13 lối suy nghĩ tiêu cực mà mọi người nhất định phải loại bỏ

Cuộc sống, công việc không phải lúc nào cũng thuận lợi, do đó chúng ta không tránh khỏi những suy nghĩ tiêu cực. Những suy nghĩ tiêu cực sẽ chi phối hành động, quyết định khiến bạn thiếu tỉnh táo, thường xuyên lo âu, căng thẳng, buồn bã, sợ hãi… làm lấn át những điều tốt đẹp. Tư duy tiêu cực thực chất còn có nhiều loại, cùng The Dewey Schools điểm danh và loại bỏ nó nhé.

suy-nghi-tieu-cuc

Suy nghĩ tiêu cực chi phối hành động, quyết định, lấn át những điều tốt đẹp của mỗi người

Nhiều người tư duy tiêu cực được biểu hiện qua lời nói, hành động một cách rõ ràng nhưng cũng có người có suy nghĩ làm ảnh hưởng đến cảm xúc, hành vi nhưng không thể hiện ra hay chia sẻ. Tuy nhiên bạn có thể phát hiện ra những người có thói quen tiêu cực thông qua một số biểu hiện như:

Suy nghĩ tiêu cực là trạng thái tồi tệ, làm ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh trong công việc, cuộc sống của mỗi người. Dưới đây là 13 suy nghĩ tiêu cực thường gặp và cách kiểm soát mời bạn cùng tham khảo.

So sánh mình với người khác

Trong cuộc sống, luôn có những người tài giỏi, duyên dáng, xinh đẹp, thành công hơn mình. Chỉ cần bạn chủ tâm tìm kiếm bạn luôn thấy một người xuất sắc hơn bạn. Tuy nhiên hãy ngừng ngay việc so sánh bán thân với người khác và trở nên buồn chán vì mình thua kém họ, bởi đây chính là suy nghĩ tiêu cực.

Thay vào đó bạn tân tập trung vào tài năng, điểm mạnh và thành tích cá nhân của mình. Hãy học cách yêu thương và đánh giá cao bản thân, bạn không nên biến mình thành người mà bạn hướng đến. Mỗi người là phiên bản độc đáo, riêng biệt, vì vậy chúng ta đừng cố gắng khiến mình trở thành một người khác.

cac-suy-nghi-tieu-cuc-1

So sánh mình với người khác là một trong những lối suy nghĩ tiêu cực ai cũng dễ mắc phải

Suy nghĩ bảo thủ

Một trong những lối suy nghĩ tiêu cực thường gặp chính là suy nghĩ bảo thủ, bạn phân loại mọi thứ chỉ với 2 màu đen và trắng, không có màu xám. Những người bảo thủ thường phản ứng tự phát đối với những ý kiến, lời nhận xét hay ý tưởng của người khác, cho rằng mình đúng và họ sai. Bạn phản ứng dồn dập với quan điểm cứng rắn thay vì lắng nghe đối phương..

Để cải thiện, bạn nên đặt câu hỏi, lắng nghe ý tưởng, ý kiến của người khác thay vì tư duy bảo thủ của mình. Chúng ta cần nhớ rằng, mọi người có thể biết những điều mà mình chưa biết hay không biết vì vậy hãy cân nhắc, lưu ý để cả 2 bên đều đúng.

Nhiều cha mẹ quan tâm: Những cách giúp học sinh quản lý cảm xúc hiệu quả

Suy nghĩ mang tính chất cảm tính

Suy nghĩ mang tính chất cảm tính (Emotional reasoning) là kiểu tư duy tin vào cảm xúc bất chấp các bằng chứng thực tế. Những người có tư duy này thường tin vào cảm xúc của mình vô điều kiện, không chấp nhận thực tế dù các minh chứng cho thấy điều ngược lại. Ví dụ: Đứng trước một việc khó, bạn cho rằng chắc chắn không làm được, mặc dù thực tế đã có người khác thực hiện được nó nhưng bạn không tin.

Để giải quyết vấn đề bạn nên xem xét các minh chứng có liên quan đến sự vật, sự việc để có đánh giá mang tính khách quan. Không nên nhìn nhận mọi việc dựa trên cảm giác của bản thân mình, bởi không phải mọi đánh giá của mình đều đúng. Mỗi người có cảm nhận, khả năng khác nhau, mỗi vấn đề đều có nhiều góc nhìn và cách giải quyết hiệu quả.

