Lễ cúng Tất niên trong phong tục của người Việt Nam là nghi thức tiễn đưa năm cũ, chào đón năm mới. Vì vậy, mâm cúng Tất niên cũng cần có sự chuẩn bị cẩn thận, chỉn chu và trang trọng.
Chiều 30 Tết, các gia đình nên chuẩn bị 2 mâm, mâm cúng Tất niên và mâm cúng Giao thừa. Để cúng tất niên, người ta thường làm hai mâm cỗ, một mâm cúng gia tiên tại bàn thờ trong nhà và một mâm cúng trời đất, âm linh, cô hồn ở khoảng sân trước nhà. Mỗi mâm cỗ được chuẩn bị tùy theo điều kiện kinh tế của gia đình, gọi là “tùy tiền mãi lễ”, đừng quá lãng phí mà nên “lễ bạc lòng thành”, thần linh sẽ cảm ứng và chứng giám.
Trong mâm cúng Tất niên, hương và đèn là 2 vật không thể thiếu. Hương tượng trưng cho các vì sao, kết nối giữa âm với dương, còn đèn tượng trưng cho Mặt trăng, Mặt trời nên thường trên bàn thờ sẽ có đủ 2 cây đèn. Tùy theo văn hóa tín ngưỡng của từng gia đình, văn hóa từng vùng miền, địa phương mà có thêm những vật khác nhau để tượng trưng cho tấm lòng của gia đình, cầu tài, cầu lộc hay cầu bình an trong gia đạo.
Một lễ không thể thiếu trong mâm cúng tất niên là mâm ngũ quả, gồm 5 loại khác nhau, mỗi loại tượng trưng cho một ước nguyện của gia chủ, thông qua tên gọi và màu sắc. Mâm này không được dùng hoa quả xanh hay hoa quả giả bằng nhựa, các loại quả đều phải là loại ăn được và thông dụng, đẹp mắt, không bị sâu hoặc dập. Mâm ngũ quả cần được đặt 2 bên bàn thờ, không được đặt ở trước bát hương.
Các món ăn trên mâm cỗ mặn sẽ được làm thịnh soạn hơn so với ngày thường và tùy thuộc vào văn hóa vùng miền sẽ có những món khác nhau.
Mâm cỗ mặn gồm các món thông dụng sau, các gia đình có thể tùy ý thay đổi, thêm bớt:
Nếu cúng chay, mâm cỗ tất niên có thể gồm các món sau:
Link nội dung: https://world-link.edu.vn/mam-cung-tat-nien-a54705.html