Trẻ chậm phát triển so với tuổi: Dấu hiệu, nguyên nhân, chẩn đoán

Trẻ chậm phát triển gây nhiều khó khăn, cản trở trong học tập, sinh hoạt hàng ngày và tương lai. Đây không chỉ là vấn đề của cá nhân mà còn là gánh nặng của xã hội, cần đặc biệt chú ý. Vậy như thế nào sẽ được gọi là trẻ chậm phát triển?

Trẻ chậm phát triển so với tuổi

Trẻ chậm phát triển là gì?

Trẻ chậm phát triển là tình trạng trẻ chậm các kỹ năng về thể chất, cảm xúc, xã hội, giao tiếp và tư duy so với bình thường. Điều này có nghĩa là trẻ sẽ chậm hơn so với những trẻ khác ở một hoặc một số khía cạnh như vận động, giao tiếp, suy nghĩ, học tập hay ứng xử xã hội.

Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ, ước tính trung bình cứ 6 trẻ sẽ có 1 trẻ bị chậm phát triển tại Mỹ. Tỷ lệ trẻ có dấu hiệu chậm phát triển ở ít nhất 1 lĩnh vực lên đến 17%.

Chậm phát triển ở trẻ có thể chỉ diễn ra trong một khoảng thời gian ngắn nhưng cũng có thể là vấn đề sức khỏe lâu dài tùy thuộc vào nguyên nhân gây nên tình trạng này. Trường hợp trẻ chậm phát triển kéo dài sẽ được gọi là khuyết tật phát triển, ví dụ khuyết tật học tập, bại não, khuyết tật trí tuệ… (1)

Sự phát triển của trẻ sẽ khác nhau, tùy thuộc vào nhiều yếu tố như thể trạng sức khỏe, dinh dưỡng, cách nuôi dạy con,… Hầu hết, trẻ có thể đạt được những mốc phát triển nhất định theo lứa tuổi. Một số trẻ có thể đạt được những mốc này chậm hơn một chút so với trẻ đồng trang lứa nhưng điều đó không có nghĩa là trẻ bị chậm phát triển. Do đó, bố mẹ không phải quá lo lắng. Quan trọng là cần được thăm khám sức khỏe định kỳ để bác sĩ theo dõi, đánh giá tổng trạng sức khỏe và phát triển.

Chậm phát triển khi không được can thiệp
Chậm phát triển khi không được can thiệp, hỗ trợ phù hợp ngay từ nhỏ, trẻ sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn trong tương lai.

Các loại chậm phát triển ở trẻ em

Sự phát triển của trẻ không chỉ được đánh giá qua sự phát triển thể chất mà nó còn bao gồm nhiều khía cạnh khác. Ngay từ khi sinh ra, trẻ phát triển, lớn dần, học hỏi và dần hoàn thiện các kỹ năng - quá trình này kéo dài cho đến suốt đời. Bố mẹ có thể nhận thấy sự phát triển của trẻ khi quan sát sự thay đổi của trẻ qua từng ngày, cách trẻ tương tác với những thứ xung quanh, học hỏi các kỹ năng như giao tiếp, di chuyển… (2)

Dựa vào những lĩnh vực phát triển khác nhau, trẻ chậm phát triển được phân làm 6 nhóm:

1. Trẻ chậm phát triển toàn diện

Chậm phát triển toàn diện (Global Developmental Delay - GDD) là tình trạng trẻ gặp khó khăn trong hai hoặc nhiều lĩnh vực phát triển cùng lúc. Tình trạng này thường xảy ra ở trẻ sơ sinh, trẻ dưới 5 tuổi có dấu hiệu chậm phát triển trong ít nhất 6 tháng.

2. Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ

Chậm phát triển ngôn ngữ là dạng phổ biến nhất trong các loại chậm phát triển ở trẻ, gây khó khăn trong việc tiếp nhận thông tin và học tập, bao gồm chậm nói và khó khăn khi sử dụng ngôn ngữ, hiểu lời nói của người khác.

Vì vậy, bố mẹ nên chú ý quan sát sự phát triển ngôn ngữ của trẻ nhằm phát hiện và can thiệp sớm nếu có bất thường. Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ có thể do trẻ tiếp xúc với nhiều ngôn ngữ ở giai đoạn đầu (khi mới biết đi), khuyết tật học tập, rối loạn cảm xúc, suy giảm thính lực, rối loạn phổ tự kỷ hoặc do thiếu quan tâm, chăm sóc không đúng cách.

