đã trở thành món ăn đặc sản ở nhiều vùng. Nhưng rêu ở quanh khu vực Văn Chấn, Nghĩa Lộ (Yên Bái), Tuần Giáo (Điện Biên) và ở sông Đà Lai Châu là ngon nhất.
Rau tầm bóp là loại rau dại thường mọc nhiều ở các nương rẫy mới được đốt hoặc ở các thửa ruộng, bãi đất hoang. Khi loài cây này được phát hiện là có thể ăn được, thậm chí có hương vị thơm ngon thì nó đã trở thành nguyên liệu yêu thích của nhiều người.
Rau tầm bóp có vị hơi đắng nhưng khi ăn xong sẽ thấy vị ngọt mát ở đầu lưỡi. Nó cũng có thể được chế biến thành đa dạng các món ăn như xào, nấu canh, luộc hay để làm lẩu.
Vì là một loại rau rừng dại nên nó thường mọc và phát triển một cách tự nhiên, không có hóa chất độc hại nên rất lành tính. Rau tầm bóp còn được sử dụng trong điều trị các bệnh về dạ dày, để giải nhiệt và trị mụn nhọt.
Nhắc đến quả cóc, người ta sẽ nghĩ đến ngay loại quả có vị chua với lớp vỏ màu xanh, sần sùi đặc trưng. Và lá cóc chính là lá của cây cóc. Lá cóc rất dễ tìm thấy. Nó mọc dại ở khắp nơi trên đất nước ta. Tuy vậy thì lá cóc ở Tây Ninh lại có hương vị thơm ngon nhất.
Lá cóc có màu xanh, vị thơm và bùi. Nó chứa rất nhiều vitamin C tốt cho sức khỏe. Chính vì vậy, ngoài việc được sử dụng để làm tăng hương vị thì lá cóc còn được biết tới là một thực phẩm giúp giảm cân, giữ dáng, giải nhiệt, giảm mỡ máu và kích thích đường tiêu hóa.
Khi chế biến, người ta sẽ hái lá đột cóc non, và hái cả cọng cùng lá vì cọng non rất giòn, cộng thêm vị chua của lá sẽ tăng thêm phần đậm đà cho món ăn.
Ngoài ra, lá cóc còn được chế biến với nhiều loại thịt, nhưng ngon nhất phải kể đến khi nấu cùng các loại hải sản như các loại cá.
Rau nhái hay còn gọi là rau sao nhái, thường được dùng để ăn sống hoặc làm rau trộn như salad. Lá của rau nhái dù non hay già thì đều mềm và có thể ăn sống được. Lá có hương vị thơm nhẹ như mùi của quả xoài nên rất dễ ăn.
Lá rau nhái thường được người dân ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long sử dụng làm rau sống ăn riêng hoặc ăn chung với các loại rau khác. Rau nhái hay được ăn với cá linh, cá đồng kho, thịt kho hay mắm kho trong các bữa cơm dân dã ở vùng quê. Ngoài ra, nó cũng được dùng để ăn với bánh xèo, làm nộm, gỏi hay làm nhân bánh tráng cuốn, xào, nhúng lẩu,…
Rau nhái được biết tới là loại rau có chứa nhiều vitamin A cùng với hơn 20 chất có tác dụng chống oxy hóa, giúp cải thiện sức khỏe, làm đẹp da hiệu quả.
Quế vị là một trong những loại rau rừng mọc dại rất nhiều ở ven các ao hồ khắp cả nước. Nhưng quế vị ở Tây Ninh và khu vực miền Tây là ăn ngon nhất.
Đây là loại rau khá đặc biệt. Nó có mùi hương xá xị rất mạnh và không thể lẫn với bất kỳ loại rau nào khác. Rau quế vị có thể sử dụng để ăn sống cùng với các loại rau khác hoặc là loại rau không thể thiếu để ăn cùng bánh tráng phơi sương Trảng Bàng hay trong các món cuốn,…
Ngoài việc làm kích thích vị giác thì rau quế vị còn được sử dụng trong đông y như một vị thuốc giúp tăng cường sức khỏe, trị một số bệnh như giảm mức cholesterol, giảm đường trong máu,…
Hoa đu đủ được có vị hơi đắng. Ngoài được sử dụng để chế biến thành các món ăn thì nó còn được sử dụng trong đông y là một vị thuốc dân gian cực kỳ tốt.
