TOP 30 câu hỏi phỏng vấn thường gặp nhất ứng viên cần biết

Phỏng vấn tuyển dụng là một cơ hội tuyệt vời để bạn có cơ hội gia nhập vào một doanh nghiệp, tổ chức. Chính vì vậy, việc chuẩn bị và tự trả lời các câu hỏi phỏng vấn sẽ giúp ứng viên tự tin hơn khi bước vào vòng phỏng vấn quan trọng. Những câu hỏi này có thể đã rất quen thuộc với nhiều người, song việc có được câu trả lời khôn khéo lại không dễ dàng. Dưới đây là tổng hợp "Top 30 các câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn" bạn có thể tham khảo để tự tin trả lời, ghi điểm với nhà tuyển dụng.

Các câu hỏi phỏng vấn thường gặp
Tổng hợp 30 câu hỏi phỏng vấn thường gặp nhất

Hãy giới thiệu về bản thân bạn?

Câu hỏi giới thiệu bản là một trong những câu hỏi nhà tuyển dụng hay hỏi nhất. Cách trả lời phỏng vấn là bạn cần giới thiệu bản thân một cách ngắn gọn, trong khoảng 5 - 6 câu. Các yếu tố nên có trong lời giới thiệu bản thân khi phỏng vấn bao gồm:

Danh tính

Năng lực liên quan đến công việc

Định hướng trong công việc mới

  • Nêu đầy đủ và chính xác họ tên của mình.
  • Tuyệt đối không sử dụng nickname vì những tên này thiếu chuyên nghiệp
  • Vắn tắt về quá trình học tập, làm việc trước đây.
  • Hãy chọn lọc và trình bày về năng lực mà bạn tự tin nhất (kiến thức từng học, kỹ năng cứng và mềm)

Bày tỏ rõ nguyện vọng bước vào lĩnh vực muốn hoạt động hay kiến thức muốn học hỏi ở công việc mới để nhà tuyển dụng thấy quyết tâm của ứng viên.

Ví dụ: "Tôi là Nguyễn Văn A, đã có 3 năm kinh nghiệm với vị trí Business Analyst tại công ty X. Tại đây, tôi đã lãnh đạo một dự án chuyển đổi tất cả dữ liệu hoạt động sang một hệ thống kho dữ liệu mới để giảm chi phí. Giải pháp mới đã giúp doanh nghiệp tiết kiệm lên đến $200,000 hàng năm."

>>> Xem thêm: Hướng dẫn cách giới thiệu bản thân khi phỏng vấn dễ trúng tuyển

Phong-van-tuyen-dung-la-mot-co-hoi-tuyet-voi-de-co-co-hoi-gia-nhap-vao-mot-doanh-nghiep-to-chuc
Phỏng vấn tuyển dụng là một cơ hội tuyệt vời để có cơ hội gia nhập vào một doanh nghiệp, tổ chức

Mục tiêu nghề nghiệp của bạn là gì?

Cách trả lời câu hỏi phỏng vấn này là bạn cần xác định rõ định hướng nghề nghiệp của mình là gì, đồng thời nói ra mục đích cuối cùng mà bản thân muốn hướng tới ra sao.

Định hướng nghề nghiệp đưa ra cần thực tế, liên quan trực tiếp tới doanh nghiệp và công việc đang ứng tuyển kèm lý do. Chẳng hạn như: "Tôi muốn phát triển hơn nữa các kỹ năng chuyên môn cho công việc này. Tôi xác định đây là công việc yêu thích và muốn gắn bó lâu dài".

Ví dụ về mục tiêu nghề nghiệp của nhân viên Business Analyst: "Trong vòng 12 tháng, tôi sẽ nâng cao kỹ năng phân tích dữ liệu của mình bằng cách hoàn thành ít nhất 3 khóa học chuyên sâu, và sử dụng kiến thức mới để cải thiện hiệu suất phân tích dự án công ty, nhằm đạt được tăng trưởng doanh thu ít nhất 5%"

Vì sao bạn nghỉ việc ở công ty cũ?

