Cây sả ngoài công dụng giúp làm tăng hương vị cho món ăn thêm đậm đà mà còn có tác dụng mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời đối với sức khỏe. Các thành phần tự nhiên có trong nguyên liệu này không những giúp giải độc cơ thể, giúp hỗ trợ điều trị trầm cảm, rối loạn kinh nguyệt mà nó còn phòng ngừa ung thư. Cùng khám phá 10 công dụng của cây sả đối với sức khỏe qua bài viết sau.
Cây sả có tác dụng mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời đối với sức khỏe
Cây sả hay củ sả là loại cây sống lâu năm, mọc thành bụi cao khoảng 0,8m đến 1m. Lá hẹp, dài giống như lá lúa, hai mặt lá giáp nhám, khi bóc vỏ ra sẽ có mùi thơm. Thân rễ trắng hoặc hơi tím. Theo Đông y, sả có vị the, mùi thơm và có tính ấm.
Chiết xuất từ cây sả ra được nhiều tinh dầu. Thành phần chủ yếu trong tinh dầu sả là citral. Lá cây chứa 0,4 - 0,8% tinh dầu ở dạng dễ bay hơi, thân cây chứa 75 - 85% hương thơm mùi chanh tự nhiên cùng các tinh chất đặc biệt khác. Củ sả chứa 1 - 2% tinh dầu có màu vàng nhạt, thơm mùi chanh và thành phần chủ yếu là citral (65 - 85%), geraniol (40%).
Chiết xuất từ cây sả ra được nhiều tinh dầu
Sả được dùng rất phổ biến làm gia vị chế biến thức ăn. Ngoài làm tăng hương vị thơm ngon cho món ăn, sả cũng có nhiều thành phần có giá trị và ích lợi đối với sức khỏe. Trong củ sả có chứa hàm lượng chất dinh dưỡng dồi dào và phong phú. Trong đó phải kể đến hàm lượng khoáng chất đa dạng (sắt, magie, kẽm, kali), cùng với hàm lượng folate rất cần thiết cho cơ thể. Hơn nữa, trong sả còn chứa hàm lượng mangan cao, đây là dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể với tác dụng hàng đầu là phòng ngừa bệnh loãng xương, thiếu máu cùng một số bệnh lý khác.
Không phải ngẫu nhiên mà sả được sử dụng phổ biến trong đời sống hàng ngày. Bởi sả có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe. Trong đó phải kể đến:
Sả được dùng như một phương thuốc dân gian cho một số vấn đề về tiêu hóa, từ đau bụng cho đến viêm loét dạ dày. Theo một nghiên cứu vào năm 2012 trên chuột, tinh dầu sả giúp ngăn ngừa viêm loét dạ dày, đây một nguyên nhân phổ biến gây đau dạ dày.
Sả cũng là một thành phần phổ biến trong các loại trà thảo mộc cũng như thực phẩm chức năng giúp giảm buồn nôn. Mặc dù hầu hết các sản phẩm thảo dược đều sử dụng lá sả sấy khô, nhưng việc sử dụng tinh dầu để làm thơm có thể mang lại những lợi ích tương tự.
Một trong những tác dụng của cây sả không thể không kể đến là hỗ trợ ngăn ngừa ung thư. Có một số ý kiến cho rằng hợp chất citral có trong sả có khả năng sả giúp tiêu diệt các tế bào ung thư và không làm tổn hại đến các tế bào khỏe mạnh khác.
Các chuyên gia cũng khuyến khích chúng ta nên cho sả vào thức ăn hoặc giã vắt làm nước uống thay cho trà. Hơn nữa, một số nghiên cứu khác còn cho thấy sả có chứa beta-carotene-1, đây là loại chất chống oxy hóa có thể giúp cơ thể ngăn ngừa ung thư.
Tiêu chảy thường chỉ là một vấn đề đáng lo ngại, tuy nhiên nó cũng có thể gây ra tình trạng mất nước. Thuốc tiêu chảy không kê đơn có thể đi kèm với các tác dụng phụ khó chịu khác như táo bón, khiến một số người chuyển sang các biện pháp tự nhiên.
Theo một nghiên cứu năm 2006 cho thấy, sả có thể giúp làm chậm tiêu chảy. Nghiên cứu cho thấy sả giúp làm giảm lượng phân ở những con chuột bị tiêu chảy do dầu thầu dầu, có thể do làm chậm nhu động ruột.
Chất citral có trong tinh dầu sả chanh có khả năng giúp giảm đau bởi nó làm giảm viêm. Theo một nghiên cứu vào năm 2017 trên những người bị viêm khớp dạng thấp, việc sử dụng dầu sả bôi tại chỗ giúp làm giảm cơn đau do viêm khớp của họ. Trung bình, mức độ đau sẽ giảm dần từ 80% đến 50% trong vòng 30 ngày.
