Vai trò của nông dân trong phát triển kinh tế lâm nghiệp và các giải pháp để giám nghèo bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 - 2030

Thực hiện đường, lối, chủ trương của Đảng, các chính sách của Nhà nước về việc hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế lâm nghiệp gắn với bảo vệ và phát triển rừng bền vững. Trong những năm qua, các cấp Hội Nông dân trong cả nước đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động hội viên tích cực tham gia trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng; tổ chức trao hàng nghìn cây giống cho hội viên, nông dân; đồng thời, phối hợp với các đơn vị chuyên môn tổ chức hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc cây rừng cho những hộ dân có nhu cầu. Hằng năm, các cấp Hội đăng ký xây dựng mô hình điểm cộng đồng trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng cây gỗ lớn. Bên cạnh đó, các cấp HND còn tổ chức những đợt ra quân trồng cây gây rừng nhân dịp đầu xuân năm mới; chủ động đề xuất với cấp ủy, chính quyền cùng cấp tạo điều kiện, kinh phí để Hội triển khai các mô hình, dự án phát triển sản xuất gắn với trồng, bảo vệ, phát triển rừng.thu hoạch hồi tại bình liêu.jpg

Các cấp Hội Nông dân đã phát huy hiệu quả nguồn vốn của Quỹ Hỗ trợ nông dân, tích cực phối hợp với hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, các ngân hàng thương mại trên địa bàn để hỗ trợ hội viên, nông dân vay vốn phát triển các mô hình kinh tế trồng rừng, cây bản địa, ươm cây giống gắn với việc khoanh nuôi, bảo vệ, phát triển rừng. Tổ chức hỗ trợ, hướng dẫn hội viên, nông dân liên kết, phát triển các mô hình HTX, tổ hợp tác, chi, tổ hội nghề nghiệp liên quan đến kinh tế rừng; tìm kiếm, giới thiệu, làm cầu nối để doanh nghiệp liên kết với nông dân trong cung ứng vật tư đầu vào, đầu ra theo chuỗi giá trị. Thông qua đó, nhiều diện tích đất rừng đã được phủ xanh, một mặt cải thiện môi trường sinh thái, mặt khác còn giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho hội viên, nông dân.

Thông qua các hoạt động tổ chức Hội Nông dân các cấp, hàng trăm ngàn hộ nông dân được giao đất, giao rừng đã phát triển kinh tế rừng và hợp tác phát triển kinh doanh, chế biến các sản phẩm lâm nghiệp, làm giàu từ rừng và canh tác nông nghiệp trên đất đồi rừng. Trồng rừng và phát triển các sản phẩm gỗ và ngoài gỗ cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu đã trở thành phương thức sản xuất hiệu quả, giúp hàng triệu hộ nông dân ở các vùng rừng núi thoát nghèo, cải thiện đời sống, tạo việc làm, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, đặc biệt ở các vùng miền núi, các vùng khó khăn, ... từ đó đã góp phần tăng độ che phủ rừng trên 42% vào năm 2020, hoàn thành chỉ tiêu cơ bản được Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng xác định. Đồng thời, đóng cửa khai thác gỗ toàn bộ 10,3 triệu ha rừng tự nhiên, hình thành hệ thống rừng đặc dụng trên 2,2 triệu ha, rừng phòng hộ trên 4,6 triệu ha.

Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, việc phát huy vai trò của tổ chức Hội Nông dân trong việc hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế lâm nghiệp gắn với bảo vệ và phát triển rừng bền vững còn gặp rất nhiều khó khăn, thách thức, đó là:

- Đời sống của đa số nông dân nơi trồng rừng gặp nhiều khó khăn, mặt khác những nơi phát triển kinh tế lâm nghiệp với địa hình phức tạp, (đồi núi chia cắt mạnh), hạ tầng thấp kém, giao thông đi lại không thuận lợi, dân cư trên địa bàn chủ yếu lại là người đồng bào dân tộc thiểu số, sống không tập trung, ...

