Kinh nguyệt đến mang theo vô vàn triệu chứng như đau bụng kinh, chướng bụng, cảm giác ẩm ướt khó chịu và cả “cơn ác mộng” mang tên tràn băng khi ngủ. Một trong số những vấn đề được phái đẹp quan tâm hàng đầu trong những ngày “dâu rụng” là làm thế nào để không bị tràn băng khi ngủ. Nếu bạn cũng chưa biết cách, hãy tham khảo một số mẹo được bật mí trong bài viết này nhé!
Có thể kể đến những nguyên nhân gây tràn băng vào ban đêm phổ biến nhất như:
Hiện nay có nhiều loại băng vệ sinh khác nhau có thiết kế, kích thước, dung tích chứa khác nhau phù hợp với từng thời điểm trong chu kỳ kinh nguyệt. Ban đêm, khi chúng ta nằm ngủ lượng máu kinh sẽ dễ bị chảy tràn hơn nên các nhà sản xuất thiết kế riêng loại băng vệ sinh chuyên dùng cho ban đêm.
Băng vệ sinh ban đêm có đặc điểm dài hơn, rộng hơn, thấm hút được nhiều hơn. Nếu dùng đúng loại này, phái nữ sẽ hạn chế được tình trạng tràn băng. Ngược lại, nếu lượng máu kinh nhiều nhưng lại dùng băng vệ sinh ban ngày cho thời điểm ban đêm, việc tràn băng là khó tránh khỏi.
Băng vệ sinh nên được thay khoảng 4 - 6 tiếng mỗi lần tùy thuộc vào lượng máu kinh. Lượng máu ra càng nhiều, khoảng cách giữa các lần thay băng vệ sinh càng nên được rút ngắn. Việc này không chỉ giúp đảm bảo vệ sinh thân thể mà còn giúp chống tràn hiệu quả. Những cô nàng thường xuyên bị tràn băng vào ban đêm rất có thể đã quên mất việc thay băng vệ sinh mới trước khi đi ngủ.
Vào ngày “đèn đỏ”, phái nữ thường cảm thấy khó chịu vùng bụng dưới nên thích mặc những chiếc quần rộng, chun lỏng để có cảm giác thoải mái hơn. Tuy nhiên, quần lót rộng khiến băng vệ sinh không được ôm chặt vào cơ thể, dễ bị xô lệch khi thay đổi tư thế ngủ. Đây chính là một trong những nguyên nhân gây tràn băng vào ban đêm.
Các loại băng vệ sinh kém chất lượng làm từ chất liệu có độ thấm hút không tốt. Thiết kế không tối ưu nên chống tràn không hiệu quả. Khi dùng những sản phẩm này, nguy cơ tràn băng cao đồng thời tiềm ẩn nhiều mối nguy cho sức khỏe phụ nữ.
Ngoài ra, tràn băng ban đêm còn do thói quen ngủ của phụ nữ. Một số người thay đổi tư thế liên tục khi ngủ. Chính điều này khiến băng vệ sinh dễ bị xô lệch và tăng nguy cơ tràn băng.
Căn cứ vào những nguyên nhân trên đây, chúng ta có thể trả lời được câu hỏi: "Làm thế nào để không bị tràn băng khi ngủ?". Một số cách dưới đây bạn có thể áp dụng để khắc phục tình trạng máu kinh chảy tràn tạo thành những vết ố cứng đầu khó giặt sạch trên chăn ga đệm.
Tốt nhất, bạn nên chọn loại băng vệ sinh ban đêm chuyên dụng hoặc chọn băng vệ sinh có kích thước lớn. Buổi tối, bạn nên chọn kích thước băng vệ sinh từ 29 - 35 cm. Thậm chí, nếu có lượng máu kinh nhiều, bạn có thể chọn băng vệ sinh có chiều dài lên đến 42 cm.
Kích thước này đủ để thấm hút lượng máu kinh để tránh việc bạn phải thức giấc thay băng vệ sinh lúc nửa đêm. Các loại băng vệ sinh có cánh cũng hạn chế tình trạng tràn viền và khiến máu kinh thấm xuống ga nệm.
Một số phụ nữ có lượng máu kinh chảy rất nhiều hoặc thường xuyên thay đổi tư thế ngủ vào ban đêm có thể cân nhắc dùng tấm thảm lót chống thấm. Với tấm thảm lót này, nếu không may bị tràn băng cũng không làm bẩn ga nệm. Thảm chống thấm rất dễ vệ sinh làm sạch.
Làm thế nào để không bị tràn băng khi ngủ? Một trong những gợi ý khác là sử dụng cốc nguyệt san. Cốc nguyệt san là sản phẩm vệ sinh phụ nữ được thiết kế dạng cốc, làm từ silicon chuyên dụng trong y tế. Cốc nguyệt san được thiết kế vừa vặn với âm đạo để hứng máu kinh, không cho máu kinh chảy tràn ra ngoài.
Khi lượng máu kinh chảy đầy cốc, bạn chỉ cần lấy cốc nguyệt san ra khỏi âm đạo, đổ chất lỏng đi rồi đặt lại vào âm đạo. Cốc nguyệt san có thể tái sử dụng trong 5 - 10 năm nên được nhiều phụ nữ lựa chọn để thay thế băng vệ sinh.
Băng vệ sinh tampon được coi là một dụng cụ y tế được làm từ tơ tằm hoặc 100% cotton nên an toàn tuyệt đối. Tampon được thiết kế với hình trụ nhỏ, dễ dàng đưa vào âm đạo. Khi gặp chất lỏng, nó sẽ thấm hút hiệu quả, hạn chế tình trạng máu kinh chảy tràn ra ngoài.
Tampon có loại 2 giọt với khả năng thấm hút bình thường và loại 4 giọt với khả năng thấm hút cực tốt. Nếu dùng ban đêm, bạn nên chọn loại siêu thấm hút để không phải thức dậy thay tampon giữa đêm.
Trên thị trường hiện nay đã có sản phẩm quần lót nguyệt san giúp phái nữ giải quyết nỗi lo tràn băng ngày “đèn đỏ”. Loại quần đặc biệt này được thiết kế với 4 lớp, trong đó có một lớp có khả năng thấm hút tương đương 3 - 5 chiếc băng vệ sinh thông thường, 1 lớp chống tràn cực đỉnh và một lớp cố định hạn chế xô lệch khi mặc. Đặc biệt là chiếc quần này có thể tái chế, vừa tiết kiệm chi phí vừa bảo vệ môi trường.
Làm thế nào để không bị tràn băng khi ngủ? Ngoài những cách trên đây, nữ giới cũng cần lưu ý dán băng vệ sinh đúng chuẩn, dùng quần lót vừa vặn chống xô lệch và nằm ngủ với tư thế thích hợp. Với những phụ nữ có lượng máu kinh nhiều, tư thế nằm tốt nhất là nằm nghiêng, hơi co người. Một số cách giảm mệt mỏi khi hành kinh sẽ giúp phụ nữ có giấc ngủ ngon hơn, ít trở mình nên cũng hạn chế được tình trạng tràn băng.
Hy vọng với những thông tin trên đây, phái nữ đã tìm ra nguyên nhân khiến mình thường xuyên gặp tình trạng tràn băng và biết cách làm thế nào để không bị tràn băng khi ngủ. Bạn có thể áp dụng nhiều cách cùng lúc để cảm thấy yên tâm hơn và có một giấc ngủ đêm thật thoải mái trong những ngày “đèn đỏ” bạn nhé!
Link nội dung: https://world-link.edu.vn/cach-dung-bang-ve-sinh-khong-bi-tran-a57391.html