Cây xương rồng và ý nghĩa của loài cây này.

Cây xương rồng.

Nói đến cây xương rồng, tất cả mọi người đều nghĩ ngay đến một loại cây gay góc chi chít mà người ta thường thấy trên sa mạc khô cằn hoặc những vùng khan hiếm nước. Và chúng ta có câu hỏi rằng cây xương rồng có những đặc điểm nào thích nghi với môi trường sống khô hạn? Bản thân cây xương rồng luôn là thân mọng nước, và vì sống ở vùng cằn cỗi ít mưa nên hầu hết các lá đã được tiến hóa thành gai nhỏ để hạn chế sự thoát hơi nước, một quy trình tiến hóa để tự bảo vệ bản thân và tiết kiệm, chắt chiu từng giọt nước cho thân cây.

Cây xương rồng tiếng anh là Cactaceae, đây là tên khoa học của loài, thuộc Bộ Cẩm Chướng, và họ xương rồng có từ 25 đến 220 chi và trong đó cũng có từ 1500 đến 1800 loài. Và chúng ta thường biết đến loài cây này nhiều nhất là ở Châu Mỹ, và nhiều nhất là khi chúng ta xem những bộ phim Cowboy của Mỹ, thì hình ảnh cây xương rồng trên sa mạc luôn luôn gắn liền như một biểu tượng.

cây-xương-rồng.jpg

Hình ảnh cây xương rồng trên sa mạc.

Và vì sao các loại cây xương rồng này lại có tên kỳ lạ như vậy, vì những gai nhọn của cây đâm thẳng lên tua tủa nhìn như những xương của loài rồng nên được người ta lấy tên gọi là cây xương rồng. Tuổi thọ của loài cây này thường rất cao, có thể lên đến 300 năm hoặc nhiều hơn thế nữa. Tuy rằng hình dáng thân cây nhìn đến độ không ai nghĩ là mình có thể có cảm giác dễ chịu khi đặt tay lên thân cây, nhưng những bông hoa nở từ những bụi cây gai ấy thì đẹp đến ngất ngây hồn người. Chính vì thế mà ngoài những cây mọc ngoài thiên nhiên, trong sa mạc ra thì giống Cactaceae này còn được người ta trồng làm cảnh rất là nhiều vì độ quyến rũ của màu hoa và còn vì những ý nghĩa chúng mang trên mình.

Ý nghĩa cây xương rồng.

Ý nghĩa của ý chí mạnh mẽ.

Mỗi một loài cây đều có ý nghĩa riêng của nó, Ý nghĩa cây xương rồng mang lại như một sự khích lệ, động viên tinh thần cho con người rất to lớn. Chúng ta có thể thấy rằng dù ở vùng đất hiếm sự sống như sa mạc nóng bỏng, những vùng khô cằn khó có cây cối và động vật nào có thể sinh sống được thì cây xương rồng mạnh mẽ vẫn hiên ngang và trường tồn. Với ý nghĩa này như nhắc nhở con người cho dù ở trong bất cứ hoàn cảnh khó khăn nào cũng phải vững lòng tin, kiên định, vượt khó để vươn lên.

Hoa-xuong-rong.jpg

Xương rồng tượng trưng cho ý chí mạnh mẽ.

Ý nghĩa của nét đẹp ẩn bên trong.

Thân cây dù xù xì, gai góc nhưng bên trong là mọng nước, và rồi vẫn nở những bông hoa xinh đẹp say đắm lòng người. Loài hoa sống ở một nơi khắc nghiệt nhưng tô điểm được cho đời tuyệt đẹp như vậy như nhắc cho con người đừng bao giờ đánh giá bề ngoài qua qua vẻ thô ráp, xù xì , xấu xí của một sự vật, sự việc hay một ai đó, vì biết đâu những gì người ta nhìn thấy bên ngoài cũng đâu khác như cây xương rồng, ẩn chứa bên trong là sự ngọt ngào, lòng nhân ái và những tài năng kiệt xuất...vv...

-nghĩa-của-cây-xương-rồng.jpg

Hoa xương rồng tượng trưng cho vẻ đẹp tiềm ẩn bên trong.

Ý nghĩa tử vi.

Ngoài ra, theo phong tục Á Đông, cây xương rồng mạnh mẽ kia còn là biểu tượng cho mệnh tuổi của một số người. Vì hình ảnh bên ngoài của cây như những vảy của con rồng, bản thân cây cũng có tên rồng, nên đường những người có bổn mạng ứng với tuổi Thìn ( tuổi Rồng) rất ưa chuộng, các tuổi Thìn như Nhâm Thìn - 1952, Gíap Thìn - 1964, Bính Thìn - 1976, Mậu Thìn - 1988, Canh Thìn - 2000. Bên cạnh đó, gai nhọn của xương rồng nhô lên như một ngọn giáo sắc nhọn, như một mũi gươm...biểu tượng này chỉ có kim loại mới có nên cũng rất được ưa chuộng bởi những người mang mệnh Kim, tất nhiên là ý nghĩa cây xương rồng theo cách này chỉ có theo quan niệm Phương Đông.