Ý thức chấp hành pháp luật về bảo vệ rừng của không ít hộ nông dân còn hạn chế. Tình trạng chặt, phá rừng, vô tình để xảy ra cháy rừng, săn bắt động vật trái phép; phá rừng để trồng các cây trồng khác kiếm kế sinh nhai hàng năm không giảm mà xu hướng còn tăng.

- Một số cơ chế, chính sách nhằm phát triển lâm nghiệp và bảo vệ rừng còn thiếu đồng bộ, chồng chéo, khó thực hiện, chưa phù hợp, chậm sửa đổi, bổ sung, chưa khuyến khích, tạo điều kiện hỗ trợ cho nông dân tự giác, trách nhiệm phát triển kinh tế lâm nghiệp và bảo vệ rừng hiệu quả.

Kinh phí thực hiện các chương trình, dự án đã được phê duyệt, nhưng triển khai còn chậm, ảnh hưởng đến việc giao rừng, đất rừng cho nông dân phát triển kinh tế lâm nghiệp.Quy định quyền do các hộ gia đình nông dân tự công nhận thông qua quy ước, hương ước thiếu tính pháp lý, nông dân chưa yên tâm trong quản lý, sử dụng đất rừng để phát triển kinh tế lâm nghiệp. Điều kiện được giao rừng; thời hạn, hạn mức giao rừng, khai thác gỗ với mục đích thương mại; cơ chế hưởng lợi, tiêu thụ sản phẩm chưa rõ.Việc giao đất, giao rừng còn chậm và có sự chồng chéo, trùng lặp giữa hộ gia đình nông dân với tổ chức, hồ sơ giao đất cho hộ thiếu rõ ràng, khó nhận biết trên thực địa (bản đồ không có tọa độ, không mô tả rõ ràng), nhiều nơi quy mô trồng rừng nhỏ lẻ, manh mún, nhiều chủng loại cây trồng giá trị thấp. Rừng giao cho các hộ nông dân phần lớn là rừng nghèo ở vùng sâu, vùng xa, nguồn thu từ rừng rất thấp, nên ảnh hưởng đến phát triển và bảo vệ rừng.Một số địa phương, các cấp, các ngành thiếu sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và thiếu nguồn lực đầu tư nên người nông dân được giao nhiệm vụ bảo vệ chăm sóc rừng kết hợp phát triển kinh tế lâm nghiệp thì thường phải chờ đợi. Khi đã chờ đợi thì chế độ hỗ trợ cùng chờ đợi, phương án sản xuất lúng túng làm cho nguy cơ xâm hại đến rừng là một thực tế.Người trồng rừng và tham gia quản lý chủ yếu là các hộ nông dân người dân tộc thiểu số có mức sống nghèo, trình độ nhận thức còn hạn chế, điều kiện đang còn khó khăn, thiếu vốn, vật tư, khoa học - kỹ thuật nên chưa có điều kiện đầu tư trồng rừng thâm canh mà chủ yếu đang tự phát, quảng canh, nên năng suất rừng trồng chưa Các chính sách khuyến khích phát triển một số loài cây chủ lực, cây bản địa quý hiếm (như Lim, Gõ, Sến, Táu, Giổi, …) phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu chưa được quan tâm.Cơ chế, chính sách để khuyến khích và chăm lo tới đời sống của người trồng rừng so với người sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản còn khoảng cách lớn cần được quan tâm hơn.

Để hỗ trợ nông dân tích cực hưởng ứng, có trách nhiệm tham gia phát triển kinh tế lâm nghiệp gắn với bảo vệ và phát triển rừng bền vững, đề nghị giải quyết một số vấn đề chủ yếu sau:

