Logistics tại Việt Nam là một trong những ngành phát triển mạnh nhất theo dự đoán của các thành viên khi nước ta tham gia hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC). Việc xuất khẩu các mặt hàng nông sản như cà phê, lúa gạo…và mặt hàng thủy hải sản với mức thuế suất ưu đãi cùng với việc nhập khẩu máy móc, thiết bị và các mặt hàng phục vụ ngành công nghiệp nặng: ô tô, dầu nhớt…với thuế suất giảm dần về 0% khiến ngành Logistics trở thành tâm điểm của sự chú ý.
Hiện nay, Logistics được giảng dạy ở một số trường chuyên về kinh tế như: ĐH Ngoại thương, Cao đẳng Kinh tế Đối ngoại, ĐH Kinh tế TP.HCM, ĐH Kinh tế-Luật, ĐH Giao thông vận tải và ĐH Tôn Đức Thắng,…. Đặc biệt, ngành Kinh tế đối ngoại của ĐH Ngoại Thương được giảng dạy chuyên sâu về ngành Logistics. Ở đây, các em được học những kiến thức cơ bản và nâng cao về Logistics như:
- Giao dịch thương mại Quốc tế: Quá trình hình thành hợp đồng và tổng quan về ngành Logistics sau khi hợp đồng đã được hình thành. Những điều khoản Incorterm trong quá trình giao dịch hàng hóa cho cả người bán lẫn người mua, cách khai báo hải quan và thông quan hàng nhập, hàng xuất qua hệ thống khai báo hải quan điện tử VINACCS. khóa học xây dựng thương hiệu tuyển dụng
- Vận tải Quốc tế: Những kiến thức liên quan đến việc chuyên chở và vận tải hàng hóa bằng đường biển, bằng đường hàng không, chuyên chở hàng hóa bằng Container…và cước phí vận tải liên quan đến hàng. Ngoài ra, sinh viên sẽ được học về quá trình đóng gói và xếp dỡ hàng hóa, cùng với quá trình lưu kho, lưu bãi.
- Bảo hiểm trong hoạt động kinh tế đối ngoại: Việc mua bán hàng hóa quốc tế thường xảy ra những rủi ro nhất định. Đặc biệt là việc chuyên chở hàng hóa bằng đường biển (chiếm 2/3 số lượng hàng hóa giao dịch hàng năm). Do đó, những kiến thức về bảo hiểm và các loại bảo hiểm sẽ là kiến thức cơ bản để người học ngành Logistics có thể nắm bắt, tránh được những rủi ro trong quá trình vận chuyển hàng từ kho bãi đến cảng, từ địa điểm A đến địa điểm B…và có thể tính toán được TTC ( Tổn thất chung), TTR (Tổn thất riêng) và số tiền bảo hiểm nhận được nếu gặp phải rủi ro trong hành trình trên biển. nghiệp vụ hành chính nhân sự
- Thanh toán Quốc tế: Thanh toán là bước quan trọng nhất trong hoạt động mua-bán hàng hóa. Do đó, đây là kiến thức không thể thiếu cho người học Logistics. Ở trường Ngoại Thương hay những ngành Kinh tế đối ngoại của trương khác, đều được học những phương thức thanh toán phổ biến hiện nay để áp dụng thanh toán giá trị cho lô hàng nhập: Hối phiếu, Kì phiếu, chuyển tiền bằng điện hay tín dụng thư (L/C)…
- Luật trong hoạt động kinh tế đối ngoại: Bên cạnh bảo hiểm thì Luật pháp chính là căn cứ khi nảy sinh ra những tranh chấp mà hai bên không thể thỏa thuận được. Những kiến thức về luật pháp điều chỉnh trong nước và Luật quốc tế như Công ước Viên 1980, các quy tắc Hamburg và Hague Visby giúp người học nắm rõ được các nguyên tắc và các điều luật để tránh sai phạm và xảy ra kiện tụng, tranh chấp.