Đây là một trong các câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn và có thể gây khó khăn cho bạn. Vì vậy, hãy đưa ra câu trả lời mà không ảnh hưởng gì đến kết quả phỏng vấn:

Một số yếu tố khách quan như: "Muốn tìm việc gần nhà hơn, lương ở công ty cũ thấp", v.v.. vẫn có thể được chấp nhận được.

>>> Xem thêm: Tổng hợp 5 lý do nghỉ việc thuyết phục nhất bạn cần biết

Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn
Các câu hỏi phỏng vấn và trả lời phỏng vấn chuyên nghiệp

Điểm mạnh của bạn là gì?

Hãy chuẩn bị trước một vài thế mạnh cho mình. Các thế mạnh này phải gắn liền với công việc đang ứng tuyển. Chú ý nhấn mạnh vào các thế mạnh thật sự nổi bật, hiệu quả đã đem lại trong công việc thông qua các dẫn chứng cụ thể.

Ví dụ: "Điểm mạnh lớn nhất của tôi với vai trò Business Analyst là khả năng phân tích dữ liệu một cách chính xác và hiệu quả. Tôi đã từng tham gia vào nhiều dự án và đã có kinh nghiệm làm việc với các công cụ phân tích dữ liệu như SQL, Excel và Tableau."

Để xác định rõ điểm mạnh của bản thân bạn có thể dùng công cụ trắc nghiệm tính cách MBTI của TopCV. Bài test sẽ chỉ ra nhóm tính cách của bạn và những công việc phù hợp. Từ đó bạn sẽ biết cách trình bày những điểm mạnh của mình phù hợp với công việc nhất, tăng tỷ lệ trúng tuyển.

Test tính cách ngay

Điểm yếu của bạn là gì?

Với câu hỏi phỏng vấn này, bạn nên khéo léo thừa nhận điểm yếu của mình và đưa ra những giải pháp, cách thức bản thân đã làm để khắc phục điểm yếu đó.

Ví dụ:

Chú ý, các điểm yếu đưa ra không nên ảnh hưởng trực tiếp tới công việc đang ứng tuyển.

Sở trường của bạn là gì?

Muốn ghi điểm với nhà tuyển dụng ngay từ câu hỏi phỏng vấn xin việc, bạn hãy mô tả sở trường đã có ở vị trí gần nhất với công việc đang ứng tuyển. Cụ thể:

Ví dụ: "Sở trường của tôi là khả năng giao tiếp và trình bày. Khi phân tích dữ liệu, tôi nhận thức được tầm quan trọng của việc truyền đạt thông tin một cách rõ ràng cho các bên liên quan. Sau khi hoàn thành bất kỳ dự án nào, tôi sẽ tổ chức một buổi thuyết trình trước ban lãnh đạo, giải thích rõ ràng về phân tích và đề xuất của tôi, giúp dự án nhận được sự hỗ trợ và cam kết từ ban lãnh đạo."

Muon-ghi-diem-voi-nha-tuyen-dung-ban-hay-mo-ta-so-truong-da-co-o-vi-tri-gan-nhat-voi-cong-viec-dang-ung-tuyen
Muốn ghi điểm với nhà tuyển dụng, bạn hãy mô tả sở trường đã có ở vị trí gần nhất với công việc đang ứng tuyển

Bạn biết gì về công ty chúng tôi?

Trong những câu hỏi mà nhà tuyển dụng hay hỏi không thể thiếu câu hỏi về công ty. Vậy nên trước khi đến buổi phỏng vấn, bạn nên tìm hiểu về công ty mà mình đang ứng tuyển. Hãy trả lời phỏng vấn xin việc cho câu hỏi này bằng cách đề cấp đến: Nguồn gốc của công ty; các hoạt động hiện tại và mục tiêu của họ trong tương lai.

