Thiết kế truyền thông (Visual Communication Design) là một lĩnh vực sáng tạo vô cùng quan trọng, là sự kết hợp chặt chẽ giữa thiết kế và truyền tải thông tin. Nhìn chung, thiết kế truyền thông là quá trình truyền tải thông điệp, ý tưởng tới người xem qua các phương tiện truyền thông như in ấn, đồ họa, hình ảnh, video một cách hiệu quả và thu hút.
Một số sản phẩm thiết kế truyền thông có thể kể đến như: logo và bộ nhận diện thương hiệu, poster quảng cáo, ấn phẩm truyền thông, bao bì sản phẩm,...
Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu trong thiết kế truyền thông (Nguồn: Sưu tầm)
Ngành Thiết kế truyền thông đang trên đà phát triển mạnh mẽ cùng sự bùng nổ của các phương tiện truyền thông và thương mại điện tử. Nhu cầu về nhân lực cho ngành này dự kiến sẽ tiếp tục tăng cao trong năm nay, mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn cho các bạn trẻ đam mê sáng tạo khi các doanh nghiệp cần những nhà thiết kế để xây dựng thương hiệu và quảng bá sản phẩm thu hút khách hàng qua các phương tiện truyền thông.
Vậy học thiết kế truyền thông có thể làm ở những vị trí nào?
Đây là vị trí phổ biến nhất trong ngành Thiết kế Truyền thông. Những Graphic Designer có trách nhiệm sáng tạo và thực hiện các sản phẩm đồ họa phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau, bao gồm ấn phẩm quảng cáo như brochure, poster, banner quảng cáo, hay chịu trách nhiệm sản xuất hình ảnh trên các kênh truyền thông.
Chuyên viên thiết kế đồ họa (Nguồn: Sưu tầm)
Một Graphic Designer giỏi cần có kỹ năng thành thạo các phần mềm thiết kế như Photoshop, Illustrator, InDesign,... và cần có kiến thức cơ bản về nguyên lý thiết kế như bố cục, màu sắc, xu hướng thiết kế. Nếu bạn là người mới bắt đầu, bạn có thể tham khảo khóa học Thiết Kế Đồ Hoạ Đa Phương Tiện của colorME để trang bị những kỹ năng này nhé.
Brand Designer là người đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp thể hiện tính cách của thương hiệu thông qua màu sắc, font chữ,...
Thiết kế thương hiệu (Nguồn: Sưu tầm)
Brand Designer có trách nhiệm thiết kế logo, bộ nhận diện thương hiệu, key visual thống nhất cho tất cả các ấn phẩm online trên kênh truyền thông của doanh nghiệp và ấn phẩm in ấn offline khác như poster hay brochure. Ngoài ra, một Brand Designer còn có thể tham gia vào việc lên chiến lược xây dựng và phát triển hình ảnh thương hiệu. Tìm hiểu thêm về thiết kế Nhận diện thương hiệu tại đây.
Chuyên viên vẽ minh họa là người sử dụng các kỹ năng thiết kế và tư duy sáng tạo của mình để tạo ra các hình ảnh minh họa cho website, ứng dụng di động, quảng cáo,... hoặc dàn trang cho sách, báo, tạp chí. Những Illustrator đóng vai trò quan trọng trong việc truyền tải thông điệp, thu hút sự chú ý và tạo ấn tượng thị giác mạnh mẽ cho người xem.
Lộ trình thăng tiến cụ thể sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kỹ năng, kinh nghiệm, hiệu suất công việc, khả năng giao tiếp và hợp tác, khả năng tư duy sáng tạo cũng như networking.
Với sự nỗ lực và học hỏi không ngừng, một Junior Graphic Designer hay Junior Brand Designer hoàn toàn có thể tiến tới những vị trí cao hơn trong ngành Thiết kế Truyền thông như Senior hay Giám đốc Sáng tạo (Creative Director), Giám đốc Nghệ thuật (Art Director).
Lộ trình thăng tiến ngành thiết kế truyền thông (Nguồn: Sưu tầm)
Nếu bạn là một newbie hoặc người đi làm có định hướng theo đuổi những vị trí đó, bạn có thể tham khảo khóa học Thiết Kế Đồ Hoạ Đa Phương Tiện 18 tháng của colorME để được trang bị tất cả những kiến thức và kỹ năng cần thiết trong lộ trình phát triển của mình.
Đối với những tiềm năng nghề nghiệp ngành thiết kế truyền thông, những “Designer - wanna be” cần trau dồi cho bản thân những điều cần thiết để có thể cạnh tranh và nắm bắt được những cơ hội nghề nghiệp phù hợp với định hướng của bản thân.