Trẻ được xem là chậm phát triển ngôn ngữ nếu:

Chậm phát triển ngôn ngữ ở trẻ bao gồm chậm nói
Chậm phát triển ngôn ngữ ở trẻ bao gồm chậm nói và khó khăn khi sử dụng ngôn ngữ, hiểu lời nói của người khác.

3. Trẻ chậm phát triển thị lực

Tầm nhìn và thị lực của trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi còn nhiều hạn chế, thường chưa thể nhìn rõ nét. Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên, khả năng phối hợp cả hai mắt trở linh hoạt hơn, tầm nhìn được cải thiện. Tuy nhiên, một số trường hợp trẻ gặp khó khăn trong quá trình này dẫn đến chậm phát triển thị lực. Tình trạng này có thể xảy ra do trẻ bị tật khúc xạ (viễn thị, cận thị, nhược thị - thị lực kém ở một bên mắt), đục thủy tinh thể bẩm sinh, bệnh võng mạc do sinh non hay lác mắt.

Trẻ được xem là chậm phát triển thị lực nếu:

Trẻ chậm phát triển thị lực cần được phát hiện và điều trị sớm nằm giúp trẻ cải thiện thị lực và tầm nhìn, có thể phát triển một cách toàn diện. Tùy vào từng trường hợp cụ thể, việc điều trị có thể bao gồm đeo kính, kính áp tròng, sử dụng dụng cụ chuyên dụng để che mắt hoặc phẫu thuật.

4. Trẻ chậm phát triển vận động

Chậm phát triển vận động ở trẻ bao gồm các trường hợp trẻ gặp khó khăn trong vận động thô - khả năng phối hợp các cơ lớn hoặc vận động tinh - khả năng phối hợp các cơ nhỏ. Chậm phát triển vận động thô, trẻ có thể gặp khó khăn khi lật người, ngồi dậy, đi hay bò.

Chậm phát triển vận động tinh thường gặp như trẻ gặp khó khăn điều khiển các ngón tay, khó cầm nắm, viết hay tô màu. Trẻ bị chậm phát triển vận động có thể do các vấn đề như mất điều hòa vận động, bại não, chậm phát triển nhận thức, nứt đốt sống hay mắc phải một số bệnh lý ảnh hưởng đến thị lực, cơ bắp.

Trẻ được xem là chậm phát triển vận động nếu:

Trẻ có bất kỳ dấu hiệu chậm phát triển nào nên được bác sĩ thăm khám và điều trị sớm, kịp thời. Chậm phát triển vận động mức độ nhẹ ở trẻ nhỏ có thể được cải thiện bằng các bài tập khuyến khích vận động tại nhà. Nhưng trẻ lớn hơn, tình trạng chậm phát triển nghiêm trọng hơn, bác sĩ sẽ chỉ định tập vật lý trị liệu phù hợp, có thể cần điều trị can thiệp tùy trường hợp.

5. Trẻ chậm phát triển trí tuệ

Chậm phát triển trí tuệ là tình trạng trẻ chậm phát triển về mặt nhận thức, suy nghĩ, học tập và hiểu thông tin, khiến trẻ gặp khó khăn khi tiếp nhận những thông tin mới và xử lý vấn đề. Điều này có thể do nhiều nguyên nhân như vấn đề khiếm khuyết di truyền; sức khỏe trước sinh của thai phụ không tốt; thai phụ hoặc trẻ thường xuyên tiếp xúc với chất độc hoặc rượu; phơi nhiễm với môi trường độc hại; thiếu sự chăm sóc của người thân; khuyết tật học tập; hội chứng Down; rối loạn phổ tự kỷ.

Trẻ được xem là chậm phát triển trí tuệ nếu:

Chậm phát triển trí tuệ ở trẻ cần nhiều sự giúp đỡ để có thể học tập và cải thiện các kỹ năng. Việc điều trị hỗ trợ có thể bao gồm một chương trình giáo dục đặc biệt kết hợp với liệu pháp hành vi, trò chơi cho trẻ.

Chậm phát triển trí tuệ khiến trẻ gặp nhiều khó khăn
Chậm phát triển trí tuệ khiến trẻ gặp nhiều khó khăn trong học tập.

6. Bé chậm phát triển kỹ năng xã hội và cảm xúc

Trẻ gặp khó khăn khi tương tác với những người xung quanh, thường xảy ra trước tuổi đi học sẽ được coi là trẻ chậm phát triển xã hội và cảm xúc. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể do sự thiếu thốn tình cảm, chăm sóc trẻ không đúng cách trong giai đoạn đầu hoặc do trẻ chậm phát triển nhận thức, bị rối loạn phổ tự kỷ.

