Lễ Dạm Ngõ Và Những Điều Phải Biết Để Có Lễ Dạm Ngõ Trọn Vẹn Như Ý

Lễ dạm ngõ là 1 trong 3 lễ quan trọng, là bước khởi đầu cho lễ ăn hỏi và lễ rước dâu sắp đến. Lễ dạm ngõ muốn được trọn vẹn như ý cần phải được thực hiện một cách trang trọng với sự có mặt của hai bên gia đình và những lễ vật cần thiết.

Lễ dạm ngõ - Một trong ba nghi lễ quan trọng

Nếu tìm hiểu, bạn sẽ thấy, theo nghi lễ cưới truyền thống của người Việt Nam thì thủ tục kết hôn phải trải qua 6 lễ cơ bản gồm có nạp thái, vấn danh, nạp cát, nạp tệ (hay nạp trưng), thỉnh kỳ, thân nghinh. Trong đó, lễ nạp thái hay còn gọi là lễ dạm ngõ là nghi lễ đầu tiên, là "phát súng" khơi mào cho hành trình đi tìm hạnh phúc và bước vào cuộc sống hôn nhân của đôi bạn trẻ.

Ngày nay, các nghi thức và lễ nghi rườm rà đã được giản lược đi rất nhiều, từ 6 lễ chỉ còn có 3 lễ cơ bản là lễ dạm ngõ, lễ ăn hỏi và lễ rước dâu. Riêng lễ dạm ngõ vẫn được tổ chức đầu tiên rồi mới đến hai lễ sau.

Xem thêm: Mâm quả cưới

Lễ dạm ngõ có ý nghĩa như thế nào?

Như đã nói ở trên, lễ dạm ngõ là buổi lễ "mở màng", là buổi lễ để đôi bên gia đình có thể gặp mặt nhau sau thời gian nghe qua lời kể của cô dâu chú rể. Đây được xem như buổi gặp mặt thân mật để tìm hiểu gia cảnh, văn hoá, con người…rồi cùng nhau bàn bạc, tính đến chuyện ăn hỏi và rước dâu của cô dâu chú rể.

Ngày nay, dù các cặp đôi đã được tự do trong việc tìm hiểu và yêu đương nhưng để nghiêm túc tình đến chuyện kết hôn, trăm năm kết tóc se duyên thì đôi nam nữ vẫn phải tổ chức buổi gặp mặt gia đình. Mục đích nhằm ngỏ lời xin phép cho hai con được chính thức qua lại và tính đến chuyện kết hôn.

Khi nào có thể tổ chức lễ dạm ngõ cho đôi lứa?

Vì là buổi lễ gặp mặt trò chuyện giữa hai bên gia đình nên hiện nay người ta cũng không quá câu nệ về mặt hình thức cũng như quy định về xem ngày, giờ không quá khắt khe. Tuy nhiên cũng có một số gia đình kỹ tính, cẩn thận sẽ đi xem ngày giờ tốt để sang nhà gái ra mắt.

Tùy theo sở thích và điều kiện hoàn cảnh mà nhà trai có thể chọn ngày giờ hợp lý để qua nhà gái. Tất nhiên thời gian sẽ có sự thỏa thuận và đồng ý giữa hai bên để tạo điều kiện thuận lợi cho mọi việc diễn ra suôn sẻ và tốt đẹp.

Những lễ vật cần thiết cho lễ dạm ngõ ở nhà gái?

Vì tính chất của buổi lễ dạm ngõ chỉ là bữa trò chuyện thân mật, gặp mặt đôi bên gia đình nên không cần phải chuẩn bị lễ vật quá phức tạp. Gia đình nhà trai có thể chuẩn bị một cơi trầu cau, trà, rượu thuốc phủ vải đỏ cùng một ít bánh kẹo hoa quả là được. Lễ nghi này xem như một món quà của những người khách đến chơi nhà nên không đòi hỏi cầu kỳ như lễ ăn hỏi và lễ rước dâu.

Lễ dạm ngõ có những thành phần đi kèm nào?

Thành phần tham dự lễ dạm ngõ cũng khá đơn giản và ít người, ít hơn so với đám hỏi và đám cưới. Chủ yếu khoảng tối đa 7 người trong gia đình là được, thường bên cạnh bố mẹ hai bên, cô dâu chú rể còn có đại diện gia đình là ông bà, cô, dì, chú, bác và bà con thân thích. Số lượng cũng như thành phần tham dự lễ có thể thay đổi, tùy theo từng gia đình và văn hóa vùng miền.

Trước ngày dạm ngõ, nhà trai cần phải báo chính xác ngày giờ diễn ra lễ dạm ngõ để những người tham gia có thể chủ động sắp xếp, tránh trường hợp có những thiếu sót khiến mất lòng nhà gái.

Lễ dạm ngõ tuy không đòi hỏi sự sang trọng hay quá cầu kỳ nhưng vẫn phải được thực hiện theo phong cách trang trọng, nghiêm túc với sự chứng giám của thành phần tham dự. Do đó, gia đình nhà gái cần chuẩn bị chu đáo, gia đình nhà trai cần tươm tất gọn gàng mọi thứ để có được buổi lễ như ý và trọn vẹn.

Xem thêm: Mâm quả cưới.

Link nội dung: https://world-link.edu.vn/dam-ngo-di-may-nguoi-a55372.html