Thụy Sĩ là một trong nhữ địa điểm du lịch nổi tiếng trên thế giới. Kết tinh vẻ đẹp đặc sắc của cảnh quan thiên nhiên hòa cùng nét văn hóa độc đáo của cuộc sống hiện đại, Thụy Sĩ đã hình thành cho mình nhiều điểm đến tuyệt vời mà bất kì trái tim yêu khám phá nào cũng mong ước được một lần đặt chân đến. Du lịch Thụy Sĩ nổi tiếng với những ngọn núi quanh năm phủ đầy tuyết trắng, những thảo nguyên bạt ngàn xanh mướt hay cá tính yên ả từ những mặt hồ trong veo cùng vô vàn kiệt tác kiến trúc mang đường nét Gothic đáng kinh ngạc. Hòa vào dòng chảy của Thụy Sĩ, trong bài viết này Toidi sẽ mang đến cho bạn những thông tin đáng giá về địa điểm du lịch đặc biệt này khi ghé thăm Châu Âu nhé!
Thụy Sĩ hay còn gọi là Liên bang Thụy Sĩ là một nước thuộc chế độ cộng hòa liên bang tại Châu Âu. Với tổng diện tích 41.285 km2 nằm tại khu vực Tây-Trung Âu là lãnh thổ có vị trí không giáp biển. Phía Đông Thụy Sĩ được bao bọc bởi Áo và Liechtenstein. Phía Tây giáp với Pháp. Phía Nam và Phía Bắc lần lượt giáp với hai quốc gia Ý và Đức. Tuy chỉ chiếm một diện tích nhỏ và dân số không quá đông nhưng Thụy Sĩ lại là quốc gia có sự đa dạng lớn về cảnh quan cũng như đặc sắc văn hóa riêng.
Dưới đây là một vài thông tin tổng hợp về Thụy Sĩ mà bạn cần biết:
Lịch sử Thụy Sĩ bắt nguồn từ giai đoạn sơ khai với sự xuất hiện của các thổ dân và bộ lạc săn bắt hái lượm quanh những vùng đất cạnh dãy núi Alps. Với sự định cư của các bộ lạc Celtic tại các vùng trũng nhiều hồ nước vào từ 3800 năm TCN và những người Raetians sinh sống tại các vùng phía Đông, phía Tây lại là sự xuất hiện và xâm chiếm bởi người Helvetii. Giai đoạn đầu Thụy Sĩ đã gắn liền với nền văn hóa Alpine và chịu sự cai trị của La Mã từ thế kỉ I TCN. Trong thời kì trung cổ, dưới sự ảnh hưởng lớn từ Đức, nền văn hóa Gallo và La Mã đã được hợp nhất, vùng đất phía Đông Thụy Sĩ trở thành lãnh thổ thuộc Đức. Bắt đầu từ thế kỉ thứ VI các vùng của Thụy Sĩ đã hợp nhất vào một đế chế là Frankish. Tại thời kì này, phần lãnh thổ phía Đông trở thành một phần của công quốc Swabia và phía tây thuộc một phần của Burgundy.
Liên bang Thụy Sĩ Cổ trong thời kì trung cổ cuối đã thiết lập độc quyền với Habsburg và công quốc Burgundy. Trong cuộc chiến tranh Italia, Liên bang này đã giành được lãnh thổ phía Nam dãy Alps từ công quốc Mian. Khi phong trào cải cách Thụy Sĩ diễn ra vào năm 1523 đã xảy ra sự xung đột nội bộ giữa 13 bang trong thời kì cận đại. Trong suốt giai đoạn 30 năm chiến tranh Châu Âu diễn ra khốc liệt, Thụy Sĩ vẫn là một ốc đảo hòa bình và thịnh vượng khi nhận được sự che chở của tất cả các cường quốc, không để quốc gia có lực lượng lính đánh thuê chủ lực này rơi vào tay đối thủ một cách bất lực.
Thụy Sĩ bị Pháp xâm lược vào năm 1798 và được cải tổ thành một đồng minh với tên gọi Cộng hòa Helvetic (1798-1803). Những cuộc kháng chiến kể từ đó diễn ra mạnh mẽ. Cho đến năm 1803, quốc gia này đã khôi phục chủ quyền là một Liên bang sau Đạo luật hòa giải của Napoleon. Tuy nhiên trong thời gian không lâu ngay sau đó khi kết thúc thời kì Napoleon, Liên bang Thụy Sĩ lúc bấy giờ đã rơi vào giai đoạn khủng hoảng, đỉnh điểm là cuộc nội chiến diễn ra vào năm 1847 và dẫn đến sự hình thành hiến pháp liên bang vào 1848.