Ý nghĩa cây xương rồng trong tình yêu.

Nếu hoa hồng là biểu tượng cho sắc thắm, nét đẹp lộng lẫy và hương sắc trong tình yêu thì cây xương rồng lại đại diện cho sự nồng nàn, trái tim yêu mãnh liệt, tấm lòng sắt son chung thủy nhưng lại thầm kín, lặng lẽ mà chưa dám thổ lộ. Bởi lẽ, xương rồng vốn là loài cây rất ít khi nào ra hoa, nhưng một khi đã bung hoa thì đó là những bông hoa tuyệt đẹp, mỹ miều, màu sắc lộng lẫy và chinh phục ngay lòng người bởi sự rực rỡ, thắm tươi. Ý nghĩa cây xương rồng trong tình yêu là sự ngọt ngào đằm thắm và son sắt thủy chung.

y-nghia-cua-cay-xuong-rong.jpg

Hoa xương rồng còn biểu trưng cho tình yêu son sắt.

Tác dụng của cây xương rồng.

Ngoài những y nghĩa mà loài cây này biểu trưng như ở trên thì xương rồng còn mang trong mình nhiều tác dụng đặc biệt mà ít ai có thể ngờ đến. Sau đây chúng ta sẽ liệt kê những tác dụng của cây xương rồng kể trên.

1 - Tác dụng làm thức ăn.

Trong sa mạc hoang cằn, đôi khi chúng ta sẽ bắt gặp những chú rùa đang gặp nhấm những cây xương rồng để lấy nước và cũng là làm thức ăn cho chúng, không chỉ loài rùa mà còn có nhiều loài khác trên sa mạc cũng cần đến xương rồng. Với loài người chúng ta, xương rồng đôi khi còn là món ắn đặc sản, có những loại xương rồng sau khi xào với tỏi sẽ ăn rất ngon, hoặc có thể chế biến làm salad trộn với cà chua, rau thơm được gọi là salad xương rồng, cực kỳ hấp dẫn.

xuong-rong-lam-thuc-pham.jpg

Món salad xương rồng.

Ngoài ra, quả Thăng Long cũng là một chi của họ xương rồng, đã cho ra những quả ngon ngọt cung cấp nhiều Vitamin cho con người. Loài xương rồng Saguaro được trồng và dùng nhiều nhất ở Papago Ấn Độ, quả thì ép lấy nước dùng làm rượu vang, còn hạt thì được nghiền ra và dùng như một loại thực phẩm. Xương rồng gai Echinocactus cho quả có hình dạng như quả Thăng Long, nhưng hương vị khi ăn thì như ăn dâu tây vậy

c-sản-xương-rồng.jpg

Cây xương rồng có thể chế biến làm thức ăn ngon tuyệt.

2 - Tác dụng chữa bệnh.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì có 2 loại xương rồng rất tốt dùng làm dược liệu cho con người đó là loài Nopal - hay còn gọi là cây xương rồng tai thỏ và xương rồng LÊ GAI. Những loại này được rồng nhiều ở Mỹ La Tinh và hiện cũng được trồng ở Việt Nam. Cây xương rồng còn có tác dụng giảm lượng cholesterol trong cơ thể, chống lại tế bào ung thư, bảo vệ tế bào não, chữa tiểu đường, tăng cường hệ tiêu hóa, cây xương rồng chữa bệnh đau lưng. Đối với phụ nữ, cây xương rồng còn được chế biến thành thức ăn có tác dụng làm đẹp và giảm cân hiệu quả. Nước ép xương rồng sau khi hòa với mật ong sẽ có tác dụng thanh nhiệt, làm tiêu đàm, hết ho và bảo vệ thanh quản rất tốt.

xuong-rong-ep-nuoc.jpg

Xương rồng còn có tác dụng làm thuốc.

3- Tác dụng lọc không khí.

Khi thanh lọc không khí người ta thường nghĩ đến những cây có lá rậm rạp, xum xuê và ít ai nghĩ đến xương rồng, nhưng không phải như vậy, bản thân xương rồng tuy lá biến thành gai nhưng toàn thân cây xanh mướt như 1 chiếc lá khổng lồ, vẫn có tác dụng quang hợp, hút khí độc hại và tạo khí ô xy trong lành, nên xương rồng cũng được trồng như 1 loài cây giúp không khí trở nên tươi mát hơn.