Quả đu đủ là loại quả đã quen thuộc với người Việt nhưng không phải ai cũng biết được hoa đu đủ được (loại hoa mọc trên cây đu đủ đực) cũng được sử dụng như một loại thần dược giúp chữa bệnh và chế biến thành các món ăn ngon.
Người dân tộc Thái ở Tây Bắc thường dùng hoa đu đủ đực để làm nộm, xào tạo ra các món ăn có hương vị thơm ngon. Nó thường được trần sơ trước khi chế biến.
Hoa đu đủ đực có vị ngăm ngăm đắng, ngoài chế biến thành món ăn, loài hoa đặc biệt này còn được coi như một vị thuốc dân gian cực tốt.
Hoa ban là loại hoa được ví như linh hồn của vùng núi phía Bắc. Mỗi khi xuân về, hoa ban nở trắng trời, đem đến khung cảnh lãng mạn cho núi rừng và loại hoa này cũng được người dân hái về để chế biến thành các món ăn ngon.
Là và hoa ban đều có thể ăn được và nấu thành các món như xôi, xào, nấu canh hay làm nộm. Hoa ban khi hái về sẽ được trần sơ với nước nóng sau đó đem xào với thịt băm hoặc nấu súp. Loài hoa này khi chế biến có vị bùi, ngọt hương thơm nhẹ nhàng. Khi cắn vào cánh hoa sẽ cảm nhận được vị giòn sần sật ngon miệng.
Lá trâm ổi từ lâu đã được người dân ở miền Nam coi như một vị thuốc quý. Là được sử dụng để đắp các vết thương bên ngoài, vết ghẻ lở hay được dùng để cầm máu. Rễ của cây dùng để trị sốt lâu ngày không dứt hay các bệnh như quai bị, đau nhức xương cốt, chấn thương.
Lá trâm ổi có vị đắng chát đặc trưng như chuối chát nên tạo ra một hương vị vô cùng lạ miệng.
Rau đọt choại là loại cây thân leo, ưa ẩm ướt và có vảy hơi thưa. Đọt choại non thường mọc từ gốc cây với hình dạng uốn cong, và cuốn chặt nhiều vòng bên dưới thân cây.
Rau đọt choại thường được chế biến thành nhiều món ăn như luộc chấm nước mắm, chồi non được ăn sống, hay xào với thịt, làm lẩu, nấu canh chua.
Thêm một loại rau rừng có hương vị thơm ngon và vô cùng quen thuộc mà có thể bạn không ngờ tới chính là lá mận. Giống như xoài thì mận là loại quả cực kỳ phổ biến ở nước ta. Nhưng loại cây này không chỉ được trồng để lấy quả mà người ta còn dùng lá mận non để làm rau ăn kèm.
Lá mận non khi hái về được dùng để ăn với các món ăn như bánh xèo, bánh tráng. Nó có vị chua, chát nhẹ khi ăn cùng các món khác sẽ tạo ra mùi thơm và giúp kích thích vị giác.
Cây săng máu là loại cây ưa ẩm ướt với thân thẳng cùng tán lá rộng thành nhiều tầng dày và to. Lá của cây săng máu có vị chát nhẹ và thường được dùng làm rau sống ăn kèm các loại rau khác trong món bánh tráng cuốn thịt heo.
Trên đây là 10+ loại rau rừng độc đáo, có hương vị thơm ngon mà không phải ai cũng biết. Hy vọng qua đây, bạn sẽ biết thêm về nhiều loại rau đặc trưng của Việt Nam.
Link nội dung: https://world-link.edu.vn/rau-rung-gom-nhung-loai-nao-a42879.html