Cây sắn thuyền có tác dụng gì?

Cây sắn thuyền hay trong dân gian còn được gọi là cây sắn sàm thuyền. Theo những tài liệu cổ của Y Học Cổ Truyền, cây sắn thuyền có vị đắng chát, tính mát; có tác dụng thu sáp, kháng khuẩn, tiêu viêm, làm lành vết thương nhanh chóng. Lá sắn thuyền thường được dùng để sát khuẩn vết thương, điều trị những vết thương phần mềm, tiêu chảy và bệnh bạch đới.

1. Đặc điểm chung về cây sắn thuyền

1.1. Mô tả thực vật

1.2. Phân bố

Cây sắn thuyền mọc hoang dại và được trồng ở gần như khắp các tỉnh thành miền Bắc như Hà Nội, Hà Nam, Thái Bình, Hoà Bình, Nam Định,...

1.3. Bộ phận dùng làm dược liệu, thu hái, chế biến, bảo quản

Bộ phận dùng làm dược liệu là lá và vỏ cây. Thông thường người ta chỉ dùng lá sắn thuyền tươi đem về giã nát để đắp lên vị trí vết thương. Hiện nay, các nhà Dược học vẫn đang được nghiên cứu về dạng bào chế phơi khô tán bột.

Bên cạnh đó, người dân cũng dùng lá non và quả của cây sắn thuyền để ăn, lấy vỏ để xàm thuyền và kết hợp với củ nâu để nhuộm lưới.

Cây sắn thuyền với đặc điểm nhận dạng chùm quả có màu tím đỏ

2. Cây sắn thuyền có tác dụng gì?

2.1. Thành phần hóa học

2.2. Tính vị, công năng

Vỏ và lá sắn thuyền có vị đắng, hơi chát, tính mát, vào các kinh tràng và vị. Tác dụng là thu sáp, cầm tả lỵ.

2.3. Tác dụng dược lý

Lá cây sắn thuyền có một số tác dụng trong Y Học Cổ Truyền

3. Những bài thuốc từ cây sắn thuyền

Sau cầm máu (nếu có chảy máu), bạn rửa sạch vết thương lấy một nắm lá sắn thuyền tươi, bỏ cọng, rửa sạch, giã nhỏ đắp lên vết thương, băng lại. Sau hai ngày, bạn lại thay băng một lần. Một cách làm khác, bạn có thể lấy lá sắn thuyền, bỏ cọng, phơi khô, giã nhỏ, rây mịn, khi dùng rắc lên vết thương, không phải băng. Về mùa hè, bạn có thể sử dụng dưới dạng bột tốt hơn vì rắc được khắp kẽ vết thương; vết thương không băng kín nên thoáng, chóng lành. Nguyên nhân là do cây sắn thuyền tươi giã nát đắp lên vết thương có tác dụng làm se lại vết thương, chống nhiễm trùng, tổ chức hạt mọc nhanh, làm vết thương chóng liền. Bột lá sắn thuyền khô mịn cũng có tác dụng tương tự khá tốt.

Chuẩn bị: Lá sắn thuyền 50g, hoa chuối tiêu 1 cái, nam mộc hương 100g, sắn dây 150g, hạt dành dành 100g.

Thực hiện: đem mộc hương, sắn dây, sắn thuyền sao giòn tán bột. Hoa chuối tiêu thái mỏng phơi khô, để một đêm phơi sương sau đó sao giòn, tán bột. Bạn lấy các thứ bột vừa tán trộn lại, rây mịn. Người lớn cho dùng với liều lượng 100g/ngày chia làm 2 lần uống. Trẻ em tùy theo độ tuổi từ 50g/ngày chia 2 - 3 lần uống.

Chuẩn bị: Lá sắn thuyền non một nắm

Thực hiện: Đem lá sắn thuyền giã nhỏ đun với nước cho uống. Ngày uống 2 lần, uống liên tục trong 2 - 3 ngày.

Chuẩn bị: Vỏ sắn thuyền 30g, búp ổi 30g, rễ cỏ tranh 30g.

Thực hiện: Sắc thuốc uống ngày 1 thang chia 3 lần, uống 5 - 7 ngày là một liệu trình.

Chuẩn bị: Lá sắn thuyền, lá nhọ nồi, mỗi thứ một nắm nhỏ.

Thực hiện: Đem các nguyên liệu đã chuẩn bị ở trên rửa sạch, giã nhỏ, ép lấy nước cốt rồi pha thêm 20ml mật ong, quấy đều, ngậm và súc họng trước khi đi ngủ. Bài thuốc này có tác dụng rất tốt trong giảm đau họng.

Tuy nhiên, những bài thuốc ở trên chủ yếu là do kinh nghiệm dân gian. Khi mắc bệnh, bạn hãy đến bệnh viện có khoa Y Học Cổ Truyền để các bác sĩ thăm khám và có phương pháp điều trị phù hợp.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Link nội dung: https://world-link.edu.vn/trai-san-den-a60512.html