Trải qua giai đoạn lịch sử thăng trầm, từ những năm 1848, Thụy Sĩ đã trở thành một trong những nước thành công và thịnh vượng nhất. Công nghiệp hóa diễn ra sớm đã chuyển đổi tính chất của một nền kinh tế truyền thống hình thành một ngành công nghiệp và mang danh là quốc gia trung lập trong các chiến tranh thế giới. Vào giữa thế kỉ XIX, các ngành công nghiệp bắt đầu phát triển, Thụy Sĩ nổi lên như một lãnh thổ cường thịnh nhất Châu Âu. Thực tế đó cũng đã nhấn mạnh rằng Thụy Sĩ là một trong những nền kinh tế ổn định nhất trên toàn thế giới. Cho dù các cuộc chiến tranh thế giới diễn ra đẫm máu nhưng Thụy Sĩ vẫn ổn định được tình hình của mình. Dưới sự lãnh đạo của vị tướng Henri Guisan, quân đội Thụy Sĩ đã huy động lực lượng chống lại mọi quân xâm lược. Nước này đã duy trì được tính độc lập và trung lập của mình thông qua sự kết hợp giữ răn đe quân sự, nhượng bộ kinh tế và các cuộc chiến lớn đã trì hoãn được quá trình xâm lược.
Năm 1963, Thuỵ Sĩ tham gia Hội đồng Châu Âu và vào năm 1979, các phần của Berm giành được độc lập, hình thành bang mới là Jura. Thụy Sĩ tuy không phải là nước thành viên của EU nhưng đã có nhiều hoạt động giúp đỡ để giảm bớt liên quan cho đất nước trung lập. Năm 2005, Thụy Sĩ đã đồng ý tham gia vào khối Schengen và hiệp định Dublin qua việc bỏ phiếu phổ thông.
Nằm trong khoảng vĩ tuyến 45-48 độ Bắc và kinh tuyến 5-11 độ Đông, Thụy Sĩ trải dài qua dãy Alpes, nơi chiếm 60% diện tích toàn quốc gia. Nơi đây có sự đa dạng về cảnh quan và khí hậu với các địa hình núi non, thảo nguyên cùng những cánh rừng bạt ngàn.
Khu vực này có ba dạng khu vực địa hình cơ bản: Gồm Dãy Alpes - dãy núi cao chạy dọc trung-nam, cao nguyên Thụy Sĩ (cao nguyên trung tâm) và dãy Jura nằm về phía Tây. Đa số dân cư tập trung chủ yếu trên các cao nguyên. Tại các dãy núi Alpes còn có thêm nhiều sông là đầu nguồn của nhiều sông lớn như Rhine, Inn, Ticino, Rhone… Thụy Sĩ có khoảng 6% các hồ và sông băng, có trên 1500 hồ nước chứa tổng số 6% nguồn tài nguyên nước ngọt của Châu Âu. Lãnh thổ địa lí nơi đây được ghi lại với 48 dãy núi cao từ 4.000 mét trở lên so với mực nước biển. Trong đó có dãy Monte Rosa (4.634m) cao nhất và dãy Matterhorn (4.478m) nổi tiếng nhất Thụy Sĩ. Phần cao nguyên đông dân nhất của đất nước này nằm tại phía Bắc chiếm 30% diện tích. Tại đây có cảnh quan thiên được mở rộng với nhiều đồi núi, cánh rừng cùng các thảo nguyên rộng phục vụ cho việc canh tác của cư dân. Bên cạnh đó, nơi đây còn hội tụ các hồ nước lớn và các thành phố lớn nhất Thụy Sĩ.
Vùng lãnh thổ này nằm trong khu vực khí hậu ôn đới. Bên cạnh những dãy núi cao tuyết phủ, khí hậu Thụy Sĩ thường không ổn định và có sự thay đổi theo năm. Mùa hè Thụy Sĩ thường có nhiệt độ ấm và độ ẩm cao cùng các cơn mưa mùa xuất hiện thích hợp cho việc chăn nuôi và trồng trọt. Mùa đông trên các dãy núi cao thường có độ ẩm thấp và các vùng thấp mang khuynh hướng nghịch ôn không có Mặt Trời trong nhiều tuần. Trong khi đó mùa thu lại là mùa khô hạn nhất.