- Ngoài một số bộ môn chính để nắm rõ được kiến thức cơ bản về Logistics thì kiến thức tiếng anh chuyên ngành logistics là một trong những gia vị không thể thiếu để bạn có thể đam mê và theo đuổi ngành Logistics. Quá trình soạn thảo hợp đồng và các loại thư Hỏi hàng, chào hàng, cùng với những kiến thức về tiếng Anh thương mại sẽ là cơ sở để sinh viên có thể thực hiện thành công quá trình xuất khẩu/nhập khẩu hàng hóa trên thương trường Quốc tế. trung tâm xuất nhập khẩu lê ánh
Trên đây là những kiến thức cơ bản, vì Logistics là một ngành “dịch vụ hậu cần” bao quát tất cả các khâu chuyển tiếp và phối hợp nhịp nhàng từ nơi sản xuất đến tay người dùng nên tất cả các ngành nhỏ khác như Kế toán, Marketing….đều có liên quan đến quá trình giao nhận hàng hóa.
Nếu chúng ta xét trên góc độ thị trường thì ngành Logistics chính là một mắt xích rất quan trọng đối với nền kinh tế, những hoạt động của ngành Logistics có thể giúp đưa được hàng hóa đến tay của người tiêu dùng và đảm bảo cung cấp kịp thời nguồn nguyên liệu cho quá trình sản xuất.
Khi nền kinh tế của nước ta ngày càng phát triển theo hướng hội nhập với nền kinh tế thế giới thì ngành Logistics sẽ ngày càng phát triển mạnh mẽ và toàn diện hơn so với nền kinh tế thế giới. Điều này cũng đồng nghĩa với các bạn sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành Logistics sẽ có rất nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn.
Theo thông tin từ Viện Nghiên cứu & Phát triển logistics Việt Nam, tính đến năm 2019, các doanh nghiệp dịch vụ logistics sẽ cần thêm khoảng 18.000 lao động, trong khi các công ty, doanh nghiệp sản xuất, thương mại cần có thêm khoảng 1 triệu nhân sự có chuyên môn về logistics.
Nếu như bạn có tầm nhìn xa và khả năng phán đoán tốt thì ngành Logistics chính là một ngành nghề rất phù hợp để các bạn theo đuổi. Khi theo học ngành nghề này, các bạn có thể dự đoán được nhu cầu của thị trường, đóng góp một phần rất quan trọng làm tăng tính hiệu quả của chuỗi cung ứng sản phẩm.
Những hoạt động của ngành Logistics rất chặt chẽ nên những người làm trong ngành Logistics cần phải có tính tỉ mỉ, cẩn thận và kỷ luật cao để đảm bảo đúng quy trình và thời gian thì chuỗi cung ứng mới có thể vận hành trôi chảy.
Ngoài ra, do lĩnh vực Logistics luôn gắn liền với những giao dịch mua bán quốc tế, khả năng thành thạo 1 hay nhiều ngoại ngữ khác nhau sẽ là điểm cộng rất lớn trước các nhà tuyển dụng đối với các bạn sinh viên mới ra trường.
»»»»» Học Logistics Ở Đâu Tốt?
Hiện tại để đáp ứng được nhu cầu lượng lớn các thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển vào trường, các trường Đại học và Cao đẳng tuyển sinh với đa dạng các phương thức. Tùy vào chỉ tiêu và các phương thức xét tuyển của các trường sẽ có những khối tổ hợp khác nhau.
Nhằm tạo điều kiện cho thí sinh, hầu hết các trường đào tạo ngành Logistic đều đa dạng khối xét tuyển: A00( Toán, Lý, Hóa), A01(Toán, Lý, Anh), D01( Toán, Văn, Tiếng Anh), C00( Văn, Sử, Địa), D90(Toán, Tiếng Anh, Khoa học tự nhiên).
Nhìn chung đối với ngành Logistic, ngoài phương thức xét tuyển theo kết quả kì thi THPT, một số trường đào tạo ngành Logistic chỉ xét tuyển theo học bạ THPT của thí sinh.