4 - Tác dụng trang trí.

Ngoài 3 tác dung kể trên thì vẻ đẹp của những cây xương rồng cảnh là rất khó cưỡng, nên chúng được trồng rất nhiều để trang trí cho khung cảnh trở nên đẹp đẽ hơn. Và để làm cảnh, người ta đương nhiên sẽ lựa chọn nhung cay xuong rong dep nhat trong những chủng loại Cactaceae. Vậy nhung cay xuong rong dep nhat sẽ là những loại được liệt kê dưới đây.

Xương rồng càng cua.

Xương rồng càng hiện nay được trồng rất phổ biến, loài xương rồng này thường được trồng trong chậu làm cảnh cho những ngôi nhà thân thương. Màu hoa nở rất rực rõ và lâu tàn nêncòn được gọi một cái tên khác là xương rồng giáng sinh. Loài xương rồng giáng sinh này ra nụ vào mùa thu đông, tức là từ tháng 11 năm cũ đến tháng 2 năm sau.

xuong-rong-cang-cua.jpg

Cây Xương rồng càng cua.

Cây xương rồng bát tiên.

Cây xương rồng bát tiên có nguồn gốc từ quốc đảo Madagascar, có hình dáng độc đáo và lạ mắt, cây xương rồng bát tiên còn có tên gọi là Euphorbia và tại Việt Nam được biết dưới tên gọi bát tiên hoặc mão gai, thường được trồng làm cây trang trí ngoại thất rất đẹp. Cây có thân nhỏ, phân làm nhiều nhánh, có mủ và gai mọc xung quanh, lá hình bầu dục và có màu xanh ngọc bích. Rễ cây mọc thành chùm và bám rất chắc vào đất và thường có chiều cao từ 15-25 cm.

xuong-rong-bat-tien.jpg

Cây hoa xương rồng bát tiên.

Hoa cây xương rồng bát tiên mọc ra từ thân và có nhiều màu sắc khác nhau, nhưng thường là màu đỏ thắm, hoa xương rồng bát tiên rất sai và mỗi ngách gai đều đâm ra một vòi hoa tươi thắm, ít phai và lâu tàn, có thể chơi được từ 4- 7 tháng. Đây cũng là một trong những lý do vì sao cây xương rồng bát tiên được nhiều người ưa chuộng.

Tại Trung Quốc còn có một tên gọi khác là hoa Cát Tường. Trồng hoa Bát Tiên sẽ mang lại nhiều phúc lộc, tài lộc và hạnh phúc. Không những thế cây xương rồng bát tiên còn xua đuổi tà khí, trấn giữ long trạch, mang lại điều bình an và tốt lành. Đây cũng là câu trả lời cho câu hỏi mà rất nhiều người đặt ra là cây xương rồng có trừ tà không?

Sen Đá.

Cây Sen đá là một loại xương rồng thường mọc trên sỏi đá, những nơi khô cằn, giống cây nhỏ, gần như không có thân, chỉ thấy các cánh giống như lá ghép lại với nhau như một đóa hoa sen nên có tên gọi là sen đá hay còn gọi là Liên đài, hoa đá ( tên tiếng anh là Succulent). Hoa sen đá dễ trồng, thích nghi với mọi kiểu khí hậu, mọi địa hình và có sức sống quanh năm, khi 1 nhánh hoa rụng xuông sẽ mọc chồi lên 1 cây mới, từ đó mà Sen đá còn mang một ý nghĩa về một tình yêu bền chặt, trọn đời không thay đổi.

sen-da.jpg

Sen Đá.

Xương rồng cầu vồng.

Xương rồng cầu vồng còn có tên khoa học là Pincushion Cactus có nguồn gốc từ Mêhico. Loài xương rồng này khi nở hoa thường có hình cầu rất đẹp, thân nhỏ, có nhiều gai nhọn, ưa ánh sáng, khi nở hoa thì lộng lẫy rực rỡ.

xuong-rong-cau-vong.jpg

Hoa xương rồng cầu vồng.

Xương rồng móc câu.

Loài xương rồng móc câu này có xuất xứ từ Nam Mỹ, thân mọng nước, thường có hình cầu khi còn non và hình trụ khi trưởng thành và chỉ cao đến 2,5m. Thân có màu xanh bóng, ở đỉnh có gai nhọn màu đỏ và nhạt dần về đằng mũi gai. Khi ra hoa rất đẹp và lộng lẫy, màu hoa thường có màu vàng, hồng hoặc tím.

xuong-rong-moc-cau.jpg

Hoa xương rồng móc câu.

Xương rồng thần long.