Trẻ được xem là chậm phát triển xã hội và cảm xúc nếu:

Chậm phát triển cảm xúc - xã hội ở trẻ hiện vẫn chưa có cách chữa trị đặc hiệu. Tuy nhiên, một số biện pháp có thể hỗ trợ trẻ phát triển về mặt cảm xúc, xã hội tốt hơn như liệu pháp định hướng kỹ năng và hành vi, dùng thuốc trong một số trường hợp, liệu pháp trò chơi và gia tăng hoạt động gắn kết trẻ với bố mẹ và người thân.

Trẻ chậm phát triển có phải tự kỷ không?

Trẻ chậm phát triển không phải là tự kỷ (rối loạn phổ tự kỷ). Chậm phát triển ở trẻ là những trường hợp trẻ phát triển một số kỹ năng chậm hơn so với trẻ cùng lứa tuổi. Nếu được hỗ trợ và điều trị sớm, trẻ có thể bắt kịp với phát triển của trẻ bình thường sau một khoảng thời gian. (3)

Còn các rối loạn phát triển như tự kỷ không tự biến mất mà thường là tình trạng kéo dài suốt đời. Tự kỷ là một rối loạn phát triển thần kinh xảy ra ngay từ thời thơ ấu. Trẻ mắc tự kỷ gặp khó khăn khi tương tác với người khác, khó xây dựng các mối quan hệ xã hội và sử dụng ngôn ngữ.

Nguyên nhân trẻ chậm phát triển

Chậm phát triển ở trẻ em có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, có thể do:

Một số trường hợp, chậm phát triển ở trẻ không xác định được nguyên nhân.

Dấu hiệu trẻ chậm phát triển hơn so với tuổi

Dấu hiệu trẻ bị chậm phát triển sẽ khác nhau tùy vào chứng chậm phát triển mà trẻ mắc phải. Một số dấu hiệu chậm phát triển ở trẻ bố mẹ nên lưu ý:

Chẩn đoán chậm phát triển ở trẻ em

Để biết trẻ có chậm phát triển không và chậm phát triển ở kỹ năng nào, bác sĩ sẽ cho thể thực hiện một số bài test sàng lọc phát triển. Các cận lâm sàng như xét nghiệm máu, chụp Xquang, siêu âm… sẽ không được thực hiện trong chẩn đoán bé bị chậm phát triển. Tuy nhiên, nếu nghi ngờ trẻ mắc phải một hội chứng hay rối loạn nào đó, bác sĩ có thể sẽ chỉ định cận lâm sàng liên quan. Vì vậy, trẻ có dấu hiệu chậm phát triển cần được đưa đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám cụ thể.

Test trẻ chậm phát triển hơn so với tuổi

Kiểm tra phát triển được xem là một công cụ hữu ích giúp đánh giá sự phát triển của trẻ, xác định những kỹ năng đang chậm phát triển; từ đó tư vấn chăm sóc, điều trị hoặc can thiệp phù hợp. Bác sĩ sẽ trò chuyện và chơi một số trò chơi với trẻ để đánh giá cách trẻ tiếp nhận, xử lý thông tin, giao tiếp, ứng xử và di chuyển. Ngoài ra, bác sĩ có thể cho trẻ thực hiện một bài kiểm tra để trẻ trả lời, điền thông tin.

Cách điều trị chậm phát triển ở trẻ em

Tùy vào loại chậm phát triển, nguyên nhân, mức độ và lứa tuổi của trẻ, bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị phù hợp, bao gồm vật lý trị liệu, liệu pháp hành vi, ngôn ngữ, nghề nghiệp và giáo dục. Khi được điều trị, trẻ sẽ cần một khoảng thời gian khá dài để có thể bắt kịp trẻ cùng lứa tuổi. Quá trình điều trị chậm phát triển ở trẻ em đòi hỏi sự hỗ trợ tích cực từ y tế và đặc biệt là người thân.

1. Các bài tập cho trẻ chậm phát triển

Đối với trẻ bị chậm phát triển, luyện tập các bài tập phù hợp sẽ góp phần kích thích sự phát triển một cách toàn diện:

2. Dạy trẻ chậm phát triển trí tuệ

Dạy trẻ bị chậm phát triển trí tuệ đòi hỏi phải tiếp cận một cách toàn diện và kiên nhẫn. Trẻ cần được đánh giá kỹ lưỡng về khả năng và nhu cầu, từ đó xây dựng lộ trình học phù hợp. Trẻ có thể tiếp thu thông tin hiệu quả hơn khi bài học trở nên thú vị, kết hợp các hoạt động nhìn, nghe, sờ và vận động. Đồng thời, để trẻ ghi nhớ và nắm vững các kiến thức đã học, lượng kiến thức trong mỗi buổi học nên cân nhắc vừa phải. Khen ngợi và khuyến khích trẻ nhiều hơn sẽ giúp trẻ nỗ lực và kiên trì hơn.