Ví dụ: "Qua tìm hiểu, tôi được biết Công ty ABC thành lập năm 1998 và đến nay đã khẳng định được vị trí trong top 10 doanh nghiệp thiết kế nội thất uy tín và chất lượng tại khu vực miền Bắc. Công ty nổi tiếng với dự án thiết kế X, mang đến một không gian sang trọng và hiện đại. Ngay sau khi trực tiếp khám phá dự án này tôi thực sự ấn tượng với cách thiết kế cũng như phối màu, rất độc đáo và thu hút. Dự án này cho thấy sự sáng tạo và cam kết với chất lượng.

Ngoài ra, văn hóa công ty, tập trung vào con người và khai phá tiềm năng con người cũng là điều khiến tôi cảm thấy rất phấn khích. Tôi tin rằng giá trị và sứ mệnh của quý công ty cùng với kế hoạch phát triển trong tương lai sẽ làm nên một môi trường làm việc lý tưởng, giúp tôi có thể đóng góp và phát triển cùng công ty."

Tại sao bạn lại ứng tuyển vị trí này?

Lý do ứng tuyển vị trí là một trong các câu hỏi phỏng vấn thường gặp. Mục đích khi đưa ra câu hỏi trong list câu hỏi phỏng vấn là nhà tuyển dụng muốn biết ứng viên có tìm hiểu rõ về công việc đang ứng tuyển hay không.

Bạn đề cập đến kinh nghiệm ở một vị trí tương đương. Thể hiện đam mê và sự cầu tiến trong nghề nghiệp mà bạn đang theo đuổi. Cuối cùng, bạn hãy khẳng định năng lực của mình hoàn toàn phù hợp với vị trí đang ứng tuyển.

Ví dụ: "Ngay từ khi còn ngồi trên ghế giảng đường, tôi đã đặt ra mục tiêu sẽ trở thành một Chuyên viên Marketing xuất sắc, giỏi về chuyên môn và vững về kinh nghiệm. Tôi ứng tuyển vị trí Nhân viên marketing tại quý công ty chính là bước đi đầu tiên để tôi có thể tích lũy nhiều kiến thức cho mình và đạt được mục tiêu đã đề ra. Tôi tin rằng môi trường làm việc năng động, chuyên nghiệp và đầy sáng tạo của quý công ty sẽ giúp tôi từng bước trau dồi kỹ năng của mình để tự tin thực hiện các kế hoạch marketing từ quy mô vừa đến lớn."

những câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn
Những câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn và cách trả lời

Tại sao chúng tôi nên tuyển bạn?

Ở câu hỏi phỏng vấn xin việc này, có 2 yếu tố bạn cần đảm bảo cho câu trả lời:

Tốt hơn hết hãy kể câu chuyện tập trung vào một kỹ năng đặc biệt, phù hợp với yêu cầu của vị trí ứng tuyển. Đừng quên lồng ghép số liệu, thành tích để tăng tính thuyết phục.

Câu trả lời gợi ý:

"Với kỹ năng tư năng, sáng tạo cùng kinh nghiệm 2 năm làm việc trong ngành marketing, tôi tự tin rằng mình có thể đóng góp tích cực cho vị trí Nhân viên marketing. Sự thành công trong dự án X mà tôi đã thực hiện tại công ty cũ với thành tích gia tăng doanh số 20% so với KPIs đề ra là minh chứng về khả năng áp dụng kiến thức và kỹ năng của bản thân để đạt được kết quả cụ thể.

Hơn nữa, tôi đánh giá cao giá trị và văn hóa tại quý công tin, tôi tin rằng thái độ làm việc tích cực và sẵn lòng học hỏi của mình sẽ giúp bản thân hòa nhập nhanh chóng vào đội ngũ. Tôi hứng thú với cơ hội phát triển chuyên môn cũng như cá nhân trong một môi trường đầy thách thức và hỗ trợ như tại quý công ty. Cuối cùng, tôi mong muốn không chỉ thực hiện công việc mà còn đóng góp vào sự phát triển bền vững của công ty".

Bạn đã từng làm công việc này chưa?

Đây là câu hỏi phỏng vấn xin việc mà nhà tuyển dụng vốn đã biết trước câu trả lời. Nhưng cách bạn trả lời ảnh hưởng lớn tới kết quả buổi phỏng vấn.

