Trải qua thời gian, ngày nay ở miền Nam tồn tại 3 thương hiệu hủ tiếu nổi tiếng là: Hủ tiếu Mỹ Tho, hủ tiếu Nam Vang và hủ tiếu Sa Đéc.Và 3 loại hủ tiếu đó ngon ở điểm nào? Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để biết rõ hơn về món ăn đặc sản miền Nam sông nước nhé!
Trong ba thương hiệu kể trên thì hủ tiếu Nam Vang nổi tiếng nhất. Món hủ tiếu Nam Vang trứ danh có nguồn gốc từ Campuchia nhưng lại do người Hoa chế biến. Và từ lâu đã trở thành món ăn yêu thích của rất nhiều người Việt.
Khi du nhập vào Việt Nam, dưới bàn tay chế biến của người Hoa, hủ tiếu Nam Vang đã được thay đổi cho phù hợp với khẩu vị của người dân ở đây, nước dùng hơi béo và thơm mùi nước tương (xì dầu) đặc trưng của người Hoa. Thành phần của nó khá đơn giản với sợi hủ tiếu, cùng với các nguyên liệu như: tôm, thịt nạc, lòng lợn, tim, thịt băm, trứng cút và nước dùng. Trong bát hủ tiếu Nam Vang thì nước dùng là quan trọng và chuẩn bị công phu nhất. Muốn nồi nước dùng trong vắt và có vị ngọt thanh, người bán phải mua xương ống về hầm chung với mực khô, tôm khô, khi hầm để lửa nhỏ và phải vớt bọt liên tục.
Ngày nay, hủ tiếu Nam Vang được chế biến với nhiều nguyên liệu khác nhau, ngoài thịt lợn và tôm, người ta có thể thưởng thức với các nguyên liệu khác như cua, mực… dù thay đổi thành phần như thế nào nhưng thịt băm là nguyên liệu không thể thiếu vì thiếu đi thành phần này sẽ không còn là hủ tiếu Nam Vang nữa.
Bước 1: Cho xương ống vào luộc sơ cho ra bọt bẩn của thịt.
Bước 2: Tiếp theo sau đó, chúng ta vớt xương đã trụng nấu với 3 lít nước mới, ninh xương để làm nước dùng.
Bước 3: Cho thêm củ cải trắng, hành tím, khô mực nhỏ vào để nồi nước lèo thêm ngọt.
Bước 4: Ninh 1 tiếng rồi nêm 120ml nước mắm, 2 muỗng canh muối, 4 muỗng canh đường, 2 muỗng canh bột canh (hoặc hạt nêm) vào nồi.
Bước 5: Phi hành tỏi cho thơm rồi cho thịt xay vào đảo đều. Cho 1/2 phần thịt đã xào vào nồi nước lèo cho thơm. 1/2 thịt còn lại trộn vào hủ tiếu.
Bước 6: Luộc trứng cút, lòng, gan heo, tôm, thịt cho chín rồi thái mỏng.
Bước 7: Chảo nóng cho hành tỏi vào phi rồi nêm 1 muỗng canh hắc xì dầu, 4 muỗng nước tương, 2.5 muỗng canh đường, 1 muỗng canh bột nêm và thêm 100ml nước vào. Khuấy cho tan hết đường rồi tắt lửa dùng làm sốt.
Bước 8: Trụng sơ hủ tiếu với vài giọt dầu ăn giúp sợi hủ tiếu không bị dính vào nhau. Sau đó vớt hủ tiếu ra rồi trộn hủ tiếu với một ít dầu tỏi phi cho thơm.
Bước 9: Sau đó thêm thịt luộc, gan, lòng heo, rau xà lách, giá hẹ,1/2 thịt xay đã xào vào rồi rưới nước sốt hủ tiếu lên. Ăn kèm với chén nước lèo ngọt đậm đà của xương và mực. Cuối cùng, bạn đã có ngay một tô hủ tiếu nam vang ngon đúng vị và vô cùng chất lượng rồi đấy!
Hủ tiếu Sa Đéc sợi vừa phải, mềm mà không bở, không dai, vị không chua, thơm mùi gạo mới, trắng tươi màu sữa. Nước lèo hủ tiếu Sa Đéc được nấu công phu với xương heo, phải thăm chừng độ lửa, phải biết hớt bọt mới trong và tỏa thơm hương vị, cũng là một bí quyết.