Dạy cho trẻ chậm phát triển đòi hỏi sự kiên nhẫn cao
Dạy cho trẻ chậm phát triển đòi hỏi sự kiên nhẫn cao và có kế hoạch phù hợp.

3. Thuốc cho trẻ chậm phát triển trí tuệ

Tùy vào từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ kê thuốc hỗ trợ điều trị chậm phát triển trí tuệ cho trẻ phù hợp. Các loại thuốc có thể được chỉ định như:

Cần lưu ý, thuốc chỉ đóng một phần nhỏ trong điều trị chậm phát triển ở trẻ và chỉ được sử dụng theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Cách phòng ngừa trẻ bị chậm phát triển

Nguyên nhân khiến trẻ bị chậm phát triển có thể xác định được hoặc không xác định được, do vậy tình trạng chậm phát triển ở trẻ vẫn chưa có cách ngăn ngừa tuyệt đối. Tuy nhiên, cần lưu ý tránh xa các chất độc hại trong thời kỳ mang thai và thời thơ ấu của trẻ, chăm sóc thai kỳ an toàn và khám thai đầy đủ.

Đặc biệt, trẻ cần được thăm khám sức khỏe định kỳ để bác sĩ theo dõi và đánh giá sự phát triển của trẻ, từ đó có thể phát hiện và can thiệp sớm nếu trẻ em bị chậm phát triển. Một số nghiên cứu cho thấy, trẻ sơ sinh, trẻ dưới 3 tuổi chậm phát triển nếu được chữa trị sớm có thể giảm thiểu và ngăn ngừa ảnh hưởng lâu dài đến cuộc sống và tương lai của trẻ.

Chăm sóc trẻ chậm phát triển như thế nào?

Tương tự như những trẻ khác, trẻ chậm phát triển vẫn có thể học tập và sinh hoạt bình thường. Tuy nhiên, trẻ sẽ mất nhiều thời gian và cần được hỗ trợ từ những người xung quanh nhiều hơn để có thể học tập, phát triển những kỹ năng mới. Ví dụ, trẻ bình thường có thể nhanh chóng ghi nhớ và làm lại khi được người lớn hoặc một đứa trẻ khác làm mẫu nhưng ở trẻ em chậm phát triển, các kỹ năng này cần được hướng dẫn theo từng bước nhỏ và thật đơn giản.

Chăm sóc trẻ bị chậm phát triển, bố mẹ có thể giúp trẻ dần tiến bộ hơn bằng nhiều cách như:

Khám cho trẻ chậm phát triển ở đâu?

BVĐK Tâm Anh được xây dựng theo tiêu chuẩn Quốc tế, hệ thống phòng khám được trang bị đầy đủ trang thiết bị hiện đại và là nơi hội tụ những chuyên gia, bác sĩ đầu ngành trong trong lĩnh vực Y khoa.

Đặc biệt, là bệnh viện đa khoa chuyên sâu, việc điều trị chậm phát triển ở trẻ sẽ được phối hợp giữa các chuyên gia đến từ những chuyên khoa liên quan như Nội thần kinh, Tâm Lý, Phục hồi chức năng…nhằm mang đến hiệu quả điều trị tối ưu nhất cho trẻ. Do đó, nếu trẻ có dấu hiệu chậm phát triển, bố mẹ nên đưa trẻ đến Bệnh viện Đa Khoa Tâm Anh để được các chuyên gia thăm khám và điều trị phù hợp.

Để biết thêm thông tin về cách chăm sóc trẻ và những vấn đề về sức khỏe khác của trẻ, bạn có thể liên hệ Chuyên khoa Nhi, bệnh viện đa khoa Tâm Anh theo địa chỉ:

Hy vọng với những thông tin trên, bố mẹ đã hiểu rõ hơn về trẻ chậm phát triển. Chậm phát triển ở trẻ cần được phát hiện và hỗ trợ điều trị càng sớm càng tốt nhằm hạn chế tối đa các ảnh hưởng không tốt đến tương lai của trẻ.

Link nội dung: https://world-link.edu.vn/tham-cung-than-bi-tap-19-a58835.html