Thụy Sĩ là một nhà nước liên bang có sự phân chia rõ ràng trong quan hệ giữa các bang với nhau, trong nội bộ từng ban và các quận. Tất cả 20 bang và 6 bán bang Thụy Sĩ đều được bình đẳng với địa vị và quyền hạn như nhau cùng mức độ tự chủ lớn. Mỗi bang hình thành có quốc hội, hiến pháp, chính phủ và tòa án riêng. Nghị viện Thụy Sĩ bao gồm Hội đồng các bang (có 46 đại biểu, được phân chia theo cơ cấu mỗi bang có 2 đại biểu và mỗi bán bang gồm 1 đại biểu) và Hội đồng Quốc gia (gồm 200 thành viên). Trong đó Hội đồng các bang được bầu theo nguyên tắc dân chủ do mỗi bang xác định và Hội đồng Quốc gia được bầu theo một hệ thống đại diện tỉ lệ, tùy theo tình hình dân số mỗi bang. Một điểm nổi bật trong hệ thống chính trị của Thụy Sĩ là quyền dân chủ trực tiếp luôn mở rộng và đi đầu trong các vấn đề của quốc gia với lượt bỏ phiếu cử tri đóng góp vào các vấn đề quan trọng từ 3-4 lần/năm.
Hệ thống chính trị Thụy Sĩ cũng được hình thành theo mô hình nhà nước phân quyền. Quyền hạn của Nhà nước được phân chia thành ba nhánh độc lập gồm: lập pháp, hành pháp và tư pháp. Quốc hội là cơ quan lập pháp cao nhất của Thụy Sĩ với hai bộ phận gồm Hội đồng Quốc gia (có 200 thành viên) và Hội đồng các Quốc gia (có 46 thành viên). Chính phủ là người điều hành việc thực hiện luật pháp Thụy Sĩ. Nó bao gồm Hội đồng liên bang và Cục quản lý liên bang. Tổng thống liên bang được bầu ra từ 7 thành viên của Hội đồng liên bang và có nhiệm kì trong vòng một năm, đảm nhiệm các chức năng tượng trưng và duy trì là một người đứng đầu cơ quan trong chính quyền. Ngoài ra cơ quan tư pháp thực chất còn được thể hiện qua quyền lực của Tòa án Tối cao liên bang được xem là tòa án cao nhất tại Thụy Sĩ có trụ sở đặt tại Lausanne.
Vấn đề ngoại giao của Thụy Sĩ được thể hiện rõ trong Hiến pháp quốc gia 1999 với năm mục tiêu trong chính sách đối ngoại. Bằng những nguyên tắc được thiết lập phản ánh nghĩa vụ đạo đức của Thụy Sĩ vào việc góp phần vào hòa bình và an thịnh trên thế giới. Chúng được thể hiện rõ nét nhất qua các hoạt động song phương và đa phương, tích cực hỗ trợ các nước đang phát triển, duy trì quan hệ với hầu hết các quốc gia, đặc biệt hơn là tính chất của luật nhân đạo.
Thụy Sĩ thiết lập quan hệ với nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Vào ngày 11/10/1971, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Liên bang Thụy Sĩ đã thiết lập quan hệ ngoại giao với nhau ở cấp Đại sứ. Đại sứ quán Thụy Sĩ đầu tiên được mở tại Hà Nội vào tháng 2/1973 và mở tại Thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 3/1994. Sau khi mở đại sứ quán vào tháng 7/1984 tại Giơ-ne-vơ, Việt Nam đã nâng cấp lên Tổng đại sứ quán vào ngày 15/12/1994. Ngày 28/01/2000, Đại sứ quán tại thủ đô Bern của Việt Nam chính thức được khai trương. Đặc biệt hơn là trong năm 2021 ngoại giao hai nước chạm mốc 50 năm gần gũi với những dấu ấn đặc biệt trong quan hệ Thụy Sĩ-Việt Nam. Trong cuộc họp báo kỉ niệm mối quan hệ hai bên, Đại sứ Sieber cũng khẳng định rằng: Thụy Sĩ là một trong những nước phương Tây đầu tiên thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam, mối quan hệ theo chiều hướng tốt đẹp nhất mà không ai có thể nghĩ đến vào 50 năm trước.