Hoặc kết hợp cả 2 phương thức trên để xét tuyển hồ sơ của thí sinh. Vì vậy trước khi nộp hồ sơ xét tuyển nguyện vọng vào trường, các em nên cân nhắc hợp lý, tìm hiểu thông tin của các trường về quy chế tuyển sinh để có quyết định đúng nhất.
? Xem thêm: Khoá học xuất nhập khẩu dành cho người mới bắt đầu
(NV1)
Kết quả thi ĐGNL ĐHQG-HCM Đại Học Quốc Tế - Đại Học Quốc Gia TPHCM 920Đại học Công Nghệ TPHCM - HUTECH 625
Đại Học Kinh Tế -Tài Chính TPHCM 600
Đại Học Nguyễn Tất Thành 600
Kết quả thi THPT quốc gia 2019
Đại Học Kinh Tế Quốc Dân A00, A01, D01, D07 26
Đại học Thủ Đô Hà Nội A00, D01, D78, D90 20
Đại học Công nghệ Giao thông vận tải A00, A01, D01, D07 20
Đại Học Thăng Long A00, A01, D01, D03 19
Đại Học Quốc Tế Hồng Bàng A00, A01, D01, D90 17
Đại học Kỹ Thuật Công Nghệ Cần Thơ A00, A01, C01, D01 16.5
Đại Học Văn Hiến A01, D07, D10, D01 15 Đại Học Công Nghệ và Quản Lý Hữu Nghị A00, A01, C00, D01 15
Đại Học Hoa Sen A00, A01, D01/D03, D09 15 Đại Học Nguyễn Tất Thành A00, A01, D01, D07
15
Đại Học Kinh Tế & Quản Trị Kinh Doanh - Đại Học Thái Nguyên A00, D01, D10
15
Đại học Công nghệ Giao thông vận tải A00, A01, D01, D07 15
Đại Học Điện Lực A00, A01, D07, D01 14 Đại Học Bà Rịa - Vũng Tàu A00, C00, C01, D01 14 Điểm chuẩn xét tuyển học bạ
Đại Học Nguyễn Tất Thành Đại học Công Nghệ TPHCM - HUTECH A00, C01, D01 18
Đại học Công Nghệ TPHCM - HUTECH 20
Để giúp các bạn dễ dàng hơn trong việc lựa chọn trường dưới đây sinh viên kinh tế TPHCM xin chia sẻ top các trường đào tạo ngành logistics của Việt Nam
1. Trường ĐH Ngoại thương Hà Nội: (Đào tạo tốt nhất về xuất nhập)
Trường Đại học Ngoại thương (tên tiếng Anh: Foreign Trade University). Là một trong những trường đại học có thương hiệu về đào tạo nhóm ngành kinh doanh liên quốc gia tại miền Bắc Việt Nam. Đào tạo từ cử nhân cho đến thạc sĩ, tiến sĩ với nhiều loại hình đào tạo.
Sinh viên ngành Kinh doanh quốc tế sau khi tốt nghiệp trường Đại học Ngoại Thương sẽ được trang bị kiến thức chuyên môn, toàn diện thuộc lĩnh vực kinh doanh doanh quốc tế.
Cụ thể, chương trình đào tạo hướng vào hai nhóm kiến thức chính:
Thứ nhất, khối kiến thức giúp sinh viên có kiến thức nền tảng, tổng quan về kinh doanh quốc tế. Môi trường kinh doanh quốc tế, pháp luật trong kinh doanh quốc tế, quan hệ kinh tế quốc tế; tài chính quốc tế, quản trị dự án đầu tư quốc tế.
Thứ hai, khối kiến thức giúp sinh viên tiếp cận và giải quyết các vấn đề cụ thể trong hoạt động kinh doanh quốc tế. Đối với khối kiến thức này, chương trình đào tạo hướng vào các lĩnh vực chuyên môn sâu của kinh doanh quốc tế như: Marketing quốc tế, xuất nhập khẩu, đầu tư quốc tế; thanh toán quốc tế, logistics và vận tải quốc tế…
2. Trường đại học Hàng hải Việt Nam
Là Trường đại học trọng điểm quốc gia, đào tạo đa ngành, đa bậc học từ cao đẳng đến tiến sĩ, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho các ngành kinh tế - xã hội của cả nước.