Vì thế, bạn hãy tập trung vào những phẩm chất riêng biệt cho thấy sự phù hợp của bản thân với công việc. Điều này giúp nhà tuyển dụng cân nhắc và trao cơ hội dẫu bạn chưa từng hoặc ít kinh nghiệm làm việc này.

Bạn có ngại làm thêm giờ?

Các câu hỏi tuyển dụng về làm thêm giờ để đánh giá về tinh thần trách nhiệm của ứng viên. Vậy nên cách trả lời phỏng vấn xin việc chuyên nghiệp, ấn tượng cần đảm bảo các nguyên tắc sau:

những câu hỏi mà nhà tuyển dụng hay hỏi
Những câu hỏi mà nhà tuyển dụng hay hỏi trong phỏng vấn

Bạn không hài lòng điều gì ở sếp cũ?

Bạn không nên nhắc đến những điều tiêu cực. Hãy nhấn mạnh vào những gì sếp cũ đã làm cho công ty, các kiến thức và kỹ năng mà bạn đã học hỏi được từ vị sếp đó.

Nếu có bất đồng quan điểm lớn, bạn nên cố gắng giảm nhẹ xuống mức độ thấp nhất. Nên làm sao để mọi thứ nhẹ nhàng và nêu ra hướng giải quyết của 2 bên lúc đó.

Mức lương ở công ty cũ của bạn là bao nhiêu?

Kinh nghiệm phỏng vấn khi trả lời mức lương ở công ty cũ là:

list câu hỏi phỏng vấn
Tham khảo list câu hỏi phỏng vấn do TopCV cung cấp để có sự chuẩn bị tốt nhất

Bạn mong muốn mức lương bao nhiêu?

Để trả lời các câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn này, bạn nên tìm hiểu trước về mức lương chung cho vị trí cũng như mức độ kinh nghiệm của mình. Từ đó, bạn sẽ dung hòa để đưa ra mức lương không quá cao nhưng không phải thấp, đủ để thấy được giá trị bản thân.

Ngoài mức lương, bạn nên trao đổi thẳng thắn về các quyền lợi bảo hiểm xã hội, phụ cấp xăng, ăn uống; chế độ nghỉ thai sản, v.vv.. rõ ràng và cụ thể.

Bạn cũng nên hiểu rõ về lương Gross - Net, cách tính lương Gross sang Net và ngược lại để deal được mức lương đúng với mong muốn của bản thân nhất. TopCV đang cung cấp công cụ tính lương Gross - Net theo chuẩn 2024 mới nhất, click ngay để truy cập!

Tính lương GROSS - NET

>>> Xem thêm: Bỏ túi cách deal lương khéo léo, hiệu quả khi phỏng vấn

Ngoài thời gian làm việc, bạn có sở thích hay đam mê gì không?

Bạn có thể đưa ra một vài sở thích, hoạt động lành mạnh. Đặc biệt, các sở thích này cần thể hiện được các kỹ năng mà công việc yêu cầu. Việc bạn làm gì khi rảnh rỗi cũng cần liên quan tới các thông tin có trong CV xin việc.

Bạn dự định làm cho công ty trong bao lâu?

Kế hoạch nào cũng có thể thay đổi vào phút chót. Vì thế, bạn hãy đưa ra câu trả lời tích cực, thể hiện nhiệt huyết của mình với công ty và vị trí ứng tuyển, sẽ rất vui nếu như được tạo điều kiện làm việc lâu dài.

Ví dụ: Tôi đã nghe nói về sự tăng trưởng ổn định của công ty. Các yêu cầu cho vị trí này cũng rất phù hợp với trình độ và kinh nghiệm của tôi. Tôi mong muốn được làm việc và cống hiến cho công ty lâu nhất có thể.

những câu hỏi khi đi phỏng vấn
Tham khảo bộ câu hỏi phỏng vấn chi tiết nhất để biết cách trả lời và dễ trúng tuyển

Nếu chúng tôi không chọn bạn, bạn nghĩ gì?