Cảm thấy có lỗi vì sai lầm

Một suy nghĩ tiêu cực khác mà bạn cần tránh là tự dằn vặt bản thân vì cảm thấy có lỗi và sai lầm. Bất cứ ai đều có thể gặp phải thất bại trong nhiều tình huống như bỏ lỡ mục tiêu, ước tính quá mức, lập kế hoạch quá sơ sài, chi tiêu quá nhiều, phản ứng kém hay phản ứng quá mức… Nếu bạn chỉ tập trung vào việc đổ lỗi và dằn vặt bản thân vì những sai lầm nhỏ sẽ tự mình tạo ra hình ảnh tiêu cực.

Khi đối mắt với lỗi lầm, hãy dũng cảm thừa nhận, đánh giá mức độ sai lầm, sửa sai và chuẩn bị sẵn sàng tinh thần hướng tới tương lai. Bên cạnh đó việc nhìn nhận những thành công, những việc đã làm được cũng là cách để tự hào về bản thân, tiếp thêm động lực cho sự cố gắng.

Ví dụ: Nếu bạn quá nóng nảy với người khác, hãy xin lỗi họ và rút kinh nghiệm về việc mình là. Bạn cũng có thể viết nhật ký về những thành công của mình trong cuộc sống, để mỗi khi nhìn lại chúng ta tiếp tục phát triển những thành tựu đã đạt được.

cac-suy-nghi-tieu-cuc-2

Cảm thấy có lỗi vì sai lầm

Suy nghĩ tiêu cực về bản thân mình

Những người suy nghĩ tiêu cực có xu hướng coi thường và hạ thấp giá trị của mình, từ chối lời khen ngợi và tự đánh giá thấp những thành tích đạt được. Thậm chí họ còn có suy nghĩ thấy mình luôn có điểm xấu như tôi béo, tôi thật vụng về, tôi luôn quên mọi thứ, tôi không được thông minh, tôi chắc chắn sẽ thất bại…

Để cải thiện tình hình bạn nên từ chối ngay lập tức những lời độc thoại, giọng nói bên trong tiêu cực về bản thân mình. Hãy tập trung làm vào những điểm mạnh, công nhận thành tích, những điểm mà chúng ta cảm thấy tự yêu thích. Bạn cũng cần chấp nhận những điểm không hoàn hảo, bởi ai cũng có thiếu sót, đừng tự phơi bày với mọi người về những điểm chưa tốt của mình. Ngoài ra, bạn hãy tiếp nhận những lời khen tặng của người khác và nói lời cảm ơn với họ.

Suy nghĩ tiêu cực Overthinking

Dấu hiệu của suy nghĩ tiêu cực Overthinking là thường xuyên đổ lỗi cho bản thân, cảm thấy ân hận, tự nhận trách nhiệm về mình trong mọi vấn đề ngay cả những việc ngoài tầm kiểm soát. Việc tự dằn vặt hay phóng đại vấn đề vì những chuyện nhỏ có thể bỏ qua khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng. Liên tục đánh giá, phân tích, cảm thấy không hài lòng sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống hàng ngày của bạn.

Thay vì quá cầu toàn trong mọi việc, lo lắng nhiều đến kết quả, quá để tâm đến những chi tiết nhỏ gây tác hại nghiêm trọng đến đời sống vật chất và tinh thần bạn nên khắc phục vấn đề này. Hãy kịp thời nhận ra thời điểm mình đang suy nghĩ quá mức để hiểu rõ tình trạng của mình và cải thiện.

Tái cấu trúc nhận thức, nghĩ đến những điều tích cực, niềm vui và bạn hoàn toàn có thể kiểm soát được hạnh phúc của chính mình. Tìm ra nguyên nhân của vấn đề và tìm ra giải pháp hiệu quả giải quyết, khắc phục để hạn chế nguy cơ tiềm ẩn. Cuối cùng hãy tin tưởng vào bản thân thừa nhận thành công của mình, học cách biết ơn và hài lòng để làm động lực phấn đấu trong công việc và cuộc sống.

Xem thêm: Giáo dục hạnh phúc - Hiểu như thế nào cho đúng?