Ngành đào tạo logistics của trường Đại học Hàng hải Việt Nam bao gồm:
3. Đại học Thương mại - TMU
Trường Đại học Thương mại (tên tiếng Anh: Thuong Mai University, tên giao dịch quốc tế viết tắt: TMU) là trường đại học có các ngành học rất đa dạng, trong đó có ngành học về xuất nhập khẩu và logistics
Trường Đại học Thương mại có Ngành Kinh doanh quốc tế: Chuyên ngành Thương mại quốc tế (E) chuyên đào tạo về xuất nhập khẩu và logistics.
4. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU)
Chuyên ngành thương mại quốc tế
5. Trường Đại học Giao thông Vận tải - Hà Nội
Trường Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội cũng là một trong những đơn vị đứng đầu trong đánh giá Trường đào tạo ngành logistics, xuất nhập khẩu với các ngành sau đây:
Ở khu vực phía Bắc, trường Đại học Giao thông Vận tải là trường có quy mô và chất lượng đào tạo logistics lớn nhất, với số lượng sinh viên đông đảo theo học ngành này.
? Xem chi tiết: Khoá học xuất nhập khẩu online
6. Trường Đại học Kinh tế (UEB) - Đại học Quốc Gia Hà Nội
Khoa Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế (FIBE) chuyên đào tạo xuất nhập khẩu và logistics.
Khoa Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế thuộc Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN có tiền thân là Bộ môn Kinh tế thế giới của Khoa Kinh tế chính trị - ĐH Tổng hợp Hà Nội, được thành lập từ tháng 11/1974. Năm 2007, đồng thời với việc thành lập Trường Đại học Kinh tế (tiền thân là Khoa kinh tế) dựa trên cơ sở 3 bộ môn Kinh tế quốc tế, Quan hệ kinh tế quốc tế và Kinh tế học.
Đào tạo bậc Đại học: ngành Kinh tế quốc tế Hệ chuẩn và Hệ chất lượng cao, bằng kép với ĐH Ngoại Ngữ - ĐHQGHN
7. Học viện Tài Chính - AOF (chuyên sâu nhất về hải quan và thuế)
8. Học viện chính sách và Phát triển (APD)
9. Trường đại học Bách Khoa Hà Nội
Mới đây, năm 2017, Đại học Bách Khoa Hà Nội có thêm ngành Logistics và quản lí chuỗi cung ứng thuộc khoa Cơ khí.
Ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng trường Đại học Bách khoa HN trang bị cho người học đầy đủ kiến thức, kỹ năng chuyên môn và thái độ chuyên nghiệp làm nền tảng vững chắc cho sự thành công của kỹ sư Logistics và Quản lý Chuỗi cung ứng tại các doanh nghiệp, đồng thời có thể đánh giá, thiết kế, vận hành, và cải tiến các hệ thống Logistics và Chuỗi cung ứng trong nước.
10. Trường đại học kinh tế TPHCM (UEH)
Trường đại học kinh tế TP HCM thuộc Top 1000 trường đại học đào tạo kinh doanh tốt nhất thế giới
Ngành Kinh doanh quốc tế đào tạo các kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm về kinh doanh quốc tế, tạo cho sinh viên sự tự tin để có thể thành công trong môi trường kinh doanh toàn cầu.
11. Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM:
Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM - Trường đào tạo ngành logistics nổi tiếng nhất.
Trường được thành lập năm 1988, là trường đa ngành lớn nhất khu vực phía Nam về lĩnh vực giao thông vận tải (trong đó có ngành Logistics), trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải.
Ngành và chuyên ngành đào tạo Logistics gồm:
12. Trường ĐH Ngoại Thương cơ sở 2 (FTU 2)
Là cơ sở đào tạo các chuyên ngành thương mại quốc tế ở phía Nam của trường Đại học Ngoại Thương. Trường được thành lập vào năm 1993, trụ sở tại quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh.
