Điểm danh các loại đường giao thông đường bộ ở Việt Nam

Trong những năm gần đây, hệ thống giao thông đường bộ tại Việt Nam đã và đang được cải thiện một cách nhanh chóng về cả số lượng lẫn chất lượng. Vậy nên, việc nắm rõ Luật giao thông đường bộ vừa là nghĩa vụ, vừa là trách nhiệm của mỗi công dân khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông trên đường.Trong đó, việc nhận thức các loại đường giao thông chính là điều kiện cần thiết để giúp bạn di chuyển an toàn cũng như không vi phạm Pháp luật.

Điểm danh các loại đường giao thông đường bộ ở Việt Nam

Hệ thống các loại đường giao thông đường bộ

Có mấy loại đường giao thông tại Việt Nam có lẽ là một trong những câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm của người xem. Trên thực tế, các loại đường giao thông ở Việt Nam hiện nay được chia thành sáu hệ thống, bao gồm: Quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, đường đô thị, đường xã, đường chuyên dùng và được quy định tại Điều 39 Luật Giao thông đường bộ 2008 như sau:

- Đường quốc lộ: là đường nối liền từ Thủ đô Hà Nội với các trung tâm hành chính cấp tỉnh; đường nối liền trung tâm hành chính cấp tỉnh có từ ba địa phương trở lên; đường nối liền từ cảng hàng không quốc tế, cảng biển quốc tế đến các cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính trên đường bộ; đường có vị trí quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế, xã hội đối với các vùng, khu vực.

- Đường tỉnh: đường nối trung tâm hành chính của tỉnh với các trung tâm hành chính của huyện, hoặc các tỉnh lân cận; đường có tầm quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh.

- Đường huyện: đây là đường nối trung tâm hành chính của huyện với trung tâm hành chính của xã, hoặc của huyện lân cận; đường có vị trí tiềm năng đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của huyện.

- Đường đô thị: đường nằm trong phạm vi địa giới hành chính của nội thành, nội thị, góp phần tạo nên giao thông đô thị.

- Đường xã: là đường nối trung tâm hành chính của xã với các thôn, làng hoặc một số đơn vị tương đường, hoặc đường nối liền với các xã lân cận; đường chiếm giữ vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của xã.

- Đường chuyên dụng: đường được sử dụng để phục vụ cho việc đi lại, vận chuyển của một số cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân.

Đơn vị có thẩm quyền phân loại và điều chỉnh hệ thống đường bộ

Hiện nay, đơn vị có thẩm quyền phân loại và điều chỉnh các loại đường giao thông vận tải được quy định như sau:

- Hệ thống đường quốc lộ: đường giao thông quốc lộ sẽ Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải đưa ra quyết định.

- Hệ thống đường tỉnh, đường đô thị: hệ thống các loại đường giao thông này sẽ do Chủ tịch UBND cấp tỉnh đưa ra quyết định. Điều kiện là sau khi đã thỏa thuận với Bộ Giao thông vận tải (đối với đường tỉnh); Bộ Giao thông vận tải và Bộ Xây dựng (đối với đường đô thị).

- Hệ thống đường huyện, đường xã: các loại đường giao thông vận tải này sẽ do Chủ tịch UBND cấp huyện sau khi được sự đồng ý của Chủ tịch UBND cấp tỉnh.

- Hệ thống đường chuyên dùng: loại đường này sẽ do các cơ quan, tổ chức, cá nhân có đường chuyên dùng đưa ra quyết định. Tuy nhiên, điều kiện đó là sau khi được chấp thuận bằng văn bản được gửi từ Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải đối với đường chuyên dùng đấu nối vào quốc lộ. Nếu đường quốc lộ nối vào đường tỉnh, đường đô thị, đường huyện thì phải có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Chủ tịch UBND cấp tỉnh. Còn trong trường hợp đường chuyên dùng đấu nối vào đường xã thì phải có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Chủ tịch UBND cấp huyện.

Các loại đường giao thông

Nguyên tắc hoạt động giao thông đường bộ

Nguyên tắc hoạt động của các loại đường giao thông hiện nay được quy định tại Điều 4 Luật giao thông đường bộ 2008, cụ thể:

- Thứ nhất: hoạt động giao thông đường bộ cần phải đáp ứng được sự thông suốt, an toàn, trật tự, hiệu quả. Góp phần phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng và bảo vệ môi trường, giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông.

- Thứ hai: phát triển các loại đường giao thông vận tải theo như quy hoạch, từng bước đồng bộ, gắn kết các phương thức vận tải đường bộ với các phương thức vận tải khác.

- Thứ ba: quản lý hoạt động giao thông các loại đường bộ cần được thực hiện một cách thống nhất dựa trên cơ sở phân công, phân cấp các trách nhiệm, quyền hạn, đồng thời tiến hành phối hợp một cách chặt chẽ giữa các bộ, ngành và chính quyền địa phương các cấp.

- Thứ tư: đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đường bộ là trách nhiệm hàng đầu của các cơ quan, tổ chức và cá nhân.

- Thứ năm: người tham gia giao thông đường bộ cần phải nghiêm chỉnh chấp hành các quy tắc giao thông, giữ gìn trật tự, an toàn cho bản thân và người khác. Ngoài ra, người điều khiển phương tiện và chủ phương tiện cũng cần phải chịu trách nhiệm trước Pháp luật về việc đảm bảo an toàn của phương tiện khi tham gia giao thông.

- Thứ sáu: mọi hành vi vi phạm Pháp luật giao thông đường bộ phải được nhanh chóng phát hiện, ngăn chặn kịp thời và xử lý một cách nghiêm minh theo quy định.

Quy định về cách đặt tên đường và số hiệu

Theo như Điều 40 của Luật Giao thông đường bộ 2008 có quy định về cách đặt tên và số hiệu các loại đường giao thông như sau:

- Cách đặt tên và số hiệu đường bộ:

- Việc thực hiện đặt tên, số hiệu của đường sẽ do các cơ quan có thẩm quyền phân loại đường bộ đưa ra quyết định.Tuy nhiên, với các loại đường giao thông là đường đô thị, đường tỉnh thì tên gọi sẽ được đặt bởi HĐND cấp tỉnh, dựa trên cơ sở đề nghị của UBND cùng cấp.

Đường giao thông

Trên đây là toàn bộ các thông tin về những loại đường giao thông đường bộ tại Việt Nam. Hi vọng với những chia sẻ vừa rồi của saothang5.com, bạn có thể hiểu rõ hơn về các loại đường giao thông vận tải, từ đó đảm bảo việc di chuyển an toàn và tránh bị phát hành chính khi tham gia điều khiển phương tiện giao thông.

Tham khảo thêm:

Hệ thống báo hiệu đường bộ gồm mấy loại?

Biện pháp thi công trụ đèn tín hiệu giao thông đạt chuẩn

Đèn đỏ có được rẽ phải không? Quy định và mức phạt thế nào?

Link nội dung: https://world-link.edu.vn/cac-loai-duong-giao-thong-a52165.html