Nằm ở ngã tư của một số nền văn hóa Châu Âu, Thụy Sĩ là quốc gia có nền văn hóa đa dạng với nhiều phong tục truyền thống. Dãy núi Alps đã đóng một vai trò quan trọng không thể thiếu cho sự đa dạng của văn hóa nước này. Mỗi bang Thụy Sĩ lại có những nét đặc sắc và tính chất văn hóa riêng. Mỗi vùng khác nhau sẽ mang những phong tục và truyền thống khác nhau. Không dừng lại ở đó, Thụy Sĩ còn có sự khác biệt về văn hóa trên núi và văn hóa trên các cao nguyên trung tâm. Cũng hoàn toàn có nghĩa là cuộc sống ở thung lũng khác với cuộc sống nơi thành thị. Chính điều đó đã nung đúc nên một nền văn hóa Thụy Sĩ đa dạng.
Với sự giao thoa và ảnh hưởng bởi nền văn hóa đến từ các nước láng giềng như Đức, Anh, Pháp trộn lẫn vào ngôn ngữ đã hình thành tôn giáo riêng cho Thụy Sĩ. Không chỉ đa dạng về truyền thống mà nơi đây còn gắn liền các lễ hội nổi tiếng như Paleo, Lucerne, Jazz Montreux…Bên cạnh đó, quốc gia xinh đẹp này còn đóng góp cho vô số các lĩnh vực nền văn hóa của mình vào kho tàng văn học, nghệ thuật, di sản văn hóa, các công trình kiến trúc, âm nhạc và khoa học…
Nhắc đến Thụy Sĩ, có những biểu tượng từ lâu đã mang nét văn hóa qua nhiều thế kỉ truyền đến bao ngóc ngách toàn cầu như thanh sôcola, vị phô mai, hay tiếng chuông, chiếc dao tiện ích và không thể quên đi chất lượng nổi tiếng của những chiếc đồng hồ rolex sang trọng. Đất nước này là sự lựa chọn tuyệt vời cho những vị khách yêu thích nghệ thuật. Nơi đây còn là sự tập hợp của hơn 600 bảo tàng độc đáo có sự kết hợp linh hoạt giữa hoạt động vui chơi, giải trí và tìm hiểu lịch sử như Bảo tàng Nghệ thuật ở Basel, Bảo tàng đất liền của Thụy Sĩ ở Zurich, Bảo tàng Olympic, Bảo tàng Đồng hồ Quốc tế ở La-Chaux-de-Found….
Thụy Sĩ là quốc gia không có quốc giáo nhưng hầu hết các bang (ngoại trừ Geneve và Neuchatel) đều công nhận giáo hội chính thức của họ là Giáo hội Công giáo La Mã và Giáo hội Cải cách Thụy Sĩ. Ngoài ra còn có Công giáo Cổ và Do thái giáo. Theo thống kê cho thấy trong giai đoạn 2015-2017 co thấy: khoảng 35,9% dân số Thụy Sĩ theo Công giáo La Mã (phái lớn nhất), các nhóm Cơ đốc giáo chiếm tổng cộng 5,9% và 5,4% theo đạo Hồi. Đáng ngạc nhiên hơn với tỉ lệ những người không thuộc nhóm tôn giáo nào đã tăng từ 3,4% (năm 1990) lên 26% (năm 2017).
Xuất phát từ đặc trưng văn hóa, tại Thụy Sĩ có nhiều lễ hội nổi tiếng thu hút không kém sự tò mò và tham gia của nhiều du khách quốc tế. Trong đó, chắn chắn phải kể đến những lễ hội truyền thống như:
Đến với Thụy Sĩ quả thực không thể nào thiếu đi ẩm thực để bỏ vào chiếc bụng đói của mình với các món ngon nức danh phải không nào? Và không để “ngăn chứa” của bạn cứ gào thét cồn cào bên trong, Toidi.net sẽ gửi đến bạn một vài ẩm thực đặc biệt tại Thụy Sĩ ngay bên dưới:
Trên đây là đại diện một số ẩm thực đặc trưng Thụy Sĩ. Bên cạnh đó vẫn còn rất nhiều món ăn truyền thống nổi tiếng mà bạn nên một lần nếm thử khi chu du đến vùng đất này như: Món Rosti, Birchermuesli, Raclette, Polenta, Nusstorte…
Được mệnh danh là thiên đường của du lịch Châu Âu, Thụy Sĩ là một trong những cung đường hấp dẫn, một địa điểm du lịch tuyệt vời mà rất nhiều du khách mong ước được đặt chân khám phá. Đến với không gian này, bạn sẽ được thưởng ngoạn khung cảnh núi non trùng điệp và những ngôi làng cổ kính bước ra từ tác phẩm nghệ thuật kinh điển đẹp mê hồn. Những đỉnh núi quanh năm phủ đầy tuyết trắng tại dãy Alps, những mặt hồ trong xanh gợn sóng hay những thảo nguyên xanh mướt, những dòng sông băng lặng im mà bất chợt bạn đã từng nghe qua trong một câu chuyện cổ tích nào đó, sẽ hiện diện thật rõ và đẹp như tranh vẽ khi bạn đến với Thụy Sĩ.