Luôn suy nghĩ đến điều tồi tệ nhất

Suy nghĩ tiêu cực còn thể hiện ở việc bạn luôn suy nghĩ đến điều tồi tệ nhất. Khi nghĩ ai đó không thích mình, bạn sẽ phản ứng quá mức với lời nhận xét nhỏ hay hành vi xấu của họ hoặc bạn lập tức đáp trả khi họ đối xử tệ hay xúc phạm bạn. Thậm chí bạn còn căng thẳng, cảm thấy phải đối mặt và phơi bày hành vi thiếu tế nhị của người khác.

Để loại bỏ sự tiêu cực, bạn không nên nghĩ đến những điều tồi tệ, hãy nghĩ đến những điều tốt đẹp trong cuộc sống hoặc coi mọi thứ đều ổn. Nếu những người xung quanh có những hành động tiêu cực, lời nói xúc phạm hãy để mọi thứ trôi đinh, đừng chuyển những vấn đề của họ thành của mình. Hãy hạ thấp kỳ vọng của bản thân với mọi người, bởi không ai hoàn hảo cả và cuộc sống không phải lúc nào cũng ưu ái mình.

cac-suy-nghi-tieu-cuc-3

Luôn suy nghĩ đến điều tồi tệ nhất

Áp đặt cảm xúc của bản thân

Suy nghĩ tiêu cực khiến bạn nảy sinh các cảm xúc phi logic, không lành mạnh, phi lý trí. Bên cạnh đó bạn còn không ngừng áp đặt những cảm xúc đó của mình vào mọi người xung quanh và cho rằng mình cảm nhận như vật, có nghĩa nó là sự thật. Đây là những biểu hiện làm cho cuộc sống của bạn và những người xung quanh trở nên căng thẳng, áp lực.

Trong trường hợp này, để giải tỏa sự tiêu cực, bạn hãy nhận thức mọi vấn đề dựa trên các bằng chứng và thực tế. Nó giúp bạn làm sáng tỏ mọi vấn đề thay vì dựa trên suy nghĩ, cảm xúc mà bạn muốn áp đặt lên người khác.

Suy nghĩ tiêu cực nghi ngờ về năng lực bản thân

Nghi ngờ năng lực của bản thân chính là việc làm ngáng cản bạn đi đến thành công. Những người suy nghĩ tiêu cực, đứng trước vấn đề thường có suy nghĩ bản thân không thể làm, không thể hoàn thành được việc nào đó. Những ý tưởng đó khiến bạn lo lắng, sợ hãi, đánh mất nhiệt huyết hành động và trở nên thất bại.

Để tránh việc nghi ngờ về năng lực của chính mình, bạn hãy thay đổi bằng cách đưa ra hết các ý tưởng, mục tiêu để giải quyết vấn đề của mình. Sau đó xác định thời gian hoàn thành và tiến hành thực hiện giải pháp đó. Thực hiện cách bước hành động và quên đi áp lực phải thành công. Các thành tích đạt được trên hành trình sẽ thúc đẩy bạn tiếp tục cố gắng và đi đến kết quả mong muốn.

Luôn bi quan về mọi thứ

Người tiêu cực có xu hướng bi quan về mọi thứ, nhìn mọi người dưới ánh sáng tiêu cực. Bạn trở nên xấu xí khi luôn tìm kiếm những điều tồi tệ, những thiếu sót của người khác. Bạn cũng công khai bày tỏ sự tiêu cực của mình, phàn nàn về mọi điều khiến cuộc sống trở nên bế tắc, căng thẳng.

Luôn bi quan về mọi thứ chính là suy nghĩ tiêu cực cần phải xóa bỏ. Để thay đổi bạn cần nhìn nhận những khía cạnh tích cực của mỗi tình huống, mỗi con người và thể hiện suy nghĩ tích cực của mình. Khi bạn sống tích cực, chắc chắn bạn sẽ ngạc nhiên về những gì mình gặp phải, yêu thương con người và cuộc sống xung quanh. Bạn sẽ trở nên vui vẻ, lạc quan, được yêu quý và gặp được nhiều niềm vui, may mắn.

cac-suy-nghi-tieu-cuc-4

Sống tích cực và hướng đến những điều tốt đẹp trong cuộc sống

Suy nghĩ tiêu cực quy chụp mọi vấn đề

Suy nghĩ tiêu cực quy chụp mọi vấn đề hay khẳng định quá mức (overgeneralization) là phản ứng đánh đồng một sự việc nhất thời thành sự việc luôn xảy ra. Người có tư duy này thường quá tập trung vào trải nghiệm hay chi tiết tiêu cực và thổi phồng mức độ nghiêm trọng của nó vào cuộc sống của bản thân. Ví dụ bạn làm vỡ đồ trên 1 lần và bạn cho rằng mình luôn là người vô dụng, xui xẻo.

