Những sự thật thú vị về khối Thịnh vượng Chung

Nữ hoàng Anh Elizabeth II (Ảnh: Tribune)
Nữ hoàng Anh Elizabeth II (Ảnh: Tribune)

Các quốc gia nằm trong khối Thịnh vương Chung có tổng dân số gần bằng 1/3 dân số thế giới, tương đương khoảng 2,4 tỷ người trên dân số toàn cầu 7,4 tỷ. Dân số của khối khá trẻ, nhiều trong số đó dưới 30. Quốc gia có dân số đông nhất khối là Ấn Độ, chiếm khoảng một nửa tổng số dân. Trong khi đó, có 31 quốc gia thành viên có dân số ít hơn hoặc bằng 1,5 triệu người mỗi nước.

Trong 53 quốc gia thành viên của khối Thịnh vượng Chung, không phải quốc gia nào cũng từng là thuộc địa của Đế quốc Anh. Rwanda và Mozambique gia nhập khối lần lượt vào các năm 2009 và 1995 và họ chưa từng bị Anh đô hộ. Một số nước thành viên cũng từng rút ra hoặc bị khai trừ khỏi khối. Cựu Tổng thống Robert Mugabe đã rút Zimbabwe ra khỏi khối năm 2003 sau khi bị cáo buộc gian lận bầu cử và bị đình chỉ tư cách thành viên. Một số trường hợp các quốc gia đã rút ra rồi lại tái gia nhập như Nam Phi, Pakistan. Quốc gia cuối cùng rời khỏi khối là Madives vào năm 2016.

Trong 53 quốc gia, chỉ có 16 quốc gia coi Nữ hoàng Anh Elizabeth II là người đứng đầu nhà nước, 6 vương quốc khác có vua trị vì cho riêng mình là Lesotho, Swaziland, Brunei Darussalam, Malaysia, Samo, Tonga. 31 quốc gia theo chế độ Cộng hòa.

Một cuộc họp của lãnh đạo các quốc gia nằm trong khối Thịnh vượng chung (Ảnh:Getty)

Một cuộc họp của lãnh đạo các quốc gia nằm trong khối Thịnh vượng chung (Ảnh:Getty)

Tổng diện tích của khối khá lớn, với Canada là nước có diện tích lớn thứ 2 thế giới hay Ấn Độ và Australia cũng là những nước rộng lớn. Nhưng khối cũng có nhiều đất nước có diện tích nhỏ như Nauru, Samoa, Tuvalu và Vanuatu.

Tên cũ của khối là Khối Thịnh vượng Chung Anh. Sau năm 1949, khối Thịnh vượng Chung hiện đại đã ra đời và các thành viên quyết định bỏ chữ Anh ra khỏi tên khối. Từ đó tới nay, có 2 người đã lãnh đạo khối là Vua George VI và Nữ hoàng Elizabeth II. Các thành viên sáng lập của khối Thịnh vượng Chung là Australia, Canada, Ấn Độ, New Zealand, Pakistan, Nam Phi, Sri Lanka và Anh với mục đích ban đầu nhằm thành lập hiệp hội tự do của các nước độc lập.

Khối Thịnh vượng Chung không có Hiến pháp. Năm 2012, khối ban hành Hiến chương 16 điểm về những giá trị các thành viên trong khối bao gồm: dân chủ, bình đẳng giới, phát triển bền vững và hoà bình và an ninh quốc tế.

Các nền kinh tế trong khối Thịnh vượng Chung (Đồ họa: BBC)

Các nền kinh tế trong khối Thịnh vượng Chung (Đồ họa: BBC)

Anh là quốc gia có tổng sản phẩm quốc nội GDP cao nhất trong khối. Theo BBC, Ấn Độ có thể sớm chiếm vị trí số 1 thay Anh. Tổng GDP của 53 nước thành viên là 10 nghìn tỷ USD, cao gần bằng Trung Quốc (11 nghìn tỷ) và bằng hơn một nửa của Mỹ (19 nghìn tỷ USD).

Trên thế giới có nhiều hơn một khối Thịnh vương Chung như khối La Francophonie. Đây là cộng đồng các quốc gia và vùng lãnh thổ có sử dụng tiếng Pháp hay gọi tắt là Cộng đồng Pháp ngữ. Sau sự sụp đổ của Liên xô năm 1991, Cộng đồng các quốc gia độc lập đã ra đời, bao gồm các nước cựu thành viên của Liên Xô.

Đức Hoàng

Theo BBC

Link nội dung: https://world-link.edu.vn/khoi-thinh-vuong-a57215.html