Không chỉ dừng lại ở vẻ đẹp của tuyệt tác thiên nhiên, Thụy Sĩ còn níu chân biết bao du khách bởi những địa điểm tham quan mang đậm dấu ấn lịch sử. Tại các thành phố lớn là địa điểm du lịch thu hút nhất không chỉ từ những các khu nghĩ dưỡng nổi tiếng cấp quốc tế mà còn là lưu giữ nhiều hiện vật quốc gia. Những thành phố lớn tại Thụy Sĩ có thể kể đến như: Zurich, Bern, Lucerne, Basel, Geneva và Lausanne. Tại Zurich, Geneva và Lausanne chứa đựng nhiều bảo tàng và phòng trưng bày tuyệt vời với các tòa nhà lịch sử và lễ hội âm nhạc nổi tiếng. Trong khi đó, Bern cũng mang dáng hình của một khu phố cổ thời trung cổ rêu phong ôm lấy không gian cạnh một dòng sông.
Đến với Thụy Sĩ, có những địa điểm du lịch đã trở thành sức hút chính của những du khách tứ phương trên khắp thế giới ghé thăm. Nếu có dịp được đắm chìm trong không gian Thụy Sĩ, bạn đừng bỏ qua những địa điểm du lịch mà Toidi.net liệt kê bên dưới nhé:
Nhắc đến giao thông đi lại tại Thụy Sĩ, phải nói đến hệ thống giao thông công cộng. Đây là hệ thống với mạng lưới khá phát triển với các phương tiện như tàu điện, xe buýt…được ưa chuộng sử dụng nhiều. Trong đó nổi tiếng là hãng tàu quốc gia SBB (Schweizerische BundesBahn).
Những chuyến tàu nội vùng có thể kể đến như:
Những chuyến tàu cao tốc từ quốc tế đến Thụy Sĩ và đi từ Thụy Sĩ như:
Những chuyến tàu ngắm cảnh ở Switzland bạn có thể sử dụng như:
Bên cạnh đó, tùy vào tính chất giao thông và khoảng cách di chuyển mà bạn có thể sử dụng nhiều phương tiện khác nhau như du thuyền, xe bus Flixbus, xe đạp hay taxi… cho nhu cầu của mình.
Thụy Sĩ là quốc gia có lực lượng quân đội bao gồm Lục quân và Không quân. Do tính chất trung lập trong các cuộc chiến tranh nên quân đội Thụy Sĩ không tham gia giải quyết xung đột ở các nước khác mà chỉ đóng vai trò là một lực lượng giữ gìn hòa bình quốc tế.
Tùy vào tính chất sử dụng dịch vụ chuyến đi và nhiều nhu cầu khác nhau nên mỗi người sẽ có mức chi tiêu khác nhau. Tuy nhiên Toidi.net gợi ý đến bạn một ngày ở Thụy Sĩ có thể dao động chi phí từ 500-700 CHF/ngày.
Du lịch Thụy Sĩ thì không thể thiếu những món quà “đặc sản” gửi tặng người thân. Toidi.net giới thiệu đến bạn những món quà truyền thống của Thụy Sĩ như: Đồng hồ, chocolate, rượu vang, Phô-mai…Đây là những món đồ mà cả thế giới đều biết khi nhắc đến Thụy Sĩ đấy!
Du lịch Thụy Sĩ không phải là chuyến hành trình đơn giản nếu không nắm cho mình những thông tin và sự chuẩn bị chu đáo nhất. Khám phá đất nước và con người Thụy Sĩ làm ta trân trọng và ngưỡng mộ biết bao một phần của mảnh đất Châu Âu này phải không nào? Qua bài viết, Toidi.net hi vọng sẽ cung cấp những kiến thức bổ ích với một hành trang vững vàng để bạn có thể sẵn sàng mang chiếc ba lô lên và bước vào cung đường chinh phục Thụy Sĩ nhé!
Link nội dung: https://world-link.edu.vn/thuy-si-o-dau-a44520.html