Phía trên cùng là hành lá xắt nhuyễn với mấy cọng ngò xanh non. Đặc biệt, tô nào cũng có “tăng xại” - cải xắt nhỏ ướp hương vị đặc trưng của người Hoa. Mỗi phần hủ tiếu được phục vụ kèm đĩa giò cháo quẩy, rau sống gồm giá, hẹ, cần tây và xà lách. Ngoài ra, còn có xì dầu, lọ ớt sừng trâu xắt lát ngâm giấm. Khi ăn, khách trộn tất những thành phần ấy lại rồi từ từ thưởng thức, sẽ thấy hủ tiếu Sa Đéc quả thật ngon tuyệt.
Đối với hủ tiếu khô, phải kể đến món nước sốt đặc trưng đi kèm. Sợi hủ tiếu được trụng (chần) dai dai, cho vài lát thịt, gan, tôm, cật, giá hẹ bên trên rồi rưới nước sốt chua ngọt lên. Cuối cùng không thể thiếu là salad xắt nhỏ, hành phi. Khi mang hủ tiếu khô ra, thực khách còn được cho thêm một chén nước lèo kế bên để vừa ăn vừa húp. Ở Sài Gòn, đi đâu bạn cũng có thể bắt gặp hủ tiếu Nam Vang, từ nhà hàng sang trọng cho đến quán bình dân trên vỉa hè với các mức giá khác nhau.
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Bước 2: Nấu nước lèo
Lấy một nồi nước to, nấu sôi. Cho xương heo vào và hai củ cải trắng đã bào vỏ rửa sạch, cắt khúc nhỏ. Khi nước sôi thì vặn nhỏ lửa để mềm xương. Trong quá trình nấu thì vớt bỏ bọt cho sạch và trong nước lèo.
Bước 3: Thành phẩm
- Khi ăn trụng hủ tiếu vào nồi nước sôi, hủ tiếu mềm thì sóc cho ráo nước rồi bỏ vào tô.
- Cho vào tô 1 muỗng canh thịt bằm, 2 quả trứng cút, 4 con tôm, vài lát gan, vài lát xá xíu, cho lên trên 1 nhúm lá hẹ và cần cắt nhỏ.
Cùng thương hiệu nhưng hủ tiếu Mỹ Tho có nhiều điểm đặc trưng khác biệt với hai loại hủ tiếu trên. Điểm khác biệt dễ nhận thấy nhất là sợi hủ tiếu Mỹ Tho có sợi to, trong và dai rất đặc trưng của loại gạo Gò Cát nổi tiếng ở đất Tiền Giang. Hủ tiếu Mỹ Tho còn có tên gọi là hủ tiếu dai vì khi chần sợi bánh qua nước sôi thì mềm nhưng không bở và hơi dai.
Hủ tiếu Mỹ Tho bao gồm thịt lát, thịt bằm, xương và gan heo, có tiệm còn thêm tôm khô vào để nước dùng ngọt hơn. Vị ngọt đậm đà từ nước hầm xương và các phụ gia khác khiến hủ tiếu Mỹ Tho đậm chất miền Tây Nam Bộ. Hủ tiếu Mỹ Tho thường được ăn kèm với phụ gia là giá sống, hành phi, chanh ớt, tiêu, nước tương. Nước chấm là nước tương, pha chút giấm và đường, có nơi sẽ có thêm tép mỡ và hành phi.
Hủ tiếu Mỹ Tho ngoài nổi tiếng nhờ nước lèo thơm ngọt vị miền Tây, còn nổi tiếng nhờ cọng hủ tiếu trong và dai, khi nấu không bị bở, hay mềm đi, chỉ trừ khi nấu lâu quá.
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Bước 2: Cho phần xương vừa trụng sơ cùng 2 củ cải trắng vào nồi nước sôi. Mở lửa nhỏ đun từ từ cho tới khi xương mềm ra (lưu ý: trong quá trình đun phải vớt hết bọt cho nước dùng trong hơn).
Bước 3: Đem thịt xay xào săn trong chảo thêm chút bột ngọt và nước mắm. sau đó cho ra tô cùng với thịt thăn, gan, tôm và các loại rau đã sơ chế.
Bước 4: Chần hủ tiếu vào nước dùng (nước trụng) cho hủ tiếu mềm ra rồi vớt ra tô.
Bước 5: Xếp lên trên 1 thìa thịt băm, vài lát thịt thăn và gan, vài quả trứng cút, 3 - 4 con tôm. Trên cùng là thêm 1 nhúm lá hẹ và cần đã sắt nhỏ. Cuối cùng là chan nước lèo vào tô, thêm hành phi và rắc thêm tiêu sao cho đẹp mắt.
Link nội dung: https://world-link.edu.vn/hu-tieu-mien-tay-a63553.html