Việc nắm vững kiến thức về nguyên lý thiết kế bao gồm thiết kế bố cục, màu sắc, typography,... sẽ là nền tảng chắc chắn cho việc sáng tạo các sản phẩm truyền thông đẹp và thu hút người xem. Bên cạnh đó, bạn cũng cần thường xuyên cập nhật xu hướng thiết kế mới nhất để tạo ra những sản phẩm đủ tính “trendy” và hợp thị hiếu công chúng.
Người bạn đồng hành với mỗi designer trong ngành thiết kế truyền thông không thể không kể đến các phần mềm thiết kế. Việc nắm rõ cách sử dụng các phần mềm thiết kế như Adobe Illustrator (AI), Adobe Photoshop (Ps), Adobe Indesign (Id),.. là chìa khóa quan trọng để bắt đầu trong ngành nghề này.
Xây dựng Portfolio là một bước quan trọng trong hành trình chinh phục ngành thiết kế truyền thông. Một Portfolio ấn tượng và chuyên nghiệp sẽ giúp bạn tạo ấn tượng tốt đẹp với nhà tuyển dụng, tăng cơ hội được nhận và gặt hái được thành công trong lĩnh vực này. Hãy dành thời gian trau dồi để xây dựng được một portfolio độc đáo và thu hút, thể hiện được năng lực và cá tính của bạn nhé!
Bạn có thể tham khảo một số khóa học Thiết kế đồ họa đa phương tiện để có được một Portfolio cá nhân chất lượng làm đầu ra của khóa học nhé.
Bên cạnh lộ trình thăng tiến và cơ hội nghề nghiệp đầy hứa hẹn của ngành thiết kế truyền thông, bạn có băn khoăn không biết liệu người mới bắt đầu có thể theo đuổi ngành nghề hấp dẫn này không? Câu trả lời là hoàn toàn có thể, colorME chỉ bạn một số cách mà người mới bắt đầu có thể áp dụng để học thiết kế truyền thông nhé!
Tham gia các khóa học Thiết kế đồ họa tại các trung tâm đào tạo là một cách hiệu quả để người mới bắt đầu học thiết kế truyền thông. Khi đó, bạn sẽ được hướng dẫn bài bản về các nguyên tắc cơ bản của thiết kế, sử dụng các phần mềm chuyên dụng, rèn luyện kỹ năng sáng tạo và tư duy thiết kế với lộ trình học tập rõ ràng. Không thể phủ nhận rằng, việc có những giảng viên có chuyên môn dẫn dắt sẽ giúp ích rất nhiều trong việc học tập và định hướng công việc.
Một khóa học Thiết kế truyền thông mà các bạn newbie nên tham khảo có thể kể đến khóa học Thiết kế đồ họa đa phương tiện của colorME, với 4 kỳ học bài bản kéo dài trong 18 tháng cung cấp cho bạn kiến thức và kỹ năng toàn diện nhất trong ngành thiết kế truyền thông.
Bên cạnh những khóa học thiết kế từ các trung tâm đào tạo, những người mới bắt đầu có thể tự mình tìm được những kênh chuyên chia sẻ về các tips trong thiết kế và vô số các nguồn online khác. Việc tự học có thể sẽ tốn khá nhiều thời gian hơn so với đi học ở trung tâm, nhưng đối với nhiều người tự học sẽ giúp việc tiếp thu kiến thức và thực hành trở nên chủ động hơn và các bạn sẽ nhớ được những kiến thức đó lâu hơn đó!
Một số nguồn học thiết kế truyền thông online cho người mới bắt đầu có thể kể đến như Coursera, kênh Youtube Hieu On The Go, kênh Youtube colorME,...
Trên đây là những chia sẻ của colorME về ngành Thiết kế truyền thông và tiềm năng nghề nghiệp đầy hứa hẹn của ngành này trong năm 2024. Hy vọng bài viết này đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích và giúp bạn có cái nhìn rõ ràng hơn về ngành học này.
Nếu bạn đam mê sáng tạo, yêu thích nghệ thuật và mong muốn theo đuổi một ngành học năng động, đầy thử thách với nhiều cơ hội phát triển, thì Thiết kế truyền thông chính là lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn.
Theo đuổi ngành Thiết kế truyền thông không khó, bên cạnh kiến thức chuyên môn, bạn chỉ cần giữ vững niềm đam mê và quyết tâm theo đuổi con đường này lâu dài, và bạn có thể lựa chọn khóa học Thiết kế đồ họa đa phương tiện của colorME làm một người bạn đồng hành cũng như một trợ thủ đắc lực. Hi vọng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn.
Link nội dung: https://world-link.edu.vn/visual-communication-la-gi-a60913.html