Ngành Kinh tế - Quản trị kinh doanh (Chuyên ngành kinh tế đối ngoại quốc tế/ quản trị kinh doanh quốc tế)
Tương tự Cơ sở Hà Nội
13. Trường ĐH Quốc tế - Đại học quốc gia TP.HCM
Là một trong sáu trường đại học thành viên trực thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, được thành lập vào tháng 12 năm 2003.
Đây là trường đại học công lập đa ngành đầu tiên và duy nhất hiện nay tại Việt Nam sử dụng hoàn toàn tiếng Anh trong công tác đào tạo giảng dạy và nghiên cứu.
14. Trường Đại học Quốc tế RMIT Việt Nam
Là chi nhánh tại châu Á của Đại học RMIT (Melbourne, Úc). Trường giảng dạy nhiều chương trình từ quản trị đến kỹ thuật, đồng thời tổ chức hàng loạt hoạt động ngoại khóa ấn tượng nhằm khuyến khích sinh viên mở rộng phạm vi hiểu biết của bản thân.
Những ngành đào tạo xuất nhập khẩu và logistics bao gồm:
15. Trường Cao đẳng Kinh tế đối ngoại TP.HCM
Đào tạo các tác nghiệp viên ngành Logistics Quốc tế bậc cao đẳng có phẩm chất chính trị vững vàng; Nêu cao đạo đức nghề nghiệp và biết tự rèn luyện sức khỏe tốt; Nắm vững những kiến thức cơ bản về kinh tế xã hội, về kinh tế quốc tế và kiến thức chuyên sâu về nghiệp vụ logistics quốc tế; Có năng lực tổ chức thực hiện, tham gia giải quyết các vấn đề chuyên môn cụ thể trong lĩnh vực logistics. Sinh viên tốt nghiệp ra trường có thể làm việc ở các doanh nghiệp, các cơ quan có hoạt động logistics quốc tế.
16. Trường Đại học Tài chính - Marketing
Ngành Kinh doanh quốc tế - thương mại quốc tế
Sau khi tốt nghiệp, người học có thể công tác tại các đơn vị, các doanh nghiệp:
Kinh doanh, sản xuất hàng hóa liên quan đến thương mại quốc tế
Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, công ty kho vận, tiếp vận, giao nhận; các văn phòng đại diện, các đơn vị kinh doanh đại lý vận tải hàng hóa đường biển, đường bộ, đường không.
Các tổ chức kinh tế, viện nghiên cứu, các trường đại học cao đẳng.
Các cơ quan quản lý thị trường, quản lý thương mại các cấp.
17. Trường Đại học Bách Khoa TP.HCM
Là trường đại học kỹ thuật đầu ngành tại miền Nam Việt Nam, đồng thời là trường đại học trọng điểm quốc gia Việt Nam trực thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
Những ngành đào tạo xuất nhập khẩu và logistics bao gồm:
18. Trường Đại học Hoa Sen
Ngành Kinh doanh quốc tế
Chương trình đào tạo Kinh doanh quốc tế đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân. Có kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khoẻ. Đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Cụ thể chương trình đào tạo thể hiện các mục tiêu giáo dục sau:
Có năng lực vận dụng các kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành ngoại thương như: Nghiệp vụ xuất nhập khẩu, Vận tải, Bảo hiểm, Thanh toán quốc tế, Marketing quốc tế; Quan hệ kinh tế quốc tế, Luật trong Thương mại quốc tế và các tranh chấp. Và các cách giải quyết tranh chấp trong Thương mại quốc tế,…
Có khả năng giao tiếp tiếng Anh trong công việc, học tập và nghiên cứu; có kiến thức về tin học văn phòng.
Có kiến thức căn bản về kinh tế, về kế toán, về quản trị; về tài chính-ngân hàng đáp ứng việc tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập ở trình độ cao hơn hoặc mở rộng sang các chuyên ngành khác.
Có sự hiểu biết và tôn trọng sự khác biệt trong môi trường đa văn hóa trong Kinh doanh quốc tế. Và vận dụng được trong thực tiễn sau khi tốt nghiệp.
