Bộ môn Sinh thái môi trường

  1. Giới thiệu chung

Bộ môn Sinh thái môi trường ngày nay tiền thân là bộ môn Tài nguyên và Sinh thái môi trường. Những cán bộ nòng cốt ban đầu như PGS.TS. Nguyễn Đình Hòe, TS. Văn Huy Hải, ThS. Nguyễn Thị Phương Loan, PGS.TS. Nguyễn Thị Loan, GS. TS Lê Trọng Cúc, ThS Phạm Thị Mai… với tất cả tâm huyết của mình đã đóng góp công sức cho sự phát triển đào tạo và định hướng nghiên cứu khoa học cho bộ môn. Năm 2003, bộ môn được đổi tên thành bộ môn Sinh thái môi trường, mục tiêu đào tạo và nghiên cứu khoa học tập trung hơn vào bản chất và chức năng sinh thái của môi trường. Nhiều môn học, nhiều nghiên cứu khoa học của bộ môn đã trở thành hướng đào tạo và nghiên cứu khoa học truyền thống của ngành khoa học môi trường, góp phần phát triển vững chắc nền khoa học cơ bản và ứng dụng triển khai của Khoa Môi trường cũng như của trường Đại học Khoa học tự nhiên tiến tới đẳng cấp trường đại học nghiên cứu tiên tiến của khu vực và hội nhập quốc tế. Bên cạnh đó, bộ môn đã có những hợp tác nghiên cứu khoa học, giảng dạy với những trường đại học, viện nghiên cứu đầu ngành của nước ta như Viện Địa lý, viện Sinh thái và tài nguyên Sinh vật, viện nghiên cứu chiến lược - bộ kế hoạc đầu tư, viện nghiên cứu du lịch..v..v. Hàng trăm công trình nghiên cứu khoa học, nhiều sách chuyên khảo, giáo trình đã được biên soạn và công bố ở trong nước và quốc tế. Bộ môn cũng được tham gia biên soạn nhiều chương trình đào tạo đại học, sau đại học ở tất cả các ngành của khoa môi trường, trong đó có chương trình tiên tiến và chương trình liên kết với nước ngoài.

2. Đội ngũ cán bộ

Cán bộ đang giảng dạy

STT Họ và tên Học hàm, học vị Chức vụ

Cán bộ đã về hưu

STT Họ và tên Học hàm, học vị Thời gian công tác

3. Chức năng và nhiệm vụ của Bộ môn

Chức năng:

Nhiệm vụ:

Bộ môn tham gia giảng dạy các môn học liên quan tới sinh học môi trường, sinh thái học, tài nguyên thiên nhiên..v..v..của khối kiến thức chung của nhóm ngành, của ngành trong tất cả các ngành đào tạo của khoa như : Khoa học môi trường, khoa học Đất, Công nghệ môi trường, chương trình đào tạo chất lượng cao, chương trình tiên tiến…

Bộ môn đảm nhận các chuyên đề của chuyên ngành Sinh thái môi trường trong các khung chương trình bậc đại học. Cụ thể là:

Tiếp tục duy trì đào tạo các học phần sau đại học quan trọng và có tính thực tiễn cao cho đào tạo Thạc sỹ và Tiến sỹ theo định hướng chuyên môn của bộ môn trong khuôn khổ đào tạo của ngành và chuyên ngành đào tạo trong khoa. Phấn đấu tham gia đào tạo theo chuẩn mực khung đào tạo tiên tiến, liên kết với nước ngoài, từng bước xây dựng và khẳng định hướng đào tạo sau đại học về sinh thái học, sinh học môi trường ứng dụng và phát triển bền vững. Đảm bảo mô hình đào tạo theo hướng của trường đại học nghiên cứu tiên tiến mang tính liên ngành, đa lĩnh vực. Trong kế hoạch phát triển từ 2019 - 2030 bộ môn có thể đào tạo theo định mức 30-40 thạc sỹ và 8 tiến sỹ / năm. Mở rộng liên kết đào tạo với các viện nghiên cứu, các trường đại học có uy tín trong và ngoài nước.

Xây dựng các dự án đào tạo cho cộng đồng về sinh kế trong hệ sinh thái nông nghiệp và phát triển bền vững. Sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, định hình kiến thức xã hội cho phát triển bảo tồn thiên nhiên và giá trị đa dạng sinh học. Ưu tiên cho các cộng đồng thuộc dân tộc ít người, vùng cao, vùng sâu vùng xa và biên giới.

4. Hoạt động nghiên cứu khoa học

Các hướng nghiên cứu chính:

Định hướng phát triển: Đưa bộ môn trở thành một trong những cơ sở đào tạo và nghiên cứu hàng đầu về sinh thái môi trường, là một trong những đơn vị nòng cốt trong hướng nghiên cứu và đào tạo của Khoa Môi trường và trường Đại học Khoa học tự nhiên.

5. Hợp tác trong nước và quốc tế

- Viện Công nghệ Môi trường - Các hoạt động nghiên cứu bao gồm đánh giá sức chịu tải của sông, đánh giá tác động lên chất lượng nước, quản lý tổng hợp lưu vực sông, tác động của biến đổi khí hậu lên môi trường nước.

- Hợp tác với AIT và các trường đại học trong khu vực Đông Nam Á, Đại học Bách Khoa Hà Nội, Đại học Việt - Pháp, VAST,… và một số dự án được tài trợ bởi SIDA, JMAI, USAID về đánh giá và quản lý chất lượng không khí cũng như về năng lượng tái tạo.

- Vườn thú Cologne (CHLB Đức) - Các hoạt động nghiên cứu bao gồm phân tích đa dạng di truyền, địa sinh học, sinh thái và tiến hóa của các loài lưỡng cư và bò sát tại Việt Nam và Đông Dương. Đề xuất các biện pháp bảo tồn cho các loài lưỡng cư và bò sát tại Việt Nam và Đông Dương.

- Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Hoa Kỳ - Các hoạt động nghiên cứu bao gồm phân tích đa dạng di truyền của các loài linh trưởng tại Việt Nam, mô hình hóa phân bố các loài có xương sống, đặc hữu, nguy cấp, quý hiếm tại Việt Nam và các nước lân cận.

- Đại học tổng hợp Kyoto - Các hoạt động nghiên cứu bao gồm điều tra thực địa các loài thú và thú nhỏ tại Việt Nam, phân tích địa sinh học khu hệ động vật có xương sống tại miền Bắc Việt Nam.

6. Thành tích trong công tác giảng dạy và nghiên cứu

Bằng khen của Giám đốc Đại học Quốc gia vì đã có thành tích xuất sắc trong năm học 2016-2017

Tập thể lao động xuất sắc các năm học

Link nội dung: https://world-link.edu.vn/khoa-moi-truong-a44694.html