Chụp cộng hưởng từ phổ não (spect tính rography)

Bài viết bởi Bác sĩ Vũ Thị Hạnh - Bác sĩ Chẩn đoán hình ảnh - Khoa Chẩn đoán hình ảnh - Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng

Chụp cộng hưởng từ phổ (MRC) là kỹ thuật dùng từ trường và sóng RF để xác định nồng độ các chất chuyển hóa trong mô sống. Theo đó, cộng hưởng từ phổ não thường sử dụng các chất chuyển hóa chứa P, Na, K, C, N, F để đánh giá nồng độ các chất chuyển hóa để thu được phổ với các đỉnh tương ứng là nồng độ các chất trong vùng khảo sát.

1. Chụp cộng hưởng từ phổ não là gì?

Cộng hưởng từ phổ (MRC) là kỹ thuật dùng từ trường và sóng RF để xác định nồng độ các chất chuyển hóa trong mô sống.

Thực tế, cộng hưởng từ (MRI) thường quy sử dụng proton H+ trong nước để tạo hình, trong khi đó cộng hưởng từ phổ sử dụng các chất chuyển hóa chứa P, Na, K, C, N, F để đánh giá nồng độ các chất chuyển hóa, cộng hưởng từ phổ thu được phổ với các đỉnh tương ứng là nồng độ các chất trong vùng khảo sát. Các quá trình bệnh lý liên quan đến sự thay đổi các chất chuyển hóa này.

Các bước cơ bản trong khảo sát cộng hưởng từ phổ là lấy mẫu đo, định vị vùng đo, chọn chuỗi xung với thời gian TE, khối thể tích phù hợp và thu nhận phổ. Kết quả của cộng hưởng từ phổ được phân tích thành đường dạng biểu đồ phổ. Mỗi đỉnh của phổ đặc trưng bởi tần số, chiều cao, độ rộng và diện tích, chiều cao hoặc diện tích vùng bên dưới đỉnh tượng trưng cho nồng độ tương đối của chất chuyển hóa. Mỗi chất đều có vị trí nhất định trên phổ, tùy tần số tiến động. Các chất chuyển hóa cơ bản thường được ghi hình trên phổ là choline, Creatine, NAA, Lactate.

2. Mục đích/ý nghĩa của cộng hưởng từ phổ

Mục đích của cộng hưởng từ phổ là đánh giá nồng độ các chất chuyển hóa và các thay đổi có ý nghĩa chẩn đoán bệnh lý.

Các chất chuyển hóa cụ thể như sau:

Cộng hưởng từ phổ giúp đánh giá các chất chuyển hóa như Lac (Lactate) gây nhồi máu não cấp

3. Chỉ định/chống chỉ định cộng hưởng từ phổ?

3.1. Chỉ định cộng hưởng từ phổ trong u não với các trường hợp

3.2. Chống chỉ định cộng hưởng từ trong các trong các trường hợp sau:

4. Cách thực hiện cộng hưởng từ phổ

Bước 1: Chuẩn bị

Sau khi được chỉ định chụp cộng hưởng từ MRI từ bác sĩ, bệnh nhân di chuyển đến khoa chẩn đoán hình ảnh sẽ được nhân viên phòng cộng hưởng từ tiếp đón và hướng dẫn thay đồ, tháo các vật dụng bằng kim loại trên người để đảm bảo an toàn trong khi chụp cộng hưởng từ. Khi vào phòng chụp được nhân viên hướng dẫn nằm ở tư thế thoải mái phù hợp với bộ phận chụp, giường sẽ tự động di chuyển đến vùng chụp.

Bước 2: Tiến hành

Kỹ thuật viên sẽ đặt bệnh nhân nằm vào trong máy IRM. Thông thường bệnh nhân sẽ nằm trong máy tháo răng giả, máy điếc, kính, đồ trang sức, cặp tóc, giầy, thắt lưng, tất cả những gì kim loại có ở trong túi (đồng tiền, bút, điện thoại di động, thẻ ATM...) sẽ được yêu cầu bỏ ra ngoài.

Thời gian chụp cộng hưởng tử sẽ dao động từ 40 - 60 phút. Bệnh nhân cần cố gắng nằm yên một tư thế để thu được thông tin, không bị nhiễu.

Trong một vài trường hợp cần tiêm thuốc tương phản từ nhân viên phòng cộng hưởng từ sẽ đặt một kim nhỏ vào ven ở vùng khuỷu tay và sẽ rút kim khi kết thúc thăm khám.

5. Ưu/nhược điểm của chụp cộng hưởng từ phổ

5.1. Ưu điểm

Chụp cộng hưởng từ phổ giúp đánh giá sự lan rộng của u

5.2. Nhược điểm

Cộng hưởng từ phổ não là một kỹ thuật đòi hỏi người có chuyên môn thực hiện cũng như hệ thống máy móc y tế hiện đại mới có thể đem lại chất lượng hình ảnh phục vụ công tác chữa bệnh.

Xem thêm: Hướng dẫn thực hiện quy trình đảm bảo an toàn cộng hưởng từ

Link nội dung: https://world-link.edu.vn/tu-pho-la-gi-a55650.html