19. Trường Đại học kinh tế - Đại học Đà Nẵng
Là ngành học truyền thống của trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng. Được hình thành từ năm 1992 nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế của Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế.
Nhu cầu nhân lực cho lĩnh vực ngoại thương và các ngành hỗ trợ hoạt động ngoại thương. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ mở rộng cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành này. Học chuyên ngành Ngoại Thương sẽ giúp cho sinh viên có kiến thức và kỹ năng để tư duy năng động và sáng tạo. Đáp ứng yêu cầu làm việc của các công ty trong và ngoài nước.
20. Trường Đại học Kinh tế Luật - ĐH Quốc gia TP.HCM
Ngành và chuyên ngành Logistics đào tạo:
Đại học chính quy
Thạc sĩ:
Tiến sĩ:
21. Trường Đại học Văn Lang
Ngành và chuyên ngành Logistics đào tạo:
Đại học chính quy
22. Trường Đại học Tôn Đức Thắng
Ngành và chuyên ngành Logistics đào tạo:
Đại học chính quy
23. Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM
Ngành và chuyên ngành Logistics đào tạo:
Đại học chính quy
- Ngành Khai thác vận tải (Quản trị Logistics)
24. Trường đại học FPT Cần Thơ
Đại học FPT Cần Thơ là một trong những chi nhánh của Đại học FPT, ngụ tại cầu Rau Răm, khu vực 6, Nguyễn Văn Cừ nối dài, phường An Bình, quận Ninh Kiều. Đại học FPT hoạt động dựa trên sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Kinh tế, Công nghệ thông tin, Mỹ thuật… góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh cho người học trước cơ hội việc làm trên thế giới.
Trường áp dụng phương pháp giảng dạy kết hợp giữa lý thuyết và thực hành. Các sinh viên có cơ hội làm việc tại các doanh nghiệp, rèn luyện kỹ năng mềm và thành thạo 2 ngôn ngữ. Riêng chuyên ngành Kinh doanh quốc tế sẽ phù hợp cho những bạn có quan tâm đến Logistics.
25. Trường đại học Duy Tân
Đại học Duy Tân tọa lạc tại địa chỉ 254 Nguyễn Văn Linh, quận Thanh Khê, TP. Đà Nẵng. Đây là trường tư thục đầu tiên có các chương trình giảng dạy đa ngành nghề và lĩnh vực ở miền Trung. Trường hoạt động theo phương châm không chỉ cung cấp kiến thức cho sinh viên mà còn rèn luyện con người về mặt kỹ năng và phẩm chất.
Ngoài ra, Đại học Duy Tân còn liên kết với các trường danh tiếng tại Mỹ và một số nước khác như Đại học Carnegie Mellon, Đại học bang Pennsylvania, Đại học bang California ở Fullerton, Đại học Troy… để tạo điều kiện cho sinh viên tiếp cận với nền giáo dục tiên tiến cũng như cơ hội để lấy bằng quốc tế. Đối với những sinh viên đang quan tâm đến lĩnh vực Logistics, những ngành như Ngoại thương và Kinh doanh thương mại có thể phù hợp.
Xem thêm: Học xuất nhập khẩu online có làm được việc không?
Học xuất nhập khẩu - logistics ra trường làm gì?
Logistics sẽ làm gì? Là một trong những câu hỏi băn khoăn hàng đầu của hầu hết các bạn sinh viên mới chỉ nghe qua đến ngành học này, và ngay cả những bạn đang theo học chuyên ngành Kinh tế đối ngoại đôi khi cũng mập mờ để có thể trả lời sao cho đúng.
Nếu bạn là sinh viên sắp sửa ra trường hay đang theo học ngành Logistics thì đây là cơ hội nóng bỏng để bạn có được một công việc thực sự yêu thích và đam mê, đặc biệt là các bạn đam mê xê dịch. Bạn có thể làm việc tại những công ty hay doanh nghiệp chuyên môn về Logistics, công ty giao nhận hàng hóa, công ty vận tải hay hàng trăm doanh nghiệp có nghiệp vụ Xuất nhập khẩu hàng hóa lớn và nhỏ trên địa bàn TP.HCM.
