Hướng dẫn cách xử lý khi tăng huyết áp đột ngột

Huyết áp tăng cao là tình trạng phổ biến và có xu hướng ngày gia tăng. Theo thống kê ở Việt Nam, cứ 4 người thì có 1 người tăng huyết áp. Trong đó, có tới 30% người bị tăng huyết áp không có triệu chứng và phát hiện thông qua việc khám sức khỏe hoặc khi bệnh đã có biến chứng. Đặc biệt nguy hiểm nếu tăng huyết áp đột ngột, tình trạng này được coi là “kẻ giết người thầm lặng”. Hơn nữa, việc cấp cứu không đúng cách hoặc chậm trễ có thể để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có thêm thông tin về tình trạng tăng huyết áp và cách xử lý khi tăng huyết áp đột ngột.

Tăng huyết áp đột ngột là gì? Những nguyên nhân thường gặp

Huyết áp là áp lực của máu lên thành động mạch, được tính bằng đơn vị mmHg. Chỉ số huyết áp gồm huyết áp khi tim co bóp (huyết áp tâm thu) và huyết áp khi tim thư giãn (huyết áp tâm trương). Theo đó, huyết áp bình thường được xác định khi huyết áp tâm thu trong khoảng từ 90 mmHg đến 129 mmHg và huyết áp tâm trương từ 60 mmHg đến 84 mmHg.

Hướng dẫn cách xử lý khi tăng huyết áp đột ngột 1
Tăng huyết áp đột ngột rất nguy hiểm nếu không xử trí đúng cách

Tăng huyết áp đột ngột là tình trạng huyết áp tăng cao kịch phát và nhanh một cách bất thường. Lúc này huyết áp tối đa có thể lên đến hơn 180 mmHg hoặc huyết áp tối thiểu lớn hơn 120 mmHg. Khi huyết áp tăng đột ngột, cơ thể sẽ xuất hiện một số triệu chứng như:

Bên cạnh cách xử lý khi tăng huyết áp đột ngột, việc hiểu rõ nguyên nhân gây ra tình trạng này sẽ giúp bạn có cách phòng ngừa hiệu quả. Một số nguyên nhân gây tăng huyết áp đột ngột bao gồm:

Hướng dẫn cách xử lý khi tăng huyết áp đột ngột 2
Một biến cố hay cú sốc tâm lý có thể làm tăng huyết áp đột ngột

Biến chứng nguy hiểm do huyết áp tăng đột ngột

Theo thống kê, mỗi năm có khoảng 200.000 người Việt Nam mắc mới đột quỵ, trong đó hơn 80% nguyên nhân gây ra đột quỵ là do huyết áp tăng cao và không biết cách xử lý khi tăng huyết áp đột ngột.

Trong trường hợp huyết áp tăng nhanh và liên tục lên mức cao sẽ tạo ra áp lực trong lòng mạch máu quá lớn làm tăng nguy cơ biến chứng tim mạch. Nguy hiểm nhất là tình trạng vỡ mạch máu não dẫn đến xuất huyết não khiến người bệnh bị liệt, lú lẫn, hôn mê.

Bên cạnh đó, áp lực dòng máu lớn sẽ gây bong tróc các mảng xơ vữa động mạch, làm tắc hẹp đường máu đi nuôi các cơ quan. Tình trạng này chính là nguyên nhân gây nhồi máu não, nhồi máu cơ tim, suy tim cấp, suy thận cấp, phù phổi cấp, chảy máu mũi liên tục, xuất huyết võng mạc gây mù lòa,... Do đó, việc thực hiện các cách xử lý khi tăng huyết áp đột ngột đúng và kịp thời là vô cùng quan trọng.

Cách xử lý khi tăng huyết áp đột ngột tại nhà theo hướng dẫn của chuyên gia

Bước 1: Để người bệnh nghỉ ngơi tại chỗ

Khi thấy cơ thể có dấu hiệu tăng huyết áp đột ngột, hãy để người bệnh nằm hoặc ngồi nghỉ ngơi tại nơi thoáng mát, yên tĩnh. Bên cạnh đó, hãy hít thở sâu, thả lỏng người và tiến hành nới lỏng quần áo. Ở trạng thái nằm, hãy kê đầu cao khoảng 30 độ sao cho đầu luôn cao hơn chân để tránh làm tăng áp lực lên mạch máu não. Tuyệt đối không di chuyển tránh bị choáng. Nếu người bệnh có dấu hiệu nôn mửa, hãy đặt người bệnh nằm nghiêng sang một bên để tránh tắc nghẽn đường thở. Đặc biệt, không cho người bệnh ăn hay uống khi thấy có dấu hiệu méo miệng, lệch mặt,...

Bước 2: Kiểm tra huyết áp

Sau khi cho người bệnh nằm nghỉ ngơi, hãy tiến hành đo huyết áp để đánh giá tình trạng sức khỏe hiện tại. Cách xử lý tăng huyết áp đột ngột sẽ khác nhau tùy vào kết quả đo huyết áp và triệu chứng của người bệnh.

Hướng dẫn cách xử lý khi tăng huyết áp đột ngột 3
Đo huyết áp để đánh giá tình hình sức khỏe của người bệnh

Huyết áp cần được đo 2 lần, nếu lần 1 chỉ số huyết áp từ 180/120 mmHg trở lên và không có bất kỳ triệu chứng tổn thương cơ quan khác như đau ngực, đau lưng, yếu cơ, liệt nửa người, thị lực thay đổi, khó nói, co giật,... thì để người bệnh nghỉ ngơi và tiếp tục đo lại sau 15 phút.

Bước 3: Sử dụng thuốc hoặc gọi trợ giúp y tế

Nếu ở lần đo thứ 2 huyết áp vẫn cao và không có triệu chứng nghiêm trọng thì có thể cho người bệnh uống thuốc hạ huyết áp từ từ trong 24 đến 48 giờ. Sau đó có thể đưa người bệnh đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và điều chỉnh đơn thuốc điều trị tăng huyết áp phù hợp.

Trường hợp huyết áp cao trên 180/120 mmHg trở lên và kèm theo các triệu chứng kể trên thì có thể người bệnh đang gặp cơn tăng huyết áp cấp cứu. Đây là tình trạng cực kỳ nguy hiểm có thể đe dọa tính mạng. Lúc này cần nhanh chóng đưa người bệnh tới bệnh viện càng sớm càng tốt để được cấp cứu kịp thời.

Tóm lại tăng huyết áp đột ngột có thể gây ra nhiều biến chứng nếu không biết cách xử lý. Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn đọc có thêm kiến thức về tăng huyết áp, đồng thời biết cách xử lý khi tăng huyết áp đột ngột để sơ cứu kịp thời và giảm biến chứng có thể xảy ra cho bản thân cũng như người xung quanh.

Xem thêm: Chỉ số huyết áp trung bình là bao nhiêu? Ý nghĩa và cách kiểm soát

Link nội dung: https://world-link.edu.vn/lam-gi-khi-bi-cao-huyet-ap-a59752.html