Hãy tự tin vào bản thân rằng cho dù không được trúng tuyển, bạn cũng vẫn sẽ vui vẻ chấp nhận.

Bởi điều đó không có nghĩa là bạn không giỏi mà có thể do không phù hợp. Hãy nhấn mạnh, bạn đã có cơ hội trao đổi, học hỏi nhiều điều sau buổi phỏng vấn.

Triết lý trong công việc của bạn?

Trong list câu hỏi phỏng vấn, câu hỏi về triết lý cũng khiến nhiều ứng viên lúng túng. Tuy nhiên bạn hãy bình tĩnh đưa ra tuyên bố rõ ràng về con người của mình, cách bạn áp dụng điều đó vào công việc để mang tới những giá trị cho tập thể, công ty.

Điều gì quan trọng hơn đối với bạn: Công việc hay tiền?

Cả 2 đều quan trọng nên bạn sẽ cần cân bằng 2 yếu tố đó. Câu trả lời tốt nhất là: "Tiền và công việc luôn song hành với nhau. Tôi tin khi mình làm việc chăm chỉ, gặt hái được thành công tiền sẽ tự động chạy tới. Vì vậy, công việc và tiền bạc đều quan trọng".

Khả năng chịu áp lực công việc của bạn thế nào?

Để tránh bị "vặn", bạn nên trả lời theo hướng "áp lực ở mức độ phù hợp mang lại hiệu quả tối đa". Bạn nên cho biết, mình có thể làm việc có áp lực, miễn là mang lại hiệu quả công việc. Đưa ra ví dụ cụ thể về công việc trước đó là điểm cộng.

Bạn làm thế nào để hoàn thành công việc đúng thời hạn?

Bạn nên khẳng định, bản thân luôn biết cách quản lý công việc thông qua việc chủ động lên kế hoạch, báo cáo và theo dõi tiến độ công việc. Nhấn mạnh thêm tầm nhìn và cam kết của bạn về chất lượng và tiến độ công việc.

Ví dụ: Tôi luôn phân bổ thời gian và tập trung tối đa khi làm việc. Đây là cách giúp tôi hoàn thành tốt các mục tiêu theo đúng tiến độ.

Ban-nen-khang-dinh-ban-than-luon-biet-cach-quan-ly-cong-viec
Bạn nên khẳng định, bản thân luôn biết cách quản lý công việc

Bạn mong muốn làm việc với người sếp như thế nào?

Bạn không cần trả lời chi tiết. Cứ thành thật chia sẻ kỳ vọng của bản thân về một lãnh đạo có "tâm" và có "tầm".Chú ý, hãy đưa ra những tính cách mà sếp thường có, đừng quá xa vời. Ví dụ: Tài giỏi, tế nhị, công bằng, biết khuyến khích nhân viên làm việc.

Nếu sếp của bạn làm sai, bạn sẽ góp ý trực tiếp hay bỏ qua?

Đây là câu hỏi phỏng vấn xin việc khá khó để trả lời. Bạn hãy thẳng thắn trả lời sẽ lựa chọn thời điểm thích hợp để trao đổi trực tiếp, thẳng thắn với sếp. Nhấn mạnh mục đích chung nhằm hướng tới lợi ích của tập thể.

Ví dụ: Nếu cấp trên làm sai, tôi sẽ tế nhị, đợi sau cuộc họp liên lạc riêng với sếp qua email hoặc gặp trực tiếp để xác nhận thông tin và đề xuất biện pháp khắc phục. Mong muốn của tôi là công ty được phát triển. Điều đó có lợi cho tất cả mọi người.

Bạn nghĩ sao về việc phải đi công tác?

Với vấn đề đi công tác, hoặc là đi được, hoặc là không, bạn không thể lấp liếm trong quá trình làm việc như một số câu hỏi khác.

Làm sao công ty tuyển dụng bạn khi bạn chưa có kinh nghiệm?