Đây là ngành dịch vụ hàng đầu đem lại kim ngạch cán cân lớn cho đất nước, nên từ dịch vụ vận tải hay đến dịch vụ giao nhận đều là ngành “hot” hiện nay. Bạn có thể làm dịch vụ về vận tải đường biển, đường hàng không hay đường sắt, đường ống…Ngoài ra, các dịch vụ liên quan đến việc thông quan hàng, các thủ tục thông quan hàng hóa, dịch vụ lưu kho, lưu bãi và cho thuê các kho ngoại quan cũng là tâm điểm việc làm lớn cho sinh viên ngành Logistics. Các vấn đề phát sinh và dịch vụ bảo hiểm tàu, bảo hiểm hàng hóa và dịch vụ bảo vệ quyền lợi liên quan đến Luật pháp cũng là cơ hội để bạn làm việc trong môi trường mới lạ và năng động hơn rất nhiều so với các ngành khác.
Mức lương mới ra trường cho sinh viên từ 6-7tr VNĐ và tăng lương theo từng quý cùng với năng lực là một trong những con số ổn định để những bạn đang theo học ngành Logistics có thể yên tâm theo đuổi đam mê của mình. Nguồn nhân lực về ngành này còn đang thiếu hụt so với các ngành khác, nhưng lại là ngành phát triển rực rỡ trong 10 năm tới. Do đó, bạn hãy chuẩn bị và trang bị cho mình những kiến thức thật vững vàng để cùng phát triển một ngành Logistics bền vững nhé!
1. Nhân viên vận hành kho (Warehouse staff)
Công việc cụ thể
Kiến thức, kỹ năng cần có
Mức lương trung bình: 6.000.000 - 8.000.000 VNĐ.
2. Nhân viên kinh doanh
Công việc cụ thể
Kiến thức, kỹ năng cần có
Mức lương trung bình: 6.000.000 - 8.000.000 VNĐ.
3. Nhân viên chứng từ
Công việc cụ thể
Kiến thức, kỹ năng cần có
Mức lương trung bình: 6.000.000 - 8.000.000 VNĐ.
4. Nhân viên cảng
Công việc cụ thể
Kiến thức, kỹ năng cần có
Mức lương trung bình: 6.000.000 - 8.000.000 VNĐ
5. Chuyên viên thu mua (Purchasing staff)
Công việc cụ thể
Kiến thức, kỹ năng cần có
Mức lương trung bình: 8.000.000 - 10.000.000 VNĐ.
6. Nhân viên giao nhận (Forwarder)
Công việc cụ thể
Kiến thức, kỹ năng cần có
Mức lương trung bình: 6.000.000 - 8.000.000 VNĐ.
7. Nhân viên hiện trường (Operation staff)
Công việc cụ thể
Kiến thức, kỹ năng cần có
Mức lương trung bình: 6.000.000 - 8.000.000 VNĐ.
8. Nhân viên hải quan (Customs Clerk)
Công việc cụ thể
Kiến thức, kỹ năng cần có
Mức lương trung bình: 3.000.000 - 6.000.000 VNĐ (cơ bản theo biên chế)
9. Chuyên viên thanh toán quốc tế
Công việc cụ thể
Kiến thức, kỹ năng cần có
Mức lương trung bình: 6.000.000 - 8.000.000 VNĐ
10. Nhân viên chăm sóc khách hàng (Customer service)
Công việc cụ thể
Kiến thức, kỹ năng cần có
Mức lương trung bình: 6.000.000 - 8.000.000 VNĐ
1. Thực trạng nhân lực ngành Logistics tại Việt Nam hiện nay
Theo điều tra của Viện Nghiên Cứu và Phát Triển - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, hiện nay nhân lực của các công ty Logistics chủ yếu được đào tạo thông qua công việc hàng ngày chiếm tới 80,26%; tiếp đó là 23,6% lao động tham gia các khóa đào tạo trong nước; 6,9% thuê các chuyên gia nước ngoài đào tạo; và 3,9% tham gia các khóa đào tạo ở nước ngoài.