Đối với bất cứ sự việc không mong muốn nào bạn nên xem xét nguyên nhân thực tế gây ra tình trạng đó. Từ đó rút kinh nghiệm và tránh lặp lại sai lầm đã gặp phải.

Nếu bạn đang phải đối mặt với suy nghĩ tiêu cực dai dẳng, kéo dài hãy dũng cảm thừa nhận, đánh giá tình huống một cách rõ ràng đừng để chúng chiếm hữu bạn. Thành thật với bản thân để không bị đánh lừa là mình đang suy nghĩ một cách lành mạnh. Hãy tìm những điều tốt đẹp xung quanh bằng cách quan sát kỹ hơn mọi thứ, dành thời gian làm những điều mình thích, ở bên cạnh những người tích cực.

Tư duy khan hiếm

Tư duy khan hiếm chính là điều ngăn cản khả năng của bạn, khiến bạn trở nên tham lam quá mức và luôn muốn cạnh tranh với người khác. Tư duy khan hiếm làm cho tiềm thức của mỗi người tự nói rằng không có đủ nguồn lực, cơ hội cho bản thân, nên cần phải đạt được một điều gì đó trước người khác. Nó làm bạn không muốn chia sẻ những gì mình có với người khác vì e ngại bị người khác lợi dụng và ngăn cản sự hào phóng của người khác.

Để giải tỏa suy nghĩ tiêu cực này, bạn nên học cách xem thành công của mình là những thứ có thể chia sẻ. Hào phóng giúp đỡ mọi người, thì bạn cũng có nhiều cơ hội nhận lại sự rộng lượng của người khác. Đây chính là điều kiện để gia tăng cơ hội thành công của mình và mọi người xung quanh, để chúng ta luôn cảm nhận cuộc sống tuyệt vời hơn.

cac-suy-nghi-tieu-cuc-5

Tư duy khan hiếm

Đưa ra kết luận vô căn cứ

Đưa ra kết luận vô căn cứ, đứng trước 1 vấn đề vội vàng đưa ra kết luận là suy nghĩ thường gặp của nhiều người trong cuộc sống. Tuy nhiên việc tự đưa ra kết luận, mà không căn cứ vào các yếu tố xung quanh, các góc nhìn khác có thể dẫn đến việc đánh giá vấn đề không đúng đắn.

Thông thường suy nghĩ tiêu cực này có 2 hướng suy nghĩ:

Nhạy cảm, đưa ra kết luận vô căn cứ là suy nghĩ tiêu cực khiến chúng ta trở nên thiếu tự tin, quá nhạy cảm. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến bạn khó có thể đưa ra hành động đúng đắn để đạt được mục tiêu của mình.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, nếu bạn thực hành suy nghĩ tích cực, bạn có thể lạc quan ngay cả khi tâm trạng tồi tệ hay gặp phải tình huống xấu. Việc rèn luyện cố gắng để trở nên kiên cường, sẽ khiến bạn vẫn có thể thấy được sự lạc quan trong bất cứ hoàn cảnh nào. Khi ở trong trạng thái lạc quan, bạn sẽ tỉnh táo, tự tin để xử lý vấn đề theo cách có tính xây dựng. Sự lạc quan là liều thuốc giúp bạn có sức khỏe tâm lý và thể chất tốt hơn, nâng cao khả năng đối phó với khó khăn, căng thẳng trong cuộc sống.

Nội dung bài viết chia sẻ về 13 lối suy nghĩ tiêu cực mà mọi người nhất định phải bỏ. Nó chi phối hành vi của bạn một cách vô thức, là nguyên nhân khiến bạn có cảm xúc lo âu, căng thẳng, buồn bã, chán nản, sợ hãi… dễ làm các tình huống, vấn đề trở nên tệ hơn nhiều. Vì vậy loại bỏ tư duy tiêu cực là việc làm cần thiết, hướng đến nguồn năng lượng tích cực hơn để cuộc sống trở nên tươi đẹp và thành công bạn nhé.

Xem ngay: Tư duy tích cực là gì? Cách rèn luyện tư duy tích cực

Link nội dung: https://world-link.edu.vn/cach-loai-bo-nhung-suy-nghi-tieu-cuc-a46178.html