Tinh dầu sả còn được dùng làm hương liệu giúp giảm chứng đau cơ, đau khớp khi dùng trong các loại đèn xông tinh dầu. Một số người còn thoa trực tiếp sả hay tinh dầu sả lên vùng da bị đau để giúp giảm các chứng đau dạ dày, đau đầu, đau bụng và đau cơ bắp.
Công dụng của cây sả có ích cho phụ nữ thường gặp tình trạng rối loạn kinh nguyệt và đau bụng khi hành kinh.
Theo chia sẻ của nhiều người, bạn có thể áp dụng công thức kết hợp vài giọt tinh dầu sả cùng với một ít bột tiêu đen thành một hỗn hợp lỏng để uống dần.Ngoài ra, bạn cũng có thể ép sả tươi hoặc sắc lấy nước uống để giúp giảm bớt các cơn đau bụng trong giai đoạn hành kinh và điều hòa kinh nguyệt.
Tiêu chảy thường chỉ là một vấn đề đáng lo ngại, tuy nhiên nó cũng có thể dẫn đến tình trạng mất nước. Thuốc tiêu chảy không kê đơn có thể đi kèm với các tác dụng phụ như táo bón, khiến một số người chuyển sang các biện pháp tự nhiên.
Theo một nghiên cứu năm 2006, cây sả có thể giúp làm chậm tình trạng tiêu chảy. Nghiên cứu cho thấy, sả làm giảm lượng phân ở những con chuột bị tiêu chảy do dầu thầu dầu, có thể do làm chậm nhu động ruột.
Cây sả có khả năng giúp cơ thể loại bỏ axit uric và các chất độc hại khác. Do đó, việc thêm sả vào chế độ ăn còn có thể giúp đem lại công dụng giải độc gan, hệ tiêu hóa, tuyến tụy, thận và bàng quang. Ngoài ra, tác dụng của sả còn giúp thanh lọc cơ thể bằng cách tăng cường số lượng cũng như tần suất đi tiểu.
Uống nước sả có thể giúp giải độc rượu rất nhanh. Đối với những người say rượu nặng khi uống nước sả sẽ mau chóng tỉnh táo, đỡ nhức mỏi và mệt mỏi. Cách đơn giản là bạn có thể sử dụng một bó sả giã nát nấu cùng với nước lọc, sau đó gạn lấy một chén nước và uống.
Sả là dược liệu có vị the, cay, mùi thơm và có tính tính ấm. Do đó, sả tươi này còn được sử dụng như bài thuốc tiêu đờm, giải cảm, giảm ho. Sau đây là cách xông giải cảm từ cây sả mà bạn có thể tham khảo:
Một nghiên cứu vào năm 2001 đã điều tra tác động của việc hít tinh dầu sả, oải hương, hương thảo. Hoa oải hương được phát hiện có tác dụng giúp thư giãn và hương thảo được phát hiện có tác dụng kích thích não bộ. Mặt khác, tinh dầu sả còn giúp thư giãn, giảm căng thẳng. Các tác giả cho rằng tác dụng của sả có thể khác nhau tùy theo từng cá nhân.
Một nghiên cứu được công bố vào năm 2010 đã cho thấy, chiết xuất sả chính là phương pháp hỗ trợ làm giảm các bệnh viêm nhiễm vô cùng hiệu quả. Các nhà nghiên cứu khẳng định các chất chống oxy hóa mạnh mẽ có trong sả giúp làm giảm sự căng thẳng.
Một nghiên cứu tương tự được công bố năm 2010 cho thấy, cây sả chính là một liệu pháp điều trị bệnh viêm ruột bởi có khả năng ức chế quá trình sản sinh leukocyte - một loại tế bào bạch cầu, từ đường ruột bị viêm nhiễm.
Sả có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe
Mặc dù cây sả có rất nhiều công dụng và lợi ích đối với sức khỏe, tuy nhiên việc sử dụng sả cũng cần phải đúng cách. Việc sử dụng sả và các sản phẩm chiết xuất từ sả cần lưu ý những vấn đề sau đây:
Kết luận: Như vậy, cây sả không chỉ là gia vị, thực phẩm quen thuộc đối với mỗi gia đình mà đây còn là vị thuốc quý với nhiều công dụng đối với sức khỏe và làm đẹp. Cách sử dụng sả trong đời sống để phát huy tác dụng của chúng cũng rất đơn giản và đem lại hiệu quả cao. Do đó, bạn nên tận hưởng công dụng của cây sả để giúp làm đẹp cho bản thân và giúp cơ thể khỏe mạnh hơn mỗi ngày.
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.
Link nội dung: https://world-link.edu.vn/cay-xa-a56060.html