Hệ thống nội tiết trong cơ thể con người

Hệ thống nội tiết trong cơ thể người bao gồm tuyến yên, tuyến giáp, tuyến cận giáp, tuyến thượng thận, tuyến tụy, buồng trứng ở nữ giới và tinh hoàn ở nam giới. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về hệ thống nội tiết, các chức năng của nó và những hormone mà nó tạo ra.

1. Hệ thống nội tiết là gì?

Hệ thống nội tiết là một mạng lưới các tuyến và các cơ quan nằm rải rác khắp cơ thể. Nó tương tự hệ thần kinh ở chỗ đóng vai trò quan trọng trong kiểm soát và điều chỉnh nhiều chức năng của cơ thể; tuy nhiên khác biệt ở chỗ trong khi hệ thần kinh sử dụng các xung thần kinh và dẫn truyền thần kinh để liên lạc thì hệ nội tiết lại sử dụng hormone.

2. Chức năng của hệ thống nội tiết

Hệ nội tiết chịu trách nhiệm điều chỉnh một loạt chức năng của cơ thể thông qua việc giải phóng hormone. Hormone được tiết ra bởi các tuyến nội tiết, đi qua máu đến các cơ quan và các mô trong cơ thể.

Một số ví dụ về chức năng cơ thể do hệ thống nội tiết kiểm soát gồm:

Hệ thống nội tiết trong cơ thể con người

3. Các cơ quan trong hệ thống nội tiết

Hệ nội tiết được tạo thành từ một mạng lưới phức tạp của các tuyến - là nơi hormone được sản xuất, lưu trữ và giải phóng. Mỗi tuyến sản xuất một hoặc nhiều hormone, đi vào các cơ quan và mô cụ thể trong cơ thể.

Các tuyến của hệ thống nội tiết bao gồm:

Một số tuyến nội tiết có chức năng không phải nội tiết. Ví dụ buồng trứngtinh hoàn sản xuất hormone nhưng chúng cũng có chức năng không phải nội tiết là sản xuất trứng (với buồng trứng) và tinh trùng (với tinh hoàn).

Hệ thống nội tiết trong cơ thể con người

4. Các hormone của hệ thống nội tiết

Hormone do hệ thống nội tiết sử dụng để thông điệp đến các cơ quan và mô trên khắp cơ thể. Sau khi được giải phóng vào máu, chúng di chuyển đến cơ quan hoặc mô đích, nơi có các thụ thể nhận biết và phản ứng với hormone.

Dưới đây là một số hormone được sản xuất bởi hệ nội tiết:

5. Các bệnh liên quan đến hệ thống nội tiết

Nồng độ hormone đôi khi có thể quá cao hoặc quá thấp, gây ra một số ảnh hưởng đến sức khỏe. Dấu hiệu, triệu chứng khác nhau tùy vào loại hormone bị mất cân bằng.

Dưới đây là một số bệnh liên quan đến hệ thống nội tiết và làm thay đổi nồng độ hormone:

5.1 Bệnh cường giáp

Cường giáp xảy ra khi tuyến giáp tạo ra nhiều hormone hơn mức cần thiết. Điều này có thể gây ra do một loạt các nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân tự miễn.

Một số triệu chứng phổ biến của bệnh cường giáp bao gồm:

Điều trị cường giáp phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh cũng như nguyên nhân gây bệnh. Các lựa chọn điều trị bao gồm thuốc, liệu pháp radioiodine hoặc phẫu thuật.

Bệnh Graves là một rối loạn tự miễn và là dạng phổ biến của cường giáp. Ở bệnh nhân Graves, hệ thống miễn dịch tấn công tuyến giáp, khiến nó sản xuất nhiều hormone hơn bình thường.

Hệ thống nội tiết trong cơ thể con người

5.2 Suy giáp

Suy giáp xảy ra khi tuyến giáp không sản xuất đủ hormone. Một số triệu chứng phổ biến của bệnh suy giáp bao gồm:

Điều trị suy giáp bằng cách bổ sung hormone tuyến giáp bằng thuốc.

5.3 Hội chứng Cushing

Hội chứng Cushing xảy ra khi nồng độ hormone cortisol cao.

Các triệu chứng phổ biến của hội chứng này bao gồm:

Điều trị hội chứng Cushing phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, có thể bao gồm dùng thuốc, xạ trị hoặc phẫu thuật.

5.4 Bệnh Addison

Bệnh Addison xảy ra khi tuyến thượng thận không sản xuất đủ cortisol hoặc aldosterone. Một số triệu chứng của bệnh bao gồm:

Điều trị bệnh Addison có thể dùng các loại thuốc giúp thay thế các hormone mà cơ thể không sản xuất đủ.

Hệ thống nội tiết trong cơ thể con người

5.5 Bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường là tình trạng lượng đường trong máu không được điều chỉnh hợp lý.

Người mắc bệnh tiểu đường sẽ có quá nhiều glucose trong máu (lượng đường trong máu cao). Có hai loại bệnh tiểu đường là tiểu đường tuýp 1tiểu đường tuýp 2 .

Một số triệu chứng phổ biến của bệnh tiểu đường bao gồm:

Điều trị bệnh tiểu đường có thể bao gồm theo dõi lượng đường trong máu, sử dụng liệu pháp insulin và thuốc. Bên cạnh đó thay đổi lối sống, chẳng hạn như tập thể dục thường xuyên và có chế độ ăn uống cân bằng cũng sẽ giúp ích cho quá trình điều trị.

Nguồn tham khảo: mayoclinic.org

XEM THÊM:

Link nội dung: https://world-link.edu.vn/noi-tiet-la-gi-a55086.html