Một trong các loài cây xương rồng được con người yêu thích chính là loài xương rồng thần long. Đây là loài có thân hình cầu, chia làm nhiều múi đỏ trên đầu và kèm theo nhiều gai nhọn và mọc thành chùm như gai bồ kết, mỗi chùm có 3-5 chiếc gai. Hoa của xương rồng thần long vô cùng bắt mắt với nhiều màu khác nhau như trắng, cam, đỏ hoặc màu hồng. Kích thước hoa khá lớn và duy trì thời gian 3-4 ngày mới tàn.

xuong-rong-than-long.jpg

Hoa xương rồng thần long.

Ngoài ra còn rất nhiều những loài xương rồng khác mà còn người có thể trồng làm cảnh trong tổng số 1800 loài như số liệu liệt kê bên trên.

Nên đặt cây xương rồng ở đâu.

Ngoài những cây xương rồng thiên về làm thức ăn và làm thuốc sẽ được trồng rất nhiều trên nông trại, thì những loại trồng làm kiểng thường phải được lưu ý chỗ đặt, đó là câu hỏi nên đặt cây xương rồng ở đâu hoặc chỗ trồng. Vì cây xương rồng gai nhọn, dễ sinh sát khí và tổn thương nên thường không đặt trong nhà, và cũng không đặt trên bàn làm việc vì sự sắc nhọn của xương rồng ví như là hung khi, có thể gây hao tổn tâm trí và tiền bạc. Nhưng vũ khí có tác dụng bảo vệ rất tốt nếu đặt ngoài cửa, như những người lính canh gác. Như vậy, chúng ta có thể trồng cây xương rồng trước nhà hoặc khuôn viên xung quanh nhà như một sự bảo vệ. Tại một số đơn vị cho thuê kho xưởng, hoa xương rồng được trồng như một hàng rào bảo vệ, vừa có tính trang trí, lại vừa có thể mang lại sự hưng thịnh cho công ty đó.

Riêng đối với Sen Đá, vì cấu trúc như 1 đóa hoa sen, không có gai nhọn có thể gây sát thương và là biểu tượng của tình yêu vĩnh cửu nên nhân viên văn phòng hoặc nhân viên làm việc tại kho xưởng có thể đặt trên bàn làm việc như 1 cây cảnh nhỏ trang trí xinh xinh.

Cách trồng cây xương rồng.

Cách trồng cây xương rồng khá đơn đơn giản vì đây là loại cây ưa nắng và thường mọc cũng như phát triển trên đất dai khô cằn, nhưng cũng cần sự chăm sóc cần thiết.

cay-xuong-rong.jpg

Xương rồng vốn là cây ưa nắng và chịu hạn tốt.

Đất.

Về đất trồng cây xương rồng cần phải chọn loại đất tươi, xốp, dễ thoát nước, nên trộn lẫn ít đá sỏi để đất không đọng nhiều nước tránh cho rễ cây bị úng nước và chết. Trước khi trồng, nên trộn lẫn than cùng vài loại dưỡng chất khác để làm thức ăn cho cây.

Ánh sáng.

Đây là cây ưa ánh nắng nên cách trồng cây xương rồng là phải đưa ra ngoài ánh nắng, không để trong bóng râm, tránh độ ẩm ướt nhiều, càng nắng cây sẽ càng phát triển tốt. Chính vì thế mà người ta thường trồng loại cây này ở nơi có thể đón anh nắng nhiều, hoặc là đặt những chậu xương rồng nhỏ bên bệ cửa hơn là để chúng trong nhà.

Nước.

Đây là cây ưa kho hạn, nên khi trồng tránh tưới quá nhiều nước cây sẽ bị úng rễ và chết. Khi tưới, ta nên dùng nước ấm để tưới, không nên dùng nước lạnh rễ cây sẽ khó hấp thụ dưỡng chất mà đôi khi còn bị sốc nhiệt. Nên tưới thường xuyên vào mùa hè và thời kỳ cây ra hoa.

Cách chăm sóc cây xương rồng cảnh.

Đối với những cây xương rồng kiểng nhỏ trồng trong bóng râm thì không nên tưới nước hoặc hạn chế bằng cách tưới rất ít, nhưng bằng nước âm ấm. Còn với những cây trồng ngoài trời thì nên tưới 1 tuần 1 lần, và phải đảm bảo sao cho cây có thể đón ánh sáng nhiều nhất. Càng có nhiều ánh sáng và ánh nắng, cây càng lớn nhanh và phát triển. Đó là một trong những cách chăm sóc cây xương rồng cảnh.

Link nội dung: https://world-link.edu.vn/hinh-anh-cay-xuong-rong-manh-me-a54507.html