Hãy mô tả những kỹ năng bạn có phù hợp với công việc bằng sự tự tin nhất định là cách trả lời phỏng vấn khôn khéo. Đưa ra một vài vị trí bạn đã từng làm giúp ích cho công việc đang ứng tuyển, bao gồm cả vị trí từng đảm nhiệm khi làm thêm, thực tập sinh hay khi còn đi học.

Bạn sắp xếp thời gian để tới buổi phỏng vấn này thế nào?

Đây cũng là một trong những câu hỏi khi phỏng vấn thường làm khó ứng viên. Câu trả lời hay nhất là bạn đến buổi phỏng vấn trong giờ nghỉ giải lao. Giải thích rằng bạn luôn đặt công việc của mình lên đầu và đến phỏng vấn trước hoặc sau giờ làm việc hay trong thời gian nghỉ cá nhân.

Bạn còn ứng tuyển cho công ty nào nữa không?

Cách trả lời phỏng vấn xin việc là bạn nên thành thật về tình trạng tìm kiếm việc làm của mình. Chỉ nên liệt kê những công ty liên quan đến công việc đang ứng tuyển.

Và thay vì nói về ưu tiên của bạn trong các lựa chọn đó, bạn có thể nói về tình trạng ứng tuyển (bạn đã phỏng vấn và đang chờ kết quả phỏng vấn ở những đâu).

Hay-mo-ta-nhung-ky-nang-ban-co-phu-hop-voi-cong-viec-bang-su-tu-tin-nhat-dinh
Hãy mô tả những kỹ năng bạn có phù hợp với công việc bằng sự tự tin nhất định

Hãy kể về thành công/thất bại của mình?

Bạn sẽ làm gì khi hết giờ nhưng các nhân viên khác vẫn chưa ra về?

Đây cũng là một trong những câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn xem xét thái độ ứng xử của ứng viên. Hãy trả lời rằng: Trước tiên, bạn muốn tìm hiểu lý do họ về muộn.

Bạn có câu hỏi gì dành cho chúng tôi không?

Đừng quá căng thẳng về câu hỏi phỏng vấn này. Bạn nên tìm hiểu trước về công ty và chuẩn bị cách đặt câu hỏi phỏng vấn cho nhà tuyển dụng như: Quy trình làm việc thế nào, báo cáo công việc cho ai, môi trường văn hóa làm việc ra sao, v.vv..

Phỏng vấn xin việc chính là cơ hội để bạn chứng tỏ bạn trước các nhà tuyển dụng nhằm tăng khả năng được nhận vào vị trí công việc mong muốn. Để có cơ hội đến với vòng phỏng vấn và chuẩn bị các câu hỏi phỏng vấn, bạn cần có cho mình bản CV xin việc hoàn chỉnh.

TopCV cung cấp cho ứng viên các mẫu CV miễn phí phù hợp với từng ngành nghề, số năm kinh nghiệm. Từ kho CV mẫu khổng lồ và độc quyền, bạn dễ dàng chọn được mẫu CV miễn phí mà mình ưng ý nhất và tiến hành tự thiết kế CV nhanh chóng - dễ dàng - đúng mục đích.

Tạo CV ngay

Hệ thống việc làm của TopCV còn cung cấp cho bạn những cơ hội nghề nghiệp phù hợp. Với hơn 500 đầu việc trên mọi lĩnh vực nghề nghiệp được cập nhật liên tục mỗi ngày, bạn dễ dàng tìm thấy công việc phù hợp cho mình.

Tìm việc ngay

Trên đây là TOP 30 câu hỏi phỏng vấn thường gặp nhất mà các ứng viên cần biết. Hi vọng qua bài viết, bạn biết thêm các cách trả lời phỏng vấn sao cho khéo léo và hợp lý nhất. Ngay từ bây giờ, bạn hãy truy cập vào TopCV, tạo CV online để gia tăng cơ hội tham gia phỏng vấn nhé!

Link nội dung: https://world-link.edu.vn/hai-che-do-thuong-dung-de-lam-viec-voi-mau-hoi-la-a44149.html