Qua đây có thể thấy rằng nhân lực được đào tạo chuyên nghiệp, bài bản trong lĩnh vực này quá ít so với tốc độ phát triển của ngành. Phần lớn kiến thức những người làm công việc ngành Logistics hiện nay có được là từ thực tiễn khi làm đại lý hoặc làm đối tác cho các công ty nước ngoài chuyên về lĩnh vực dịch vụ này.
Bên cạnh đó, theo đánh giá sơ bộ, ngành Logistics còn đang là một trong những ngành có mức lương “khủng” nhất hiện nay. Ở Việt Nam, mức lương khởi điểm của một nhân viên Logistics vào khoảng 6.000.000 - 7.000.000 VND/tháng; mức lương trung bình của vị trí Quản lý Logistics là 3,000 - 4,000 USD/tháng và Giám đốc Chuỗi cung ứng là 5,000 - 7,000 USD/tháng.
Nguồn nhân lực cơ bản của ngành này không ít, nhưng tìm kiếm nhân lực chất lượng có thể đảm đương các vị trí chuyên môn, quản lý quan trọng thì lại vô cùng khó. Vậy nên để gia nhập thị trường nhân lực chất lượng cao ngành Logistics, bạn cần không ngừng trau dồi kiến thức cũng như kỹ năng để không bị tụt hậu.
2. Cộng đồng và các kênh thông tin tuyển dụng công việc ngành Logistics
Tự trau dồi kiến thức và kỹ năng bằng cách nào?
Trước hết bạn có thể tham gia các diễn đàn, website trên internet để học hỏi kinh nghiệm cũng như cập nhật thông tin, những đổi mới của ngành như Kienthucxuatnhapkhau.com, giadinhxuatnhapkhau.vn, weblogistics.vn, Logistics4vn, trang web của các hãng tàu, công ty dịch vụ Logistics… Trên facebook thì có các fanpage Gia đình xuất nhập khẩu - logistics, Kỹ năng xuất nhập khẩu, wiki xuất nhập khẩu, LOGISTICS VIETNAM…
Và tất nhiên cũng đừng quên cập nhật các trang đăng tin tuyển dụng chuyên nghiệp mỗi ngày như jobnow.com, leanhhr, timviecnhanh, mywork, topcv.vn, vietnamworks… để không bỏ lỡ các cơ hội việc làm thích hợp nhé.
3. CV xin việc ngành Logistics
Trong bộ hồ sơ xin việc ngành Logistics thì một bản CV ấn tượng, chuyên nghiệp là điều không thể thiếu. Nhà tuyển dụng có thể đánh trượt bạn bất cứ lúc nào nếu bạn không biết cách trình bày một CV xin việc khoa học, súc tích mà vẫn đầy đủ năng lực. Bạn có thể tham khảo Cách viết CV xin việc ngành xuất nhập khẩu, Logistics để tự hoàn thiện CV của bản thân.
Hoặc tham khảo các mẫu CV khác của từng công việc cụ thể ngành xuất nhập khẩu, Logistics.
Nếu như bạn là người học trái ngành, bạn muốn học Logistics thực tế để phục vụ cho công việc thì bạn nên học từ những kiến thức mang tính nền tảng trước (lý thuyết) sau đó mày mò thêm các chứng từ Logistics để thực hành.
Bạn cũng nên có 1 người thầy (người làm nghề logistics) hướng dẫn thêm những kiến thức mang tính thực tế để có thể làm được nghề Logistics.
Để định hướng rõ hơn cho những bạn mới học logistics, muốn tự học Logistics, xin gợi ý cho bạn lộ trình học logistics một cách hiệu quả gồm những nội dung dưới đây:
Tham khảo thêm:
Link nội dung: https://world-link.edu.vn/hoc-nganh-logistics-o-dau-a56920.html