Một là, Thường xuyên giáo dục, tuyên truyền về mục đích, yêu cầu, ý nghĩa, tác dụng của việc phát triển kinh tế rừng và bảo vệ rừng, tăng cường vận động nông dân nâng cao tinh thần trách nhiệm, tích cực, chủ động tham gia phát triển kinh tế lâm nghiệp, quản lý và bảo vệ rừng gắn với xây dựng nông thôn mới và phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở (thời gian vừa qua lượng và chất tuyên truyền về lĩnh vực phát triển kinh tế lâm nghiệp và bảo vệ rừng là quá ít, chưa đủ sức tạo thành phong trào).Hai là, Sự nghiệp trồng rừng và bảo vệ rừng vô cùng khó khăn, phức tạp. Do vậy, phải đẩy mạnh việc giao đất lâm nghiệp, giao rừng cho hộ nông dân. Đặt người nông dân làm vị trí trung tâm và vai trò chủ thể để thực hiện phát triển kinh tế lâm nghiệp. Có cơ chế, chính sách đặc thù khuyến khích phát triển kinh tế rừng, coi nghề sống chính của nông dân ở những nơi có đất lâm nghiệp phải bằng nghề trồng rừng, phải bảo đảm cho người trồng rừng hưởng thụ bằng hoặc hơn với người sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản (coi đây là lĩnh vực đặc biệt), gắn với xoá đói, giảm nghèo, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực phục vụ cho gia đình và tương lai đất nước nhất là với đồng bào dân tộc thiểu số, nhằm rút ngắn khoảng cách về mọi mặt giữa các vùng, miền, khu vực bảo đảm an sinh, góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước.Ba là, Nghiên cứu tăng mức hỗ trợ cho người dân trồng rừng và bảo vệ rừng, đồng thời căn cứ vào tình hình thực tế phải được điều chỉnh kịp thời theo từng giai đoạn. Xây dựng Quỹ Hỗ trợ phát triển rừng, chế độ bảo hiểm cho người trồng và bảo vệ rừng.Bốn là, Sớm có quy hoạch và phân vùng định hướng cho phát triển kinh tế lâm nghiệp phù hợp và hiệu quả, quy định cụ thể khu vực, loại rừng, loại cây trồng để khai thác gỗ làm nguyên liệu phát triển kinh tế, mặt khác cũng phải quy định khu vực phát triển rừng phòng hộ, rừng phủ xanh, chống xói mòn, bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu, góp phần bảo đảm quốc phòng, giữ bình yên cuộc sống cho đồng bào, nhất là an ninh nơi biên giới, hải đảo.Năm là, Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, tổ chức hướng dẫn bà con nông dân kỹ thuật trồng rừng, bảo vệ rừng, chuyển giao khoa học - kỹ thuật, tập huấn khuyến nông, khuyến lâm, xây dựng mô hình điển hình về trồng rừng, chia sẻ thông tin. Có chính sách ưu đãi về vay vốn, mua giống, vật tư, phương tiện phát triển kinh tế lâm nghiệp gắn với bảo vệ và phát triển rừng; khuyến khích cho các hộ nông dân được chuyển đổi rừng, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất để liên doanh, liên kết giữa hộ nông dân với các doanh nghiệp, cá nhân, không để nông dân bị đói nghèo vì rừng; không để đất lâm nghiệp trở thành đất trống, đồi núi trọc, trồng rừng, phát triển rừng, biến rừng xấu, rừng nghèo thành tốt, kém hiệu quả thành hiệu quả.Sáu là, Phát động phong trào toàn dân tham gia phát triển rừng và bảo vệ rừng, kịp thời phát hiện ngăn chặn và xử lý các dấu hiệu hành vi chặt phá khai thác gỗ bất hợp pháp và các loại động, thực vật cấm. Hạn chế tối đa du canh, du cư, không thể bằng mọi giá vì lợi ích kinh tế mà hy sinh đến phát triển rừng. Chủ động phòng chống cháy rừng, thường xuyên làm tốt công tác thi đua khen thưởng, biểu dương kịp thời những người có thành tích xuất sắc trong phát triển và bảo vệ rừng.

Theo vca.org.vn

Link nội dung: https://world-link.edu.vn/lam-nghiep-co-vi-tri-dac-biet-trong-phat-trien-kinh-te-xa-hoi-va